Sáng kiến kinh nghiệm là một hoạt động thực tiễn luôn được ủng hộ và khuyến khích trong công tác văn thư lưu trữ. Tuy nhiên, viết sáng kiến kinh nghiệm văn thư lưu trữ như thế nào vẫn còn là điều mà nhiều học viên thắc mắc. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ gợi ý cho quý học viên các viết và gợi ý một vài sáng kiến kinh nghiệm về văn thư lưu trữ. Cùng tham khảo nhé!
1 Yêu cầu của một bài sáng kiến văn thư lưu trữ
Sáng kiến kinh nghiệm là những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ mà tác giả tích lũy được trong thực tiễn, thông qua các hoạt động cụ thể khắc phục được những khó khăn không giải quyết được bằng các biện pháp chung, góp phần nâng cao rõ rệt hiệu quả công việc.
Khi viết sáng kiến kinh nghiệm nói chung, sáng kiến công tác lưu trữ nói riêng, tác giả phải đảm bảo sáng kiến đề cập đến các yếu tố sau:
- Mục đích: Đề tài này giải quyết những khó khăn bức xúc gì trong công việc nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của bản thân.
- Tính thực tiễn: Các câu hỏi tổng hợp được những vấn đề khó, bức xúc, đáng lo ngại nảy sinh trong thực tiễn, tạo điều kiện cho việc tìm kiếm giải pháp.
- Tính khoa học: Đề tài đưa ra cơ sở lý luận, pháp lý; cơ sở thực tiễn làm cơ sở giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài. Mô tả ngắn gọn, rõ ràng và mạch lạc các bước thực hiện của sáng kiến. Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo.
- Khả năng vận dụng sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài thể hiện và minh họa hiệu quả của sáng kiến khi được áp dụng và cung cấp bằng chứng về kết quả, số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới với cách làm cũ.
Để trau dồi kiến thức chuyên sâu và kỹ năng chuyên môn vững chắc trong lĩnh vực văn thư lưu trữ, việc theo học chương trình đại học là lựa chọn phù hợp. Bài viết “Học đại học văn thư lưu trữ ở đâu” sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các trường đại học đào tạo ngành văn thư lưu trữ, giúp bạn lựa chọn phương thức học phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của bản thân.
Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm công tác văn thư lưu trữ
Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn học viên xây dựng nội dung sơ bộ cần có cho một bài sáng kiến kinh nghiệm công tác văn thư lưu trữ.
1. Chọn đề tài phù hợp: Việc xác định tên đề tài là quan trọng nhất, có khi còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Xác định đúng chủ đề có thể định hướng cho tác giả cách giải quyết vấn đề, giúp tác giả tập trung nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh lan man, lạc đề. Đối với công tác văn thư lưu trữ, học viên có thể chọn đề tài theo 2 hướng sau:
- Cải tiến chế độ, phương pháp làm việc, quy trình nghiệp vụ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ công tác lưu trữ.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong thực tiễn công tác văn thư lưu trữ.
2. Lập dàn ý chi tiết: Đây là công việc rất cần thiết giúp người viết xác định được mình cần viết cái gì, thu thập những tư liệu nào về lý luận và thực tiễn, số liệu nào để trình bày.
3. Tiến hành thực hiện đề tài: Người viết cần đọc các tài liệu liên quan đến dự án, ghi lại các công việc đã thực hiện trong thực tế và thu thập dữ liệu làm bằng chứng hỗ trợ. Sau đó cân nhắc chỉnh sửa dàn ý chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế.
4. Viết nháp theo dàn bài đã lập: Cần lưu ý đây là một loại văn bản báo cáo khoa học nên ngôn ngữ viết cần ngắn gọn, súc tích.
5. Hoàn chỉnh việc biên tập, đánh máy và in ấn
Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm công tác văn thư lưu trữ bao gồm:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
-
- Cơ sở lý luận của vấn đề (trong một số trường hợp có thể lược bỏ)
- Thực trạng của vấn đề
- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
- Hiệu quả của SKKN
- Kết luận, kiến nghị
Khi trình bày sáng kiến kinh nghiệm văn thư lưu trữ, bài sáng kiến nên được soạn thảo trên MS Word, in, đóng thành quyển với độ dài tối thiểu 10 trang, tối đa không quá 30 trang. Đảm bảo các nguyên tắc trình bày như phông chữ, cỡ chữ, căn lề, khoảng cách dòng…
Bên cạnh việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm, việc trau dồi kiến thức chuyên môn là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả công việc văn thư lưu trữ. Bài viết “Giáo trình văn thư trường đại học nội vụ Hà Nội” sẽ cung cấp cho bạn tổng hợp giáo trình công tác văn thư lưu trữ, giúp bạn trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
2 Gợi ý mẫu sáng kiến kinh nghiệm văn thư lưu trữ
Dưới đây là một số bài mẫu sáng kiến trong công tác văn thư lưu trữ được Liên Việt tổng hợp. Quý học viên có thể tham khảo và tải về miễn phí:
Mẫu sáng kiến kinh nghiệm văn thư 1: Nâng cao hiệu quả công tác văn thư lưu trữ trong trường học
I.Lời mở đầu: Lý do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu; Phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu
II. Phần nội dung:
- Cơ sở lý luận: Khái niệm, nhiệm vụ và nội dung của công tác văn thư lưu trữ.
- Thực trạng công tác văn thư lưu trữ trong trường học: Đặc điểm tình hình chung, thuận lợi, khó khăn
- Giải pháp nâng cao chất lượng văn thư lưu trữ trong trường học
III. Kết luận: Kết quả nghiên cứu, kết luận, tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, học viên có thể tham khảo thêm một số mẫu sáng kiến văn thư lưu trữ như sau:
- Sáng kiến công tác văn thư lưu trữ tại trường THPT Đôn Châu
- Sáng kiến công tác văn thư lưu trữ trường THPT Lưu Hoàng
- Sáng kiến công tác văn thư lưu trữ trường THPT Lê Hồng Phong
Việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm không thể thiếu hiểu biết về quy trình lưu trữ hồ sơ và văn thư. Bài viết “Quy trình văn thư lưu trữ” cung cấp các bước thực hiện cụ thể và chi tiết về cách quản lý, sắp xếp, và bảo quản tài liệu, giúp bạn thực hiện các sáng kiến một cách hiệu quả hơn.
Trên đây là những mẫu sáng kiến kinh nghiệm văn thư lưu trữ mà các bạn học viên có thể tham khảo. Nếu học viên cần được giải đáp những thông tin về công tác văn thư lưu trữ, khóa học văn thư lưu trữ vui lòng liên hệ với Liên Việt Education để được hỗ trợ.