Chức danh nghề nghiệp biên tập viên là gì? Các tiêu chuẩn nghiệp vụ, trình độ và hệ số lương của nghề biên tập viên được quy định như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Liên Việt giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
1 Chức danh nghề biên tập viên là gì?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Xuất bản 2012, biên tập viên được định nghĩa là người có nhiệm vụ kiểm tra và đảm bảo tính chính xác, chất lượng của nội dung trước khi xuất bản. Chức danh này không chỉ áp dụng cho các biên tập viên trong lĩnh vực truyền hình, radio, sách, phim, mà còn phổ biến tại các tòa soạn, nhà xuất bản, công ty truyền thông và các cơ sở sản xuất nội dung khác.
Vai trò của biên tập viên không chỉ là định hình nội dung mà còn góp phần tạo nên trải nghiệm hấp dẫn cho độc giả và khán giả. Và biên tập viên chính là cầu nối giữa thông tin và người đọc, giúp truyền tải nội dung một cách mạch lạc và cuốn hút. Vậy nên, để thực hiện công việc này, biên tập viên cần có kỹ năng viết lách xuất sắc, sự tỉ mỉ và chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể của họ.
Ngoài ra, để có thể làm được nghề biên tập viên, bạn có thể theo học một số ngành cơ bản như Ngôn ngữ học, báo chí, văn học hoặc truyền thông. Nhưng trên thực tế, nghề này không yêu cầu cụ thể một ngành nào, bởi nhiều biên tập viên có xuất thân từ các lĩnh vực khác như Khoa học xã hội, Kinh doanh, hoặc Nghệ thuật. Quan trọng hơn cả là khả năng đọc hiểu, ngữ pháp và kỹ năng biên tập sáng tạo của họ.
2 Mã số chức danh nghề nghiệp biên tập viên
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:
Hạng chức danh | Mã ngạch | Vai trò |
Biên tập viên hạng I | V.11.01.01 | Là những biên tập viên có trình độ chuyên môn cao, đã chủ trì biên tập ít nhất 04 tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật hoặc khoa học chuyên ngành thừa nhận, hoặc đạt giải thưởng. Họ cũng có thể chủ trì ít nhất 02 công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ hoặc tương đương). Họ có khả năng lãnh đạo và hướng dẫn các biên tập viên khác, cũng như đảm bảo chất lượng cao nhất cho sản phẩm biên tập. |
Biên tập viên hạng II | V.11.01.02 | Là những biên tập viên có kinh nghiệm, đã chủ trì ít nhất 02 tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật hoặc khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng. Họ cũng tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ hoặc tương đương). Họ thực hiện các công việc biên tập thông thường và có khả năng làm việc độc lập, cũng như tham gia vào việc lên kế hoạch và phát triển nội dung. |
Biên tập viên hạng III | V.11.01.03 | Là những biên tập viên mới vào nghề hoặc có kinh nghiệm hạn chế, thực hiện các nhiệm vụ biên tập cơ bản, hỗ trợ các biên tập viên hạng cao hơn trong công việc. Họ được đào tạo và hướng dẫn để nâng cao kỹ năng và chuyên môn của mình. Mặc dù mới bắt đầu, họ vẫn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng nội dung ban đầu trước khi được xem xét bởi các biên tập viên hạng cao hơn. |
3 Các tiêu chuẩn nghiệp vụ, trình độ nghề biên tập viên
Đối với chức danh biên tập viên, cần phải tuân thủ theo một số tiêu chuẩn được quy định sau đây:
Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ biên tập viên
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT, biên tập viên hạng I, II và III đều phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành. Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của ngành trong nước và thế giới.
- Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành, am hiểu các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, công nghệ và vận dụng hiệu quả trong công việc biên tập.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT, chức danh nghề nghiệp biên tập viên sẽ tuân thủ một số tiêu chuẩn trình độ đào tạo cơ bản như sau:
Biên tập viên hạng I:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí, xuất bản. Nếu có bằng tốt nghiệp đại học ở ngành khác, cần có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản.
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính, hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc có chứng chỉ hành nghề biên tập viên (đối với biên tập viên lĩnh vực xuất bản).
Biên tập viên hạng II:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên trong lĩnh vực báo chí hoặc xuất bản. Nếu tốt nghiệp ngành khác, cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản.
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương từ cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc chứng chỉ hành nghề biên tập viên (đối với lĩnh vực xuất bản).
Biên tập viên hạng III:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên trong lĩnh vực báo chí hoặc xuất bản. Trong trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học ở ngành khác, cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc chứng chỉ hành nghề biên tập viên (đối với lĩnh vực xuất bản).
