Ngành vật lý trị liệu đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương pháp điều trị vật lý trị liệu ngày càng hiện đại và hiệu quả, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ. Vậy để làm trong ngành vật lý trị liệu cần học những gì và nên học trường nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc nêu trên. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi!
1 Thông tin về ngành vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một chuyên ngành y tế tập trung vào việc phục hồi, cải thiện và duy trì chức năng vận động tối đa cho người bệnh. Thông qua các liệu pháp vật lý như vận động, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, ngành này giúp người bệnh phục hồi sau chấn thương, giảm đau và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2 Các môn học trong ngành vật lý trị liệu
Ngành vật lý trị liệu là một lĩnh vực y tế đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Để trở thành một nhà vật lý trị liệu giỏi, sinh viên cần trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc về các môn học chuyên ngành. Dưới đây là phân tích chi tiết về một số môn học quan trọng trong ngành vật lý trị liệu:
- Giải phẫu người
- Các nguyên tắc cơ bản của chuyển động
- Phương pháp nghiên cứu
- Thực hành lâm sàng
- Sinh học và di truyền
- Dược lý
- Nguyên tắc tập luyện
- Động học và cơ sinh học
- Xoa bóp trị liệu
3 Chuyên ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Mỗi chuyên ngành của vật lý trị liệu phục hồi chức năng đều có những đặc thù riêng, nhưng mục tiêu chung là giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách phục hồi chức năng, giảm đau và tăng cường sức khỏe.
Vật lý trị liệu nhi khoa
Đối tượng: Trẻ em mắc các bệnh lý về phát triển vận động, chấn thương, bệnh lý thần kinh (như bại não, tự kỷ), các vấn đề về tư thế và cột sống.
Công việc:
- Đánh giá và chẩn đoán các rối loạn vận động ở trẻ em.
- Lập kế hoạch và thực hiện các chương trình can thiệp sớm để hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng vận động cơ bản như bò, ngồi, đứng, đi.
- Phối hợp với các chuyên gia khác như bác sĩ nhi khoa, nhà trị liệu ngôn ngữ để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
Vật lý trị liệu thể thao
Đối tượng: Vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư bị chấn thương, những người yêu thích thể thao muốn cải thiện hiệu suất và phòng ngừa chấn thương.
Công việc:
- Đánh giá và chẩn đoán các chấn thương thể thao.
- Lập kế hoạch và thực hiện các chương trình phục hồi chức năng để giúp vận động viên trở lại thi đấu nhanh chóng và an toàn.
- Tư vấn về các bài tập tăng cường sức mạnh, độ bền và sự linh hoạt để phòng ngừa chấn thương.
- Cộng tác với huấn luyện viên thể thao để đảm bảo vận động viên có thể trở lại thi đấu một cách hiệu quả.
Lão khoa
Đối tượng: Người cao tuổi mắc các bệnh lý liên quan đến tuổi tác như thoái hóa khớp, loãng xương, đột quỵ, Parkinson,…
Công việc:
- Đánh giá và chẩn đoán các vấn đề về vận động ở người cao tuổi.
- Lập kế hoạch và thực hiện các chương trình tập luyện để cải thiện sức mạnh, độ bền, thăng bằng và giảm đau.
- Tư vấn về các biện pháp phòng ngừa té ngã và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.
- Phối hợp cùng bác sĩ nội khoa, chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn, theo dõi nhằm đảm bảo sức khỏe tổng thể của người cao tuổi.
Điện sinh lý học lâm sàng
Đối tượng: Bệnh nhân bị tổn thương thần kinh, các bệnh lý về cơ,…
Công việc:
- Sử dụng các thiết bị điện để đánh giá chức năng thần kinh và cơ.
- Áp dụng các kỹ thuật kích thích điện để giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ và phục hồi chức năng.
- Phối hợp với các bác sĩ thần kinh để điều trị các bệnh lý thần kinh.
Chỉnh hình
Đối tượng: Bệnh nhân sau phẫu thuật chỉnh hình, bệnh nhân bị gãy xương, bong gân, trật khớp.
Công việc:
- Đánh giá và chẩn đoán các tổn thương về xương khớp.
- Lập kế hoạch và thực hiện các chương trình phục hồi chức năng để giúp bệnh nhân phục hồi vận động sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
- Tư vấn về các bài tập tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt để phòng ngừa tái phát.
4 Công việc của ngành vật lý trị liệu
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, sự phối hợp giữa bác sĩ và kỹ thuật viên là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ đảm bảo việc chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị chính xác, trong khi kỹ thuật viên sẽ thực hiện các kỹ thuật điều trị một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Bác sĩ điều trị vật lý trị liệu
- Tiếp đón, khám và chẩn đoán tình trạng bệnh
- Đưa ra phương án điều trị phù hợp cho bệnh nhân
- Theo dõi, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình điều trị
- Tư vấn và giải đáp các thắc mắc của bệnh nhân liên quan đến phương pháp, quá trình điều trị
- Ghi chép đầy đủ quá trình điều trị của bệnh nhân
Kỹ thuật viên
- Lấy thông tin của người bệnh từ hồ sơ bệnh án hoặc bác sĩ điều trị cho bệnh nhân
- Theo dõi, quan sát tình hình bệnh nhân, qua đó đưa ra đánh giá về khả năng hồi phục của họ
- Lập kế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân
- Điều trị trực tiếp cho bệnh nhân hoặc sử dụng máy móc có ứng dụng phương pháp vật lý trị liệu
- Kiểm tra thường xuyên hoạt động của máy móc phục vụ trong việc điều trị
- Đánh giá hiệu quả điều trị của người bệnh, đưa ra phương án điều chỉnh (nếu cần thiết)
- Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cùng phối hợp điều trị
- Ghi chép quá trình điều của bệnh nhân
Sau khi tốt nghiệp ngành vật lý trị liệu, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Bạn có thể lựa chọn làm việc tại các trung tâm phục hồi chức năng, giúp bệnh nhân phục hồi sau chấn thương, phẫu thuật; chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại các viện dưỡng lão; hoặc trở thành một thành viên trong đội ngũ y tế của các bệnh viện, đoàn thể thao. Thậm chí, bạn còn có thể tự mở phòng khám tại nhà để phục vụ cộng đồng.
