Trong tổ chức, người lãnh đạo giỏi sẽ dẫn dắt tổ chức đạt được mục tiêu một cách hiệu quả và bền vững. Vậy kỹ năng lãnh đạo cần có của người quản lý gồm những gì? Làm sao để hoàn thiện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo? Tất cả sẽ được Liên Việt giải đáp qua nội dung sau đây, mời cùng tìm hiểu!
1 1. Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Kỹ năng lãnh đạo là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện nhuần nhuyễn công việc điều hành, quản lý, lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức/đội nhóm đạt được những mục tiêu chung. Các kỹ năng lãnh đạo giúp nhà quản trị nâng cao hiệu quả làm việc, qua đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho tổ chức/doanh nghiệp.
Trong một bộ máy hoạt động, người lãnh đạo đóng vai trò là “đầu tàu” dẫn dắt các hoạt động của tổ chức. Người lãnh đạo phải có khả năng tạo ra tầm nhìn, hướng dẫn và tác động tới đội nhóm/tổ chức để đạt được mục tiêu chung. Để trở thành một nhà lãnh đạo có năng lực, cần có sự kết hợp giữa các kỹ năng, phong cách lãnh đạo phù hợp.
2 2. 15 kỹ năng lãnh đạo cần thiết
Kỹ năng lãnh đạo chính là một phần không thể thiếu để phát triển năng lực lãnh đạo của một người. Sau đây là 15 kỹ năng lãnh đạo quản lý mà mỗi nhà lãnh đạo tốt cần nắm bắt:
2.1 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử của người lãnh đạo là cách thức sử dụng lời nói, hành vi, thái độ trong quan hệ giao tiếp với nhân viên hoặc với cấp trên, đối tác,… Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cơ bản nhưng không kém phần quan trọng để trở thành nhà lãnh đạo giỏi.
Trong các kỹ năng cần có của lãnh đạo cấp Phòng thì giao tiếp và ứng xử là kỹ năng lãnh đạo rất quan trọng. Tại cơ quan Nhà nước, lãnh đạo thường xuyên phải ra chỉ thị, tường trình hoặc báo cáo lên các cấp ban ngành. Để làm được điều này, người chỉ huy phải có khả năng giao tiếp lưu loát, thuyết phục, truyền tải vấn đề ngắn gọn và dễ hiểu.
Đối với doanh nghiệp, người lãnh đạo phải biết cách ứng biến và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng tới những người liên quan. Qua đó mới có thể truyền đạt đúng, đủ, chính xác về mục đích hay thông điệp, nhằm đạt được sự đồng tình, hưởng ứng và đi đến thống nhất trong hành động.
Xem thêm: Phong cách lãnh đạo là gì? 14 phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay
2.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng phân tích, đưa ra giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề của tổ chức. Tùy vào đặc trưng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động mà nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với các loại vấn đề khác nhau.
Chẳng hạn như trong một tổ chức Nhà nước, các vấn đề phát sinh thường liên quan đến: Hoạt động của tổ chức, vấn đề đạo đức – tư tưởng, vấn đề quốc gia,… Lúc này, người lãnh đạo cần nhìn nhận và đề ra phương án giải quyết, kết hợp kỹ năng tham mưu của lãnh đạo cấp Phòng để đề xuất phương án thực thi lên cấp có thẩm quyền.
2.3 Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định là khả năng quyết đoán, đưa ra quyết định đúng đắn trong các tình huống khác nhau. Trong thị trường biến động không ngừng, người lãnh đạo cần đưa ra các quyết định sáng suốt, kịp thời trước mọi tình huống. Qua đó, đảm bảo cho việc triển khai các hoạt động, dự án, chiến lược của tổ chức diễn ra suôn sẻ.
2.4 Kỹ năng quản lý con người
Kỹ năng quản lý con người là kỹ năng lãnh đạo về mặt quản lý nhân sự, hướng dẫn, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả. Trong tập thể, mỗi con người mang một cá tính và thế mạnh riêng. Người lãnh đạo đóng vai trò điều phối, phân công nhân sự sao cho đúng người, đúng việc, để mỗi người phát huy được thế mạnh tốt nhất.
Quản lý nhân sự là yếu tố quan trọng trong kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng hay các cấp trưởng phòng, trưởng ban trong một doanh nghiệp. Đây là những vị trí lãnh đạo trực tiếp quản lý đội nhóm/tổ chức có nhiều nhân sự làm việc. Vì vậy, kỹ năng quản lý con người là yếu tố quyết định năng lực điều hành của các vị trí lãnh đạo này.
