Trong các cơ quan của Bộ và các cơ quan ngang Bộ, thứ trưởng là người nắm giữ vị trí khá quan trọng chỉ sau Bộ trưởng. Vậy thứ trưởng là gì? Thứ trưởng là ai? Chúng ta cùng Liên Việt tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
1 Thứ trưởng là gì? Thứ trưởng là ai?
Trong bộ máy cơ cấu nhà nước Việt Nam, Thứ trưởng đóng vai trò quan trọng trong Bộ hoặc các cơ quan ngang Bộ. Nhiệm vụ và vai trò của Thứ trưởng được quy định cụ thể như sau:
Khái niệm
Theo Điều 4 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ như sau:
Điều 4: Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.
2. Số lượng Thứ trưởng thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.
Theo đó, Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Như vậy: Thứ trưởng sẽ là người làm việc, thực hiện nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng. Trong trường hợp Bộ trưởng vắng mặt thì một Thứ trưởng sẽ được ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.
>>> Xem thêm: Ủy viên là gì? Vai trò và nhiệm vụ của ủy viên
Thứ trưởng là cán bộ hay công chức
Tại điều 32 Luật tổ chức Chính phủ quy định về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ như sau:
“Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ, cơ quan ngang Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hiện nay gồm có: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.”
Còn Thứ trưởng là người giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công. Đồng thời, Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, Bộ trưởng và Thứ trưởng đều là những chức danh đặc biệt quan trọng trong cơ cấu bộ máy nhà nước Việt Nam. Nhiều người vẫn thắc mắc Bộ trưởng và Thứ trưởng là cán bộ hay công chức?
Thực chất, chưa có một khái niệm nào nêu rõ về chức danh Thứ trưởng là cán bộ hay công chức. Theo các quy định của pháp luật thì cũng chỉ nêu về khái niệm và đặc điểm của Thứ trưởng tùy theo từng nhiệm vụ và quyền hạn.
Tuy nhiên, Thứ trưởng được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ của Chính phủ. Và vị trí Thứ trưởng được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ nên có thể khẳng định Thứ trưởng là cán bộ.
>>> Tham khảo: Tinh giản biên chế là gì? Quy định mới về tinh giản biên chế
2 Nhiệm vụ