Nhiệm kỳ có tính chất chu kỳ và người được bầu sẽ thực hiện một nhiệm vụ vì mục đích chung. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nhiệm kỳ.
Vậy nhiệm kỳ là gì? Vai trò ý nghĩa của nhiệm kỳ là gì? Nếu bạn đang quan tâm đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Liên Việt nhé.
Nhiệm kỳ có tính chất chu kỳ và người được bầu sẽ thực hiện nhiệm vụ vì mục đích chung
>>> Xem thêm: Miễn nhiệm là gì? Miễn nhiệm có phải là hình thức kỷ luật?
1 Nhiệm kỳ là gì?
Nhiệm kỳ là khái niệm để chỉ về một công việc mang tính chất chu kỳ, thường sẽ có chu kỳ 5 năm, chu kỳ 10 năm…Người được bầu trong chu kỳ đó sẽ giữ chức vụ và thực hiện nhiệm vụ vì mục đích chung.
Nhiệm kỳ sẽ có khái niệm cụ thể riêng của từng đơn vị như sau:
Theo Điều 3 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về nhiệm kỳ Chính phủ như sau:
Nhiệm kỳ của Chính phủ
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.
Theo Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm kỳ của Quốc hội như sau:
Nhiệm kỳ của Quốc hội
- Nhiệm kỳ của mỗi Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
- Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.
- Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Như vậy, nhiệm kỳ Chính phủ sẽ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Nhưng khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ của mình cho đến khi Quốc hội mới thành lập Chính phủ.
>>> Gợi ý: Luân chuyển là gì? Tiêu chuẩn, quy trình luân chuyển cán bộ
2 Vai trò ý nghĩa của một nhiệm kỳ
Một nhiệm kỳ công tác sẽ bổ nhiệm người đứng đầu và những thành viên thực hiện tốt công việc được giao vì lợi ích chung. Nhiệm kỳ sẽ có ý nghĩa và vai trò như sau:
- Xác định rõ về thời gian để thực hiện công việc.
- Phân quyền và giao nhiệm vụ cho từng thành viên được bầu trong nhiệm kỳ.
- Định kỳ đánh giá kết quả đạt được và kiểm điểm rút kinh nghiệm.
- Thực hiện đúng theo chủ trương, công việc được giao của nhiệm kỳ đó.
- Thể hiện được năng lực của người lãnh đạo trong nhiệm kỳ đó.
Như vậy: nhiệm kỳ sẽ giúp xác định đúng được mục tiêu và nhiệm vụ cần đạt được trong khoảng thời gian 5 năm. Đây cũng là cơ hội thể hiện năng lực của bản thân người lãnh đạo.
3 Một nhiệm kỳ kéo dài bao nhiêu năm
Theo Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm kỳ của Quốc hội như sau:
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Theo quy định tại Điều 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp được quy định cụ thể như sau:
- Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong.
Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.
- Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới.
>>> Gợi ý: Thứ trưởng là gì? Thứ trưởng là cán bộ hay công chức?
Như vậy: Nhiệm kỳ của Chính phủ, Quốc hội, cơ quan các cấp thông thường đều kéo dài 5 năm. Mỗi nhiệm kỳ kết thúc thì sẽ bầu một nhiệm kỳ mới kế cận.
4 Các hoạt động khi kết thúc một nhiệm kỳ
Khi kết thúc mỗi nhiệm kỳ hoạt động thường sẽ diễn ra các hoạt động như sau:
- Họp đánh giá kết quả một nhiệm kỳ
- Nêu ra những điểm đã làm được và chưa làm được chuyển nhiệm kỳ sau.
- Người lãnh đạo của nhiệm kỳ cũ lên phát biểu tổng kết và mời lãnh đạo của nhiệm kỳ sau lên nhận chức.
- Kết thúc cuộc họp để bắt đầu một nhiệm kỳ hoạt động mới
Nhiệm kỳ cũ kết thúc sẽ được kế nhiệm ngay nhiệm kỳ mới để thực hiện tiếp các công việc vì mục đích chung của cộng đồng. Mọi công việc của nhiệm kỳ trước sẽ được bàn giao đầy đủ cho nhiệm kỳ sau để hoàn thành tốt công việc được giao.
Những thông tin Liên Việt chia sẻ trên chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiệm kỳ công tác và ý nghĩa của nó. Đặc biệt, bạn đang phấn đấu trong sự nghiệp chính trị thì những thông tin trên rất cần thiết.
Chúc các bạn công việc thuận lợi và thành công hơn!