Xem thêm: Cập nhật thông tin lớp chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng mới nhất 2024
2.5 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức là khả năng xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức công việc hiệu quả. Tùy vào đặc trưng lĩnh vực, mảng vận hành mà nhà lãnh đạo đề xuất các kế hoạch và tổ chức phân công nhiệm vụ đến từng người, theo dõi quá trình thực thi và điều chỉnh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chung. Cụ thể:
Kỹ năng lập kế hoạch của lãnh đạo cấp Phòng: Là tập trung xây dựng các chương trình hành động và phương án giải quyết. Sau đó phân công công việc theo đúng bổn phận, chức trách tới các cấp dưới quyền. Lãnh đạo cấp Phòng có quyền ủy quyền cho cấp dưới thực hiện và giám sát triển khai kế hoạch.
Kỹ năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch trong doanh nghiệp: Là việc xác định mục tiêu, đưa ra chiến lược và quy trình hành động cụ thể. Từ đó phân chia nhiệm vụ cho nhân viên, phân bổ các nguồn lực và tài chính để thực hiện kế hoạch, đảm bảo việc thu lời cho doanh nghiệp.
Xem thêm:
2.6 Kỹ năng huấn luyện và phát triển nhân viên
Kỹ năng huấn luyện và phát triển nhân viên là khả năng đào tạo, hướng dẫn, phát triển năng lực cho nhân viên nhằm đáp ứng hiệu suất công việc. Người lãnh đạo lúc này đóng vai trò là người thầy, người cố vấn trong lĩnh vực chuyên môn. Nhờ được chỉ dẫn, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn, có lòng tin và tôn trọng với lãnh đạo hơn.
2.7 Kỹ năng truyền cảm hứng và tạo động lực
Đây là kỹ năng lãnh đạo gắn liền khả năng truyền tải cảm hứng, thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Người lãnh đạo tài giỏi sẽ biến môi trường làm việc thành không gian sáng tạo, phát huy tối đa năng lực cho nhân viên. Các nhân viên được khích lệ trở nên hăng hái, nhiệt tình, đam mê trong công việc, sẵn sàng cống hiến sức lao động.
2.8 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc cá nhân, luôn ứng xử chuyên nghiệp trong mọi tình huống. Đây là kỹ năng lãnh đạo thể hiện sự chuyên nghiệp, bình tĩnh, tỉnh táo xử lý mọi vấn đề. Điều này giúp nhà lãnh đạo thể hiện phong thái tự tin, cũng như tránh các quyết định thiên về cảm tính dễ dẫn đến sai lầm.
Trong các kỹ năng lãnh đạo cấp Phòng, kiểm soát cảm xúc là yếu tố đặc biệt quan trọng. Khi làm việc trong tổ chức thuộc Nhà nước, lãnh đạo quản lý cấp phòng luôn phải giữ phong thái, lề lối, tác phong chuẩn mực. Mọi hành vi, cử chỉ của lãnh đạo là đại diện cho bộ mặt của cả cơ quan/đơn vị trước nhân dân, vì vậy tuyệt đối không được mắc sai lầm.
2.9 Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Kỹ năng đàm phán là những khả năng, kỹ thuật, phương pháp giúp nhà lãnh đạo đạt được kết quả thỏa hiệp, thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình. Đây là kỹ năng lãnh đạo quan trong trong các doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo cần có năng lực đàm phán để thu về các hợp đồng kinh tế có lời, tối đa lợi ích cho đơn vị mình.
2.10 Kỹ năng tự động viên
Kỹ năng tự động viên là khả năng tự thúc đẩy bản thân, duy trì tinh thần làm việc tích cực. Vị trí lãnh đạo là công việc nhiều áp lực và trọng trách, gánh vác thành bại của cả tổ chức. Vì vậy, người lãnh đạo cần tích cực nhìn nhận điểm mạnh của bản thân, luôn tự tin để duy trì trạng thái làm việc tốt nhất.
2.11 Kỹ năng xử lý xung đột
Kỹ năng xử lý xung đột là khả năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột một cách hiệu quả. Trong một đội nhóm, việc nảy sinh tranh chấp lợi ích hoặc mâu thuẫn trong cách làm việc là khó tránh khỏi. Lúc này, người lãnh đạo đóng vai trò phân xử, đưa ra phương án xử lý thỏa đáng, phù hợp.