4 Quy trình thăng hạng chức danh nghề nghiệp biên tập viên
Thường quy trình thăng hạng chức danh nghề biên tập viên sẽ diễn ra như sau:
Bước 1: Đánh giá năng lực, thành tích
Căn cứ vào các quy định tại Điều 32 Nghị định 115 của Thông tư 13/2022/TT-BTTTT, việc đánh giá năng lực và thành tích để xét yêu cầu thăng hạng lên biên tập viên sẽ được thực hiện định kỳ. Đánh giá này sẽ xem xét các yếu tố như:
Đối với biên tập viên hạng II
- Thời gian công tác: Có ít nhất 6 năm giữ chức danh biên tập viên hạng III hoặc tương đương. Nếu có thời gian tương đương, cần có ít nhất 1 năm giữ chức danh biên tập viên hạng III tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Thành tích chuyên môn: Trong thời gian giữ chức danh biên tập viên hạng III, cần chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 1 tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành hoặc tương đương, hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu.
Đối với biên tập viên hạng I
- Thời gian công tác: Có ít nhất 6 năm giữ chức danh biên tập viên hạng II hoặc tương đương. Nếu có thời gian tương đương, cần có ít nhất 1 năm giữ chức danh biên tập viên hạng II tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Thành tích chuyên môn: Trong thời gian giữ chức danh biên tập viên hạng II, cần chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 2 tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành hoặc tương đương, hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 2 đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Bước 2: Làm hồ sơ đăng ký xét duyệt
Theo Điều 36 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề biên tập (Mẫu số 05 – Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT – BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Sơ yếu lý lịch (Mẫu số 06 – Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT – BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Bản sao có chứng thực văn bằng;
- Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Nơi tiếp nhận hồ sơ:
- Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Cơ quan đơn vị được phân cấp, ủy quyền
- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ qua cơ quan, hội đồng
Quy trình xét duyệt hồ sơ thăng hạng chức danh nghề nghiệp biên tập viên tuân theo các quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP. Cụ thể, viên chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Đánh giá chất lượng công tác: Viên chức cần được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng. Cũng như phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp phải tốt, không trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
- Năng lực và trình độ chuyên môn: Viên chức phải có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn. Điều này bao gồm việc nắm vững các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực biên tập.
- Văn bằng, chứng chỉ: Viên chức cần đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mà họ đăng ký thăng hạng. Nếu được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc tin học, viên chức vẫn phải đáp ứng các yêu cầu này.
- Thời gian công tác: Viên chức phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng dưới liền kề tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Công nhận thời gian công tác trước đó: Nếu viên chức có thời gian công tác trước khi được tuyển dụng ở vị trí có yêu cầu tương đương, thời gian này có thể được cộng dồn, miễn là đã đóng bảo hiểm xã hội và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Bước 4: Quyết định thăng hạng và bổ nhiệm chức vụ mới
Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phải thực hiện quyết định bổ nhiệm và xếp lương cho các viên chức trúng tuyển. Thông tin sẽ được đưa ra bằng văn bản cụ thể gửi đến cơ quan mà viên chức đang công tác.
5 Quy định về hệ số lương của biên tập viên là bao nhiêu?
Theo Điều 17 của Thông tư 13/2022/TT-BTTTT, hệ số lương áp dụng cho viên chức biên tập viên được quy định như sau:
- Biên tập viên hạng I: Được áp dụng hệ số lương tương ứng với ngạch lương của viên chức thuộc loại A3, nhóm 1 (A3.1). Theo đó, hệ số lương của biên tập viên hạng I dao động từ 6,20 đến 8,00.
- Biên tập viên hạng II: Được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), với mức hệ số nằm trong khoảng từ 4,40 đến 6,78.
- Biên tập viên hạng III: Áp dụng hệ số lương thuộc loại A1, với hệ số dao động trong khoảng từ 2,34 đến 4,98.
6 Cách đăng ký chứng chỉ biên tập viên
Chứng chỉ biên tập viên là một tài liệu quan trọng chứng nhận năng lực chuyên môn của những người làm việc trong lĩnh vực xuất bản. Để được cấp chứng chỉ này, các ứng viên cần đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định và thực hiện quy trình đăng ký theo quy định của pháp luật cụ thể như sau:
Trình tự thực hiện | Nhà xuất bản gửi công văn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề biên tập cho biên tập viên (kèm danh sách và hồ sơ từng người) đến Cục Xuất bản, In và Phát hành. Trong vòng 15 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ, Cục sẽ cấp chứng chỉ hoặc trả lời bằng văn bản nếu từ chối, nêu rõ lý do. |
Cách thức thực hiện |
|
Thành phần, số lượng hồ sơ | 1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
Thời hạn giải quyết | 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. |
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính | Nhà xuất bản |
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính | Cục Xuất bản, In và Phát hành |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Chứng chỉ hành nghề biên tập |
Lệ phí (nếu có) | 0đ |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có) | Tiêu chuẩn của biên tập viên:
|
Như vậy, bài viết này đã mang đến cho quý độc giả những thông tin chi tiết về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp biên tập viên. Hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để hiểu rõ thông tin về các hạng chức danh và chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp khác nhé!