Trong bộ máy nhà nước, quan chức là những nhân tố quan trọng góp phần vào việc xây dựng và thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Vậy cụ thể quan chức là gì? Vai trò của quan chức trong bộ máy nhà nước như thế nào? Hãy cùng Liên Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem thêm: Kỷ luật cán bộ là gì? Các hình thức kỷ luật cán bộ
1 Quan chức là gì?
Hiện nay chưa có thông tin pháp luật nào quy định quan chức là gì? Tuy nhiên, theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì chữ “quan” là viên chức có quyền hành trong bộ máy phong kiến, thực dân. Và khái niệm “quan chức” dùng để chỉ những người có chức vụ cao trong bộ máy nhà nước của chế độ phong kiến hoặc tư bản.
Trong xã hội hiện đại xã hội chủ nghĩa ngày nay, quan chức tức là đang nói đến các vị lãnh đạo làm việc công tác tại các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
>>> Xem thêm: Cán bộ nguồn là gì? Vai trò của cán bộ nguồn đối với đất nước?
2 Phân loại quan chức
Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay sẽ có các chức danh quan chức như sau:
Cán bộ, công chức
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về khái niệm cán bộ như sau:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Như vậy: Cán bộ là công dân Việt Nam và được bầu cử phê duyệt, bổ nhiệm giữ chức vụ theo nhiệm kỳ của từng cơ quan nhà nước, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về công chức như sau:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Như vậy: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan nhà nước, công an, quân đội…trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
>>> Xem thêm: Công tác cán bộ là gì? Vai trò của công tác cán bộ như thế nào?
Chính trị gia
Chính trị gia là những người hoạt động chính trị với các công việc và nhiệm vụ cụ thể như: xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách tăng trưởng của cơ quan, tổ chức chính trị trong một đất nước. Với mục tiêu phát triển đất nước và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong nội bộ nước nhà.
Chính trị gia có nhiều nhiệm vụ quan trọng trong xã hội, bao gồm:
- Đại diện cho cử tri và đưa ra các quyết định chính trị thể hiện ý muốn của nhân dân, đại diện cho quyền lợi của nhân dân.
- Giám sát và kiểm tra hoạt động của các cơ quan chính phủ để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm cao trong quá trình làm việc.
- Tham gia vào việc xây dựng và thực hiện chính sách và luật pháp nhằm cải thiện an sinh xã hội và cuộc sống của người dân.
- Thúc đẩy sự đoàn kết và hòa bình trong xã hội và quốc tế.
Các chính trị gia thường sẽ công tác ở các nơi như:
- Các cơ quan tối cao, tổ chức thuộc hệ thống chính trị của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…
- Uỷ ban nhân dân các cấp từ trung ương đến địa phương thành phố, tỉnh…
- Các đơn vị chính trị – xã hội quan trọng như: Hội Nông dân, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Hội Nhà báo, Hội Luật gia…
Tư vấn viên nhà nước
Tư vấn viên nhà nước là những cán bộ, công chức có nhiệm vụ tư vấn về pháp luật, chính trị, xã hội…tại các cơ quan, tổ chức chuyên trách. Các tư vấn viên được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
>>> Xem ngay: Luân chuyển là gì? Tiêu chuẩn, quy trình luân chuyển cán bộ
3 Vai trò của quan chức
Quan chức có vai trò quan trọng như sau:
- Quan chức đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thi hành chính sách và quyết định của chính phủ. Họ cố gắng đưa ra các quyết định và chính sách mà họ tin rằng sẽ cải thiện cuộc sống của người dân.
- Quan chức là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu của nền hành chính nhà nước, là chủ thể quan trọng trong quá trình cải cách hành chính.
- Quan chức sẽ giúp giảm tải những mâu thuẫn về pháp luật, chính trị, xã hội …tại các cơ quan, tổ chức chuyên trách.
Như vậy: Quan chức đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị…theo đúng quy định của pháp luật.
Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn cái nhìn tổng quát về quan chức là gì? Vai trò nhiệm vụ của các quan chức hiện nay. Chúc bạn một ngày tốt lành.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0962.780.856
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/