Chứng chỉ sư phạm bậc 1, bậc 2 là những khái niệm quen thuộc trong hệ thống giáo dục sư phạm trước năm 2013. Vậy theo quy định hiện nay, các loại chứng chỉ này còn sử dụng được không và áp dụng ra sao? Bài viết sau đây của Liên Việt Edu sẽ giải đáp chi tiết!
1 Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 là gì?
Trước khi ban hành Thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT cùng văn bản kèm theo (đã hết hiệu lực), nghiệp vụ sư phạm được chia theo cấp bậc. Cụ thể, chứng chỉ sư phạm bậc 1 và bậc 2 là các chứng nhận được cấp trước năm 2013 cho những cá nhân không thuộc ngành đào tạo sư phạm nhưng muốn trở thành giáo viên.
Mỗi bậc chứng chỉ sẽ tương ứng với các cấp học và mục đích đào tạo khác nhau, cụ thể như sau:
Căn cứ Quyết định số 1672/TH-DN ban hành ngày 28/8/1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (đã hết hiệu lực):
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 là loại văn bằng được cấp cho người đã hoàn thành khóa đào tạo NVSP trước năm 2013, dành cho những ai có mong muốn trở thành giáo viên cấp 1, 2, 3 nhưng chưa qua đào tạo chuyên ngành sư phạm.
Căn cứ Quyết định số 2988/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (đã hết hiệu lực).
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 2 là văn bằng được cấp cho người đã hoàn thành khóa đào tạo NVSP trước năm 2013, dành cho những ai có mong muốn trở thành giáo viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc trường dạy nghề.
2 Những điều cần biết về chứng chỉ sư phạm bậc 1 và bậc 2
Cùng là chứng chỉ được cấp sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên trước năm 2013, điểm khác nhau giữa chứng chỉ sư phạm bậc 1 và chứng chỉ sư phạm bậc 2 là gì, bảng thông tin sau đây sẽ giúp làm rõ:
Tiêu chí so sánh | Chứng chỉ bậc 1 | Chứng chỉ bậc 2 |
Định nghĩa | Chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm bậc 1 | Chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm bậc 1 |
Đối tượng cần có | Dành cho người không tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm nhưng muốn trở thành giáo viên cấp 1, 2 hoặc 3. | Dành cho người không tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm nhưng muốn trở thành giáo viên đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc dạy nghề. |
Cơ sở pháp lý | Quyết định số 1672/TH-DN | Quyết định số 2988/QĐ-BGDĐT |
Điều kiện cấp | Hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm bậc 1 | Hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm bậc 2 |
Quyền lợi khi sở hữu | Trở thành giáo viên dạy học hợp pháp tại các cơ sở giáo dục cấp 1, 2, 3 tại Việt Nam. | Trở thành giảng viên tại các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, TC và dạy nghề tại Việt Nam. |
Bảng so sánh chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và bậc 2
3 Chứng chỉ sư phạm bậc 1, bậc 2 có còn hiệu lực năm 2025?
Kể từ thời điểm ban hành Thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28/2/2013, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp đã thay thế cho cả hai loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và bậc 2. Văn bằng thay thế áp dụng cho cả giảng dạy trung cấp và cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Dựa trên Công văn số 336/BGDĐT-NGCBQLGD công bố ngày 27/1/2022, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và bậc 2 vẫn có hiệu lực nhưng chỉ áp dụng cho những giáo viên đã ký hợp đồng giảng dạy trước ngày 22/5/2021.
Hiện nay, để tham gia tuyển dụng, giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo không phải là giáo viên thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định hiện hành (Điều 72 Luật Giáo dục 2019).
Trên đây là toàn bộ bài viết về chứng chỉ sư phạm bậc 1, bậc 2. Thông tin này sẽ giúp thầy cô hiểu rõ hơn về hai loại chứng chỉ này cũng như cập nhật các quy định luật liên quan. Quý thầy cô quan tâm khóa học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm 2025, vui lòng liên liên hệ 0962 780 856 để được Liên Việt hỗ trợ giải đáp!