Giáo dục nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội, vì bậc học này đang trực tiếp đào tạo ra lượng lớn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động. Trong đó, giáo viên dạy nghề có vai trò then chốt trong việc thực hiện mục tiêu này. Vì vậy, việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giảng viên là nhiệm vụ mang tính thiết yếu và thường xuyên.
Tại bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Qua đó, giúp bạn đọc nắm rõ khái niệm, cơ sở, đối tượng tham gia, nội dung đào tạo, điều kiện cấp bằng,… của chương trình đào tạo này. Liên Việt kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi!
1 Thông tin về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề
Chương trình nghiệp vụ sư phạm đào tạo giáo viên nghề dành cho các bạn có niềm đam mê làm giảng viên tại các trường trung cấp, cao đẳng nghề. Sau đây là những thông tin cơ bản về khái niệm, căn cứ pháp lý và đối tượng cần đào tạo dạy nghề:
Định nghĩa
Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề là chương trình đào tạo dành cho đối tượng có mong muốn trở thành giáo viên/giảng viên dạy trong các cơ sở đào tạo nghề, nhưng chưa qua đào tạo về sư phạm.
Cơ sở pháp lý
Dưới đây là 4 văn bản quy phạm liên quan đến hoạt động đào tạo nghiệp vụ dạy nghề, bạn đọc có thể tham khảo:
- Luật giáo dục nghề nghiệp (27/11/2014) – Tham khảo tại đây.
- Nghị định số 15/2019/NĐ-CP (01/02 /2019) của Chính phủ quy định chi tiết một số điều & biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp – Tham khảo tại đây.
- Thông tư 05/2024-BLĐTBXH: Quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp – Tham khảo tại đây.
- Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp – Tham khảo tại đây.
3 nhóm đối tượng cần có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đào tạo nghề
- Kỹ sư, kỹ thuật viên, thợ lành nghề hoặc nhà giáo tại các trường trung cấp – cao đẳng nghề. Những người này đã có bằng chuyên môn thuộc chuyên ngành giảng dạy nhưng chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
- Sinh viên đã tốt nghiệp hệ CĐ nghề hoặc sinh viên năm cuối trường ĐH/CĐ kỹ thuật đang có ước mơ trở thành giáo viên dạy nghề.
- Đối tượng học sơ cấp nghề: đạt trình độ trung cấp và có chuyên môn, tay nghề tốt, đang có mong muốn tham gia giảng dạy ở các Trung tâm dạy nghề/đào tạo nghề hoặc muốn mở trung tâm dạy nghề.
2 Điều kiện để được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề xác nhận một người đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Văn bằng này chứng minh người đó đã có đủ các kiến thức và kỹ năng sư phạm để trở thành giáo viên dạy nghề nghiệp. Để có đủ điều kiện tham gia học và lấy chứng chỉ giáo viên dạy nghề, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Về trình độ học vấn
– Đối tượng cần có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng trở lên.
– Nếu không có bằng ĐH/CĐ thì cần đạt trình độ trung cấp nghề trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn.
Về sức khỏe
– Đối tượng phải đảm bảo đủ sức khỏe để tham gia giảng dạy nghề nghiệp.
Về đạo đức
– Người học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề phải có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật.
Về việc hoàn thành chương trình đào tạo NVSP dạy nghề
– Học viên cần hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định.
– Phải đạt điểm thi kết thúc khóa học tối thiểu 50/100.
3 Nội dung khóa học nghiệp vụ sư phạm dạy nghề
Chương trình đào tạo nghiệp vụ giáo viên dạy nghề gồm các nội dung chính sau:
Kiến thức cơ bản về giáo dục nghề nghiệp
- Giới thiệu về giáo dục nghề nghiệp.
- Mục tiêu, nhiệm vụ và đặc trưng của giáo dục nghề nghiệp.
- Nghiên cứu hệ thống giáo dục nghề nghiệp của nước ta.
- Các văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục nghề nghiệp.
Tâm lý học nghề nghiệp
- Đặc điểm tâm lý của học viên học nghề.
- Tìm hiểu quy luật phát triển tâm lý của học viên.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý người học.
- Biện pháp tác động giáo dục tâm lý cho học viên.
