Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Thông báo
    • Lớp chức danh nghề nghiệp
    • Lớp chuyên viên
    • Lớp chuyên viên chính
    • Lớp lãnh đạo cấp phòng
    • Lớp môi giới bất động sản
    • Lớp nghiệp vụ sư phạm
Tư vấn miễn phí
Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam

Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức ra sao? Khác nhau thế nào?

25/12/2022
in Chuyên viên
0

Cán bộ công chức là gì? Công chức khác gì viên chức? Làm thế nào để phân biệt cán bộ với công chức và viên chức? Có thể đánh giá công chức khác viên chức, cán bộ qua những tiêu chí nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây, Liên Việt sẽ cung cấp những thông tin về cán bộ, công chức là gì viên chức là gì.. Từ đó đưa ra những tiêu chí đánh giá để học viên có thể phân biệt dễ nhất.

Mục lục

  • 1 Cán bộ công chức viên chức là gì?
  • 2 Làm thế nào để phân biệt cán bộ công chức viên chức?

1 Cán bộ công chức viên chức là gì?

Cán bộ, công chức và viên chức là những chức vụ phổ biến trong các đơn vị nhà nước, các đơn vị sự nghiệp thuộc quản lý nhà nước. Cán bộ, công chức, viên chức đều là các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức 2008; Luật Viên chức 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 và các văn bản hướng dẫn, quy định khác của chính phủ.

Để có thể phân biệt công chức và viên chức, cán bộ, việc đầu tiên cần làm là phải hiểu đúng về những khái niệm này.

Cán bộ là gì? 

Cán bộ là công dân Việt Nam, được tuyển dụng qua hình thức bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ  tại cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu các tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh phù hợp với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội tại trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Cán bộ công chức viên chức là gì?

Xem thêm: Cách tính bậc lương khi chuyển ngạch công chức, viên chức mới nhất

2 Làm thế nào để phân biệt cán bộ công chức viên chức?

Cán bộ, công chức, viên chức có những điểm tương đồng có thể dễ nhầm lẫn giữa các đối tượng. Vì vậy, để phân biệt cán bộ, công chức, viên chức cần dựa vào một số tiêu chí, cụ thể như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

  • Cán bộ: Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019; Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
  • Công chức: Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019;Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ
  • Viên chức: Luật Viên chức năm 2010;  Luật sửa đổi, bổ sung Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019; Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ

2/ Chế độ làm việc

  • Cán bộ: Làm việc trong biên chế, theo nhiệm kỳ được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.
  • Công chức: Làm việc trong biên chế, làm công việc công vụ mang tính thường xuyên.
  • Viên chức: Không có biên chế suốt đời (trừ một số trường hợp đặc biệt). Làm việc theo thời hạn của hợp đồng làm việc

3/ Hình thức tuyển dụng

  • Cán bộ: Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế.
  • Công chức: Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế.
  • Viên chức: Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng.

4/ Thời gian tập sự

  • Cán bộ: không phải tập sự
  • Công chức: Đối với công chức loại C phải tập sự 12 tháng; công chức loại D phải tập sự 6 tháng. 
  • Viên chức: Đối với trình độ đại học phải tập sự 12 tháng (riêng bác sĩ là 09 tháng); Đối với trình độ cao đẳng phải tập sự 09 tháng; Đối với trình độ trung cấp phải tập sự 06 tháng.

5/ Nơi làm việc 

  • Cán bộ: Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, huyện.
  • Công chức: Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).
  • Viên chức: Trong các đơn vị sự nghiệp công lập

6/ Cơ chế lương thưởng, bảo hiểm

  • Cán bộ và công chức: Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và tham gia BHXH bắt buộc, BHYT nhưng không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
  • Viên chức: Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập; Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT; Phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

7/ Hình thức kỷ luật:

  • Cán bộ: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.
  • Công chức: Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc; Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
  • Viên chức: Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc; Đối với viên chức quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Làm thế nào để phân biệt cán bộ công chức viên chức?

Xem thêm: Công chức là gì? Điều kiện thi tuyển công chức gồm những gì?

Trên đây là những tiêu chí giúp quý học viên có thể phân biệt được cán bộ, công chức và viên chức khác nhau chỗ nào. Nếu quý học viên có thắc mắc về các vị trí công việc trên, các thông tin về ngạch công chức, chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính… vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt:

Địa chỉ:

  • Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 1 ngõ 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM

Hotline: 0962 780 856

Website: www.lienviet.edu.vn

Xem thêm: Khái niệm viên chức là gì? Điều kiện thi tuyển ra sao?

Previous Post

Lộ trình đào tạo lớp quản lý nhà nước tại Liên Việt

Next Post

Lộ trình đào tạo nghiệp vụ Xoa bóp bấm huyệt trị liệu

Next Post
Lộ trình đào tạo nghiệp vụ Kế toán

Lộ trình đào tạo nghiệp vụ Xoa bóp bấm huyệt trị liệu

No Result
View All Result
left1
goi 0563.585.375
chat

Phòng Tuyển SinhHỗ trợ 24/7

Hotline: 0563585375

Xin chào! Bạn có cần chúng tôi hỗ trợ gì không, đừng ngại hãy đặt câu hỏi để được tư vấn ngay

Vui lòng điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn:
Quy định chuyển ngạch viên chức và thủ tục, hồ sơ chuyển ngạch

Quy định chuyển ngạch viên chức và thủ tục, hồ sơ chuyển ngạch

25/12/2022
0

Cán bộ là gì? Biệt phái, luân chuyển, điều động cán bộ là gì?

Cán bộ là gì? Biệt phái, luân chuyển, điều động cán bộ là gì?

25/12/2022
0

Viên chức là gì? Thi viên chức là gì? Phân hạng ra sao?

Viên chức là gì? Thi viên chức là gì? Phân hạng ra sao?

25/12/2022
0

Công chức là gì? Công chức loại A, B, C và điều kiện thi tuyển

Công chức là gì? Công chức loại A, B, C và điều kiện thi tuyển

25/12/2022
0

Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức ra sao? Khác nhau thế nào?

Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức ra sao? Khác nhau thế nào?

25/12/2022
0

Công tác văn thư lưu trữ là gì? Nhiệm vụ, vai trò ra sao?

Cách xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch công chức, viên chức

25/12/2022
0

Hà Nội

  • Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 1 ngõ 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, HN
  • 1800.6581

Hồ Chí Minh

  • Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
  • 1800.6581
  • lienviet.social@gmail.com

Giới thiệu

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách học viên

Lịch làm việc

  • Tư vấn 24/24
  • Nhận hồ sơ: 08:00 - 17:30
  • Lịch học

Đăng ký nhận thông tin

ĐĂNG KÝ NGAY
Facebook Youtube Comment
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Thông báo
    • Lớp chức danh nghề nghiệp
    • Lớp chuyên viên
    • Lớp chuyên viên chính
    • Lớp lãnh đạo cấp phòng
    • Lớp môi giới bất động sản
    • Lớp nghiệp vụ sư phạm