Trong quản lý và tổ chức, “chức năng” và “nhiệm vụ” là hai khái niệm thường xuyên được sử dụng nhưng rất dễ gây nhầm lẫn. Hiểu đúng bản chất của chúng là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả vận hành công việc. Bài viết dưới đây sẽ giúp phân biệt chức năng và nhiệm vụ một cách rõ ràng. Hãy cùng Liên Việt tìm hiểu!
1 Chức năng là gì nhiệm vụ là gì?
Chức năng và nhiệm vụ là hai khái niệm cơ bản khi đề cập về một vị trí một cá nhân hay tổ chức. Để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này, hãy cùng đến với khái niệm và ví dụ cụ thể dưới đây:
Chức năng là gì?
Định nghĩa: Chức năng là khả năng hoặc vai trò mà một cá nhân, tổ chức hoặc hệ thống có thể thực hiện được nhằm đạt được mục tiêu hoặc kế hoạch nào đó. Đây là khái niệm thường được dùng để mô tả mục đích hoặc vai trò tự nhiên của một đối tượng cụ thể.
Ví dụ: Chức năng của cơ quan hành chính nhà nước là quản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm trật tự, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội.

Nhiệm vụ là gì?
Định nghĩa: Nhiệm vụ là những công việc hoặc trách nhiệm cụ thể được giao cho một cá nhân, tổ chức hay đội nhóm nào đó. Nhiệm vụ thường chi tiết và mang tính cụ thể hơn so với chức năng.
Ví dụ: Nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước nhà nước là ban hành và thực thi các chính sách pháp luật, tổ chức các hoạt động bảo vệ an ninh, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

2 Phân biệt chức năng và nhiệm vụ có gì giống và khác nhau?
Mặc dù chức năng và nhiệm vụ là hai khái niệm quen thuộc nhưng không ít người vẫn nhầm lẫn giữa chúng. Việc hiểu rõ mặt tương đồng và khác biệt của chức năng và nhiệm vụ sẽ giúp tránh được những sự nhầm lẫn này.
Phân biệt chức năng và nhiệm vụ về điểm giống nhau
Về cơ bản, chức năng và nhiệm vụ có ba điểm tương đồng cơ bản:
- Về ý nghĩa: Chức năng và nhiệm vụ đều phản ánh vai trò và trách nhiệm của một chủ thể trong hoạt động của tổ chức, xã hội.
- Về mục đích: Cả hai yếu tố này đều nhằm mục tiêu đóng góp vào sự phát triển hoặc hoàn thành mục tiêu chung.
- Về cách thức vận hành: Chức năng và vai trò có tính chất bổ trợ cho nhau và không thể tách rời.

3 Chức năng và nhiệm vụ khác nhau như thế nào?
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng chức năng và nhiệm vụ vẫn là hai khái niệm tách biệt, có thể phân biệt rõ ràng qua các tiêu chí sau:
Tiêu chí | Chức năng | Nhiệm vụ |
Phạm vi | Bao quát, mang tính tổng thể | Cụ thể, chi tiết thành từng hoạt động |
Mục đích | Xác định vai trò cốt lõi của vị trí công việc | Xác định công việc cụ thể để đạt được chức năng |
Tính chất | Mang tính ổn định, ít thay đổi | Có thể thay đổi tùy theo điều kiện, tình hình thực tế |
Ví dụ: Phân biệt chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong “chuyển đổi số” | Quản lý xã hội, thúc đẩy hiện đại hóa, đảm bảo an ninh mạng và phát triển bền vững trong thời đại số. | Triển khai các giải pháp như cấp căn cước công dân gắn chip, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, số hóa hành chính và khuyến khích người dân tham gia chuyển đổi số. |
Bảng: Phân biệt giữa chức năng và nhiệm vụ qua các tiêu chí cụ thể
Dựa vào bảng trên, có thể phân biệt chức năng và nhiệm vụ một cách ngắn gọn như sau:
- Chức năng là định hướng “cái gì cần làm”
- Nhiệm vụ trả lời câu hỏi “làm như thế nào và làm gì cụ thể”.
4 Ví dụ chức năng và nhiệm vụ
Để giúp bạn dễ dàng phân biệt chức năng và nhiệm vụ hơn. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về hai thuật ngữ này. Hãy cùng tìm hiểu và theo dõi bạn nhé.

Nghề nghiệp | Chức năng | Nhiệm vụ |
Giáo viên | Giảng dạy | Dạy một bộ môn cụ thể, ví dụ dạy bộ môn toán, văn, Anh… |
Bác Sĩ | Chữa bệnh | Khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Ví dụ: Khám chữa bệnh về mắt, bác sĩ khoa sản… |
Nhân viên bán hàng | Bán hàng | Tư vấn, giới thiệu sản phẩm, giải đáp thắc mắc của khách hàng và thực hiện giao dịch bán hàng |
Doanh nghiệp | Sản xuất và kinh doanh | Sản xuất ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng |
Cơ quan Nhà Nước | Quản lý đất nước | Thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Như: Quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý văn hóa… |
Trên đây là những thông tin cơ bản về chức năng và nhiệm vụ. Hy vọng với những thông tin có trong bài viết đã giúp bạn nhận biết, phân biệt chức năng và nhiệm vụ được dễ dàng và đơn giản hơn.
Đừng quên truy cập vào Liên Việt Education thường xuyên để có thêm thông tin hữu ích về các chứng chỉ phù hợp với chuyên ngành của mình bạn nhé
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0962.780.856
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/