Giáo dục học nghề nghiệp
- Lý thuyết chung về giáo dục nghề nghiệp
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục học nghề nghiệp
- Tìm hiểu quá trình giáo dục học nghề nghiệp
- Nghiên cứu phương pháp giáo dục học nghề nghiệp
- Tìm hiểu hình thức tổ chức dạy học nghề nghiệp
Kỹ năng và phương pháp dạy nghề
- Kỹ năng về thiết kế bài giảng dạy nghề
- Kỹ năng trong việc sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học
- Kỹ năng trong tổ chức hoạt động dạy học
- Kỹ năng đánh giá và xếp loại học viên
Thực tập sư phạm
- Thực hành quan sát và giảng dạy nghề nghiệp
- Quá trình soạn thảo và thực hiện bài giảng trên lớp
- Thực hiện đánh giá kết quả học tập nghề nghiệp
4 Lợi ích của việc có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ dạy nghề
Tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm giáo viên dạy nghề mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người học, cụ thể:
Đáp ứng yêu cầu bắt buộc để giảng dạy
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề là văn bằng bắt buộc để bạn được tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng nghề, trường dạy nghề tư thục,…
Nâng cao năng lực sư phạm, kỹ năng truyền đạt và quản lý lớp học
Khóa đào tạo giáo viên dạy nghề giúp nhà giáo nâng cao trình độ cả về kiến thức và kỹ năng. Các giáo viên có thể cải thiện khả năng truyền đạt nội dung cũng như quản lý lớp dạy nghề. Nhờ vậy, hoạt động giảng dạy tại nhà trưởng trở nên hiệu quả và dễ dàng gặt hái nhiều thành công hơn.
Tạo dựng uy tín, chuyên nghiệp trong công việc
Chứng chỉ là văn bằng chứng minh cho năng lực giảng dạy cũng như thể hiện tinh thần học tập và không ngừng tự bồi dưỡng năng lực của nhà giáo. Từ đó giúp cho các giáo viên có thêm tự tin khi bước lên giảng đường, tạo dựng uy tín cho bản thân.
Mở rộng cơ hội việc làm, thăng tiến trong sự nghiệp
Có chứng chỉ nghiệp vụ dạy nghề cũng giúp bạn có thêm lợi thế để thăng tiến lên các vị trí quản lý trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Qua đó, bạn cũng sẽ nâng cao được thu nhập trong công việc nhanh chóng hơn.
5 Các trường đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề uy tín, chất lượng
Cùng với sự phát triển của thị trường và xu hướng quảng bá rộng rãi, rất dễ để bắt gặp các thông báo quảng cáo về chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Theo thống kê của Bộ LĐ-TBXH, hiện đã có hơn 200 trường tổ chức khóa đào tạo nghiệp vụ giáo viên dạy nghề trên cả nước.
Tuy nhiên, không phải cơ sở đào tạo nào cũng đảm bảo chất lượng và uy tín giảng dạy. Để học viên có thể cân nhắc và lựa chọn dễ dàng hơn, Liên Việt sẽ gợi ý một số trường đào tạo và cấp chứng chỉ sư phạm uy tín cho bạn đọc tham khảo:
Danh sách 13 trường đào tạo NVSP dạy nghề
– Ở khu vực miền Bắc:
- Trường CĐ Cơ điện Hà Nội
- Trường CĐ Kỹ thuật Điện tử Hà Nội
- Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hà Nội
- Trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Viện Đào tạo & Hợp tác Giáo dục.
Ở khu vực miền trung:
- Trường CĐ Kỹ thuật Huế
- Trường CĐ Kỹ thuật Nha Trang
- Trường CĐ Kỹ thuật Quy Nhơn
- Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng.
– Ở khu vực miền Nam:
- Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng (CTTC)
- Trường CĐ Kỹ thuật Công nghiệp TP HCM
- Trường CĐ Kỹ thuật Điện tử TP HCM
- Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (HCMUTE)
Thông tin về chương trình đào tạo NVSP dạy nghề
– Chương trình đào tạo:
- Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề trình độ sơ cấp;
- Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề trình độ trung cấp.
– Học phí: Tùy thuộc vào cơ sở đào tạo và diện theo học khi đăng ký mà kinh phí khóa học nghiệp vụ sư phạm nghề nghiệp sẽ có chênh lệch (thường dao động trong khoảng 3-5 triệu đồng/khóa học/ học viên).
– Hình thức học:
- Lớp học trực tiếp: Được giảng viên giảng dạy trực tiếp tại lớp học theo quy định tổ chức của cơ sở đào tạo.
- Lớp học trực tuyến: Khóa học online trên các nền tảng internet như Zoom, Google meeting. Học viên có thể học qua máy tính ngay tại nhà, không cần phải di chuyển đến lớp học cố định. Hình thức học này rất thích hợp cho người bận rộn hoặc ở quá xa các cơ sở tổ chức lớp học.