2.12 Kỹ năng tư duy chiến lược
Kỹ năng tư duy chiến lược là khả năng dự đoán cẩn thận các tình huống, lường trước mối đe dọa trong tương lai, phát hiện lỗ hổng để đề ra chiến lược phù hợp. Đây là kỹ năng lãnh đạo quan trọng giúp nhà quản trị lập kế hoạch dài hạn, nhìn nhận vấn đề từ góc độ tổng thể để đưa ra quyết định có lợi cho tổ chức.
2.13 Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe là khả năng chú ý, tập trung tiếp nhận và xử lý các thông tin nhận được từ người nói hoặc môi trường xung quanh. Từ đó, người lãnh đạo có thể đưa ra phán đoán chuẩn xác về đối tượng. Trong tổ chức, kỹ năng lãnh đạo này giúp nhà quản trị lắng nghe tích cực, thấu hiểu nhu cầu của nhân viên và hỗ trợ kịp thời.
2.14 Kỹ năng trao quyền
Kỹ năng trao quyền là cách thức người quản lý trao quyền cho cấp dưới với quyền hạn hoặc thời gian nhất định. Khi trao quyền, nhà lãnh đạo được chia sẻ bớt gánh nặng công việc cho cấp dưới. Đồng thời, nhân viên được giao đúng quyền, đúng việc sẽ có thêm điều kiện cọ sát, phát triển và tạo động lực cống hiến trong công việc.
2.15 Xây dựng tầm ảnh hưởng
Xây dựng tầm ảnh hưởng là khả năng tạo dựng uy tín, sức ảnh hưởng tích cực đến mọi người xung quanh. Trong các kỹ năng quản lý cấp Phòng, việc xây dựng tầm ảnh hưởng là hết sức quan trọng. Bởi người lãnh đạo tại các cơ quan Nhà nước trên hết phải có được sự tín nhiệm của các cấp, ban, ngành và toàn thể nhân dân.
Trong phạm vi doanh nghiệp, người lãnh đạo có tầm ảnh hưởng thì lời nói cũng có uy tín, giá trị để nhân viên tin tưởng và tuân theo. Ngoài ra, sức ảnh hướng lớn cũng là lợi thế để nhà lãnh đạo tạo dựng uy tín trong kinh doanh, dễ dàng làm quen và thương lượng cùng các đối tác.
3 3. Cách rèn luyện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là điểm mạnh mà bất cứ ai cũng cần có trên con đường thăng tiến sự nghiệp. Người có kỹ năng lãnh đạo luôn được đánh giá cao về năng lực, được đề bạt vào các vị trí quản lý. Vậy làm cách nào để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo? Sau đây là một số gợi ý:
- Nghiên cứu các phong cách lãnh đạo: Định hình phong cách lãnh đạo là điều kiện để hoàn thiện hơn về tư duy, trình độ, kỹ năng lãnh đạo. Bạn phải lựa chọn phong cách phù hợp (phong cách lãnh đạo chuyên quyền, dân chủ, quan liêu hay ủy quyền,…).
- Học hỏi từ những nhà lãnh đạo thành công: Hãy tích cực học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, từ quản lý cấp cao hơn để trau dồi hiểu biết cá nhân.
- Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về lãnh đạo: Tham gia khóa học quản lý, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, tham gia hội thảo chuyên đề kỹ năng lãnh đạo,…
- Xây dựng thói quen tích cực, phản biện, sáng tạo: Rèn luyện bản thân luôn giữ vững kỷ luật, tác phong như một lãnh đạo thực thụ. Giữ thái độ nghiêm túc, tích cực với công việc; nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, sáng tạo, phản biện,…
- Luôn chủ động tìm kiếm cơ hội để thực hành kỹ năng: Mạnh dạn thử sức với các vị trí công việc hoặc cương vị mới. Không ngừng trau dồi vốn hiểu biết, dấn thân trong công việc để tranh thủ các cơ hội rèn luyện kỹ năng cá nhân.
Trên đây là tổng hợp 15 kỹ năng lãnh đạo cốt lõi, phương pháp rèn luyện để trở thành một lãnh đạo ưu tú. Chúc các bạn sớm trở thành người lãnh đạo mẫu mực để dẫn dắt doanh nghiệp/tổ chức tiến tới thành công – thịnh vượng!