Hiện nay có nhiều vụ được báo chí đưa tin các quan chức lạm dụng quyền hạn để làm sai quy định của nhà nước. Có một số trường hợp còn nghiêm trọng hơn là vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng nghiệm trọng.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về quyền hạn là gì? Thế nào là lạm dụng quyền hạn? Những hậu quả của việc làm dụng quyền hạn.
Để tìm hiểu rõ về những khái niệm này, mời các bạn theo dõi trong bài viết của Liên Việt dưới đây nhé.
>>> Xem thêm: Kiêm nhiệm là gì? Phụ cấp kiêm nghiệm là gì?
1 Quyền hạn là gì?
Quyền hạn là khái niệm để chỉ việc xác định được phạm vi, nội dung, lĩnh vực hoạt động của mỗi chức vụ, vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức theo đúng quy định của pháp luật. Quyền hạn sẽ được bao gồm của cơ quan, tổ chức và quyền hạn của cá nhân trong tổ chức, cơ quan đó.
Làm việc theo đúng trách nhiệm và quyền hạn được phân công là thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Những ai lạm dụng quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng đều sẽ bị trừng trị theo đúng pháp luật.
2 Ví dụ về quyền hạn
Ví dụ minh hoạt về quyền hạn và làm dụng quyền hạn như sau:
Nguyễn Thế B là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. B được phân công phụ trách lĩnh vực văn hóa – xã hội không được phân công phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai. Nhưng ông B vẫn ra quyết định thu hồi đất, tài sản của công ty X để giao cho công ty Y sử dụng. Trong khi công ty Y lại có liên quan tới gia đình ông B. Đây là một trường hợp điển hình của việc hành vi làm dụng chức quyền, vượt quá chức trách, nhiệm vụ được giao.
>>> Xem ngay: Thanh tra là gì? Sự khác biệt Thanh tra và kiểm tra
3 Thế nào là lạm dụng quyền hạn
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có quy định về lạm dụng chức quyền như sau:
Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội
“Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Hình sự là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
Như vậy: hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn được quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 là cá nhân đã sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện. Khi thực hiện quá quyền hạn của cá nhân gây hậu quả nghiêm trọng mà không có dấu hiệu khắc phục thì sẽ vi phạm pháp luật.
>>> Đọc thêm: Sân sau là gì? Doanh nghiệp sân sau thực chất là gì?
4 Giao quyền hạn cho người khác là gì?
Trao quyền chính là việc quản lý cấp trên cho phép cấp dưới có quyền hành động hoặc ra quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình. Người lãnh đạo, quản lý sẽ quyết định giao một phần quyền hạn để cấp dưới có thể chủ động làm việc, ra quyết định và thể hiện được năng lực của bản thân.
Giao quyền hạn cho cấp dưới sẽ giúp người lãnh đạo xây dựng được đội ngũ cấp dưới, nhân viên toàn diện và xuất sắc. Một người lãnh đạo, quản lý có tầm nhìn và năng lượng là người phải biết cân đối giữa kiểm soát và giao quyền hạn.
Việc giao quyền hạn đúng người đúng việc sẽ giúp các nhà lãnh đạo đạt được:
- Giảm bớt ôm việc gây quá tải công việc của các nhà lãnh đạo, quản lý.
- Tạo động lực phấn đấu cho cấp dưới được giao quyền hạn.
- Tạo sự cạnh tranh trong chính tổ chức, đơn vị đó để mọi người đều phấn đấu để được giao quyền hạn giải quyết những công việc quan trọng.
- Gia tăng sự gắn kết giữa mọi người trong tổ chức, đơn vị.
- Tạo niềm tin của cá nhân với tổ chức, đơn vị.
Việc giao quyền hạn đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhà quản lý nói riêng cũng như đơn vị, tổ chức nói chung. Quy trình giao việc cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mới đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.
>>> Xem ngay: Bổ nhiệm là gì? Tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng phòng, phó phòng
5 Mối quan hệ giữa quyền hạn và nhiệm vụ
Quyền hạn và nhiệm vụ có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời, cụ thể như sau:
- Quyền hạn là xác định phạm vi công việc của một công việc hoặc vị trí cụ thể. Còn nhiệm vụ là việc thực hiện công việc nằm trong phạm vi quyền hạn đó.
- Quyền hạn là thể hiện quyền hợp pháp để ra lệnh và quyết định sự phục tùng của cấp dưới. Còn nhiệm vụ là kết quả của việc ra quyết định trên.
- Quyền hạn thể hiện được vị trí của người lãnh đạo, người quản lý trong tổ chức, đơn vị. Nhiệm vụ là thể hiện được năng lực của người lãnh đạo với tổ chức, đơn vị đó.
- Trong khi quyền hạn được ủy quyền từ cấp trên đối với cấp dưới thì nhiệm vụ chính là trách nhiệm được giao từ cấp trên với cấp dưới.
- Mục đích của quyền hạn là đưa ra quyết định để thực thi chúng. Còn nhiệm vụ sẽ là phần thực hiện, triển khai.
- Quyền hạn sẽ tồn tại lâu dài còn nhiệm vụ sẽ có trong thời gian ngắn đến khi hoàn thành là kết thúc.
Nói chung, quyền hạn và nhiệm vụ sẽ luôn luôn song hành cùng nhau ở trong các cơ quan, đơn vị và tổ chức nhà nước. Hai phần sẽ hỗ trợ nhau để cùng hoàn thành tốt công việc của tổ chức.
Với phần chia sẻ trên của Liên Việt hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quyền hạn và những điều cần tránh không nên lạm dụng quyền hạn trong công việc. Chúc các bạn luôn hoàn thành tốt công việc nhé !
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0962.780.856
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/