5 Mức lương ngành vật lý trị liệu
Theo nguồn thông tin chính thống từ chontruong.edu.vn cho biết:
Mức thu nhập của một người lành nghề dao động từ 400.000- 500.000 đồng/giờ. Ở trình độ khá trở lên thì mức thu nhập dao động từ 200.000 – 300.000 đồng/giờ.
6 Học vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở đâu?
Đối với vị trí bác sĩ Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng thường sẽ không được đào tạo ngay từ đầu vào, mà bác sĩ sẽ cần học thêm các kiến thức về phục hồi chức năng học tại trường. Để công tác tại khoa này bác sĩ cần học thêm các chứng chỉ phục hồi chức năng có liên quan trong một thời gian xác định.
Bạn có thể học vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở các các trường như: Đại học Y tế Công Cộng, Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Đại học Trà Vinh, Đại học Quốc tế Hồng Bàng…và nhiều trường đại học cao đẳng khác.
Còn đối với các đối tượng kỹ thuật viên phục hồi chức năng thì có thể theo học tại các trường cao đẳng, trung cấp y học trên cả nước như Cao đẳng Y tế Hà Đông, Cao đẳng Y Hà Nội, Cao đẳng Y tế Khánh Hòa, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch,…
Thông tin tuyển sinh cử nhân phục hồi chức năng
Mục tiêu của ngành kỹ thuật phục hồi chức năng là đào tạo ra đội ngũ bác sĩ có phẩm chất đạo đức, tuân thủ các quy định của nhà nước và nơi làm việc. Có kiến thức khoa học cơ sở, kiến thức y học cơ sở, hiểu biết các vấn đề chuyên môn liên quan đến phục hồi chức năng cho người bệnh. Hiểu tất cả các nguyên lý, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị trong lĩnh vực vật lý trị liệu.
- Mã ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng: 7720603
- Ngành vật lý trị liệu thi khối nào? Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- A00: Toán, Lý, Hóa
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Anh
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- Ngành vật lý trị liệu lấy bao nhiêu điểm? Sau đây là tổng hợp điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng năm 2022 mà bạn có thể tham khảo:
Tên trường | Điểm chuẩn | Tổ hợp môn |
Đại học Y tế Công cộng | 21.5 | A00, A01, B00, D01 |
Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng | 19.05 | B00 |
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương | 19 | A00, B03 |
Đại học Trà Vinh | 19 | A00, B00 |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 19 | A00, B00, D07, D90 |
Tuyển sinh khóa học vật lý trị liệu ngắn hạn
Ngoài những chương trình đào tạo vật lý trị liệu hệ cao đẳng, đại học, bạn có thể tham khảo các khóa đào tạo hệ trung cấp, khóa học vật lý trị liệu ngắn hạn. Ưu điểm của khóa học chứng chỉ phục hồi chức năng là có thời gian đào tạo ngắn hạn, phù hợp với nhiều đối tượng kể cả những người đã đi làm và muốn chuyển đổi vị trí công tác.
Hoàn thành khóa học Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng ngắn hạn, bạn có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm hơn. Các vị trí cần sở hữu chứng chỉ này có thể kể đến là Bác sĩ Phục hồi chức năng tại bệnh viện; nhân viên nghiên cứu, phát triển phương pháp phục hồi; cán bộ quản lý tại hệ thống Bộ Y tế…
Thông báo tuyển sinh khóa học vật lý trị liệu phục hồi chức năng
1. Đối tượng:
- Người mở dịch vụ massage bấm huyệt, phục hồi chức năng cần có chứng chỉ phục hồi chức năng để đăng ký giấy phép kinh doanh
- Người muốn xin việc vào các phòng khám đông y, cơ sở massage, bấm huyệt trị liệu.
- Cán bộ tác tại khoa đông y nhưng chưa có chứng chỉ, bằng về y học cổ truyền
- Người muốn học nghề phục hồi chức năng chăm sóc chữa bệnh cho gia đình và cộng đồng
2. Thời gian học: Ngày thứ 7, chủ nhật ( sáng 8h30-11h30, chiều 13h30-16h30)
3. Lệ phí: Tùy thuộc vào từng đơn vị liên kết đào tạo, học viên vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể.
4. Hồ sơ đăng ký:
- Bằng, bảng điểm đại học công chứng
- Bản sao giấy khai sinh
- Chứng minh nhân dân công chứng
- Hồ sơ học sinh, sinh viên có xác nhận dấu
- 4 ảnh 4*6
Để nhận thông tin chi tiết về khóa học vật lý trị liệu ngắn hạn 2024 mới nhất. Mời bạn liên hệ với Liên Việt Education qua hotline 1800.6581 để được chúng tôi tư vấn.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết và đầy đủ về ngành vật lý trị liệu. Hy vọng với những thông tin mà Liên Việt chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học ý nghĩa này. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, các bạn đừng ngần ngại để lại bình luận để được chuyên viên của chúng tôi giải giải đáp chi tiết nhé.