- Vừa học vừa làm: Khóa học dành cho đối tượng nhà giáo đang công tác tại các cơ sở giáo dục dạy nghề, được cắt cử đi tham gia khóa bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Thời khóa biểu lớp học được cân nhắc để phù hợp tránh trùng lặp với lịch trình làm việc của giáo viên.
– Chứng chỉ: Sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ tham gia kỳ thi cuối khóa, người đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định.
6 Quy trình đăng ký và tham gia khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề
Đơn vị mở lớp sẽ trực tiếp thiết kế chương trình phù hợp và đăng tải thời khóa biểu, lịch khai giảng cũng như địa điểm tổ chức học để học viên lựa chọn đăng ký.
4 bước đăng ký, nộp hồ sơ
Sau đây là các bước đăng ký và tham gia khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề nhanh chóng:
- Bước 1: Liên hệ đơn vị tổ chức khóa học để hỏi về quy trình, thủ tục cụ thể;
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ; lựa chọn lớp học phù hợp;
- Bước 3: Nộp hồ sơ, đóng học phí;
- Bước 4: Đợi thông báo về lớp học và sắp xếp lịch trình để đảm bảo đi học đầy đủ.
Thời gian, địa điểm học tập
Thời gian đào tạo của chương trình bồi dưỡng NVSP dạy nghề sẽ kéo dài trong 2 – 3 tháng.
Lịch trình và địa điểm học tập cụ thể (đối với lớp học offline) sẽ do phía nhà trường/trung tâm đào tạo lên lịch. Học viên nên theo dõi và cập nhật thông báo thường xuyên để không bỏ lỡ các thông báo về lịch khai giảng lớp học.
Kinh nghiệm học tập và thi lấy chứng chỉ
Ngoài bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thì việc thi đỗ và lấy được chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đào tạo nghề là mục tiêu hàng đầu của học viên. Để quá trình ôn tập và thi cử thuận lợi, chúng tôi đã tổng hợp một số chia sẻ kinh nghiệm từ những người đã học và thi để học viên cùng tham khảo:
– Kinh nghiệm ôn tập:
- Thực hiện ôn tập nội dung khóa học theo từng chuyên đề.
- Có kế hoạch ôn tập khoa học, xen kẽ thời gian nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho đến hết ngày thi.
- Rèn luyện làm đề thi thử để làm quen với khung câu hỏi và phân bổ thời gian trả lời hợp lý.
– Kinh nghiệm khi đi thi:
- Xác định rõ yêu cầu câu hỏi trước khi viết đáp án, tránh lạc đề hoặc giải đáp lan man.
- Phân bổ thời gian làm bài thi hợp lý tránh thiếu giờ cho các câu hỏi cuối bài thi.
- Dành thời gian kiểm tra lại các đáp án trước khi nộp bài.
7 Cơ hội việc làm sau khi có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên dạy nghề
Có chứng chỉ sư phạm nghề là yếu tố giúp nhà giáo có cơ hội chứng minh năng lực và được xét duyệt tăng cấp bậc, từ đó nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, có chứng chỉ cũng giúp học viên có được nhiều cơ hội làm việc trong các vị trí liên quan.
Mức lương, chế độ đãi ngộ tham khảo
Hiện nay, lương giảng viên các trường đào tạo nghề được xếp theo bậc, tương đương thu nhập từ 3,4 – 14,4 triệu đồng.
7 vị trí việc làm phổ biến cho giáo viên dạy nghề hiện nay
Sau đây là 7 vị trí việc làm phổ biến cho giáo viên dạy nghề:
- Giáo viên dạy văn hóa trong trường đào tạo nghề;
- Giảng viên dạy lý thuyết nghề nghiệp trong trường đào tạo nghề;
- Giảng viên dạy thực hành nghề nghiệp trong các cơ sở đào tạo nghề;
- Giảng viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong trường nghề;
- Cán bộ ban quản lý cơ sở đào tạo nghề;
- Người chủ trì hoặc tham gia biên soạn/thẩm định chương trình/giáo trình/tài liệu tham khảo/trang thiết bị dạy học,…
- Người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề.
Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề với chương trình học bài bản, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn phát triển tối đa năng lực khi đứng lớp, từ đó nâng cao uy tín cá nhân cũng như mở rộng cơ hội thăng tiến. Mong rằng những thông tin mà Liên Việt Education cung cấp sẽ giúp học viên hiểu được lợi ích khi sở hữu chứng chỉ NVSP dạy nghề, có lộ trình học tập thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất.