Hồ sơ hồ sơ xét chuyển chức danh nghề nghiệp gồm những gì? Hồ sơ thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được sử dụng khi nào? Mời quý học viên theo dõi bài viết của chúng tôi để nắm được những thông tin về hồ sơ bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
1 Quy trình xét chuyển chức danh nghề nghiệp
Xét chuyển chức danh nghề nghiệp là việc viên chức chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng, cùng mức độ phức tạp công việc dựa theo yêu cầu vị trí việc làm.
Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp được thực hiện khi viên chức có sự thay đổi vị trí việc làm nhưng chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với vị trí việc làm mới. Theo đó, viên chức được xét chuyển chức danh nghề nghiệp cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được chuyển. Quy trình xét chuyển như sau:
- Bước 1: Cơ quan chủ quản thông báo về việc xét chuyển CDNN
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ xét chuyển CDNN, thu, kiểm tra hồ sơ xét chuyển CDNN của viên chức
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tổng hợp hồ sơ, thành lập hội đồng xét chuyển CDMM
- Bước 4: Họp hội đồng xét chuyển CDNN cấp cơ sở
- Bước 5: Lập tờ trình, trình cán bộ quản lý có thẩm quyền phê duyệt để trình Hội đồng xét chuyển CDNN
- Bước 6: Ban hành quyết định chuyển CDNN viên chức (nếu có) và lưu trữ Hồ sơ xét chuyển CDNN
Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp hạng 1 là gì?
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ CDNN ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp. Kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn CDNN và phù hợp với cơ cấu viên chức theo CDNN của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bổ nhiệm thăng hạng cơ bản bao gồm các bước sau:
- Bước 1. Căn cứ việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức (Tại Khoản 2 Điều 2. TT 03/2019/TT-BNV)
- Bước 2. Tổ chức thi/ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2019/TT-BNV)
- Bước 3. Hội đồng tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp ( theo Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 03/2019/TT-BNV)
- Bước 4. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng CDNN (Khoản 5 Điều 2 Thông tư số 03/2019/TT-BNV)
- Bước 5. Bổ nhiệm và xếp lương CDNN đối với viên chức trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng CDNN (Khoản 6 Điều 2 TT 03/2019/TT-BNV)
Xem thêm: Hậu quả khi mua chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp
2 Hồ sơ xét chuyển, bổ nhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất
Hồ sơ xét chuyển, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được quy định cụ thể tại điều 36. Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
- Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành, lý lịch của viên chức phải được lập chậm nhất là 30 ngày trước khi hết hạn đăng ký dự thi, xét thăng hạng chức danh và có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức.
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sử dụng công chức hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị công lập về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi, xét thăng hạng chức danh công chức đúng quy định;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ đối với chức danh dự thi hoặc xét thăng hạng;
Trường hợp viên chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn ngoại ngữ, tin học chuẩn đầu ra theo quy định và tương ứng với yêu cầu chức danh dự thi hoặc xét thăng hạng thì có thể sử dụng thay cho chứng chỉ ngoại ngữ, tin học;
Trong trường hợp viên chức được miễn thi ngoại ngữ, tin học theo quy định tại Điều 39 Khoản 6 và Khoản 7 của Nghị định 15/2020 được miễn chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học;
- Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn CDNN dự thi hoặc xét thăng hạng.
Xem thêm: Quy định hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức
Trên đây là những thông tin về hồ sơ xét chuyển chức danh nghề nghiệp, quý học viên cần lưu ý để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho kỳ thi. Tránh trường hợp hồ sơ thăng hạng chưa đủ sẽ phải bổ sung gây ảnh hưởng tới thời gian xét chuyển, bổ nhiệm hoặc thi thăng hạng CDNN. Mọi thắc mắc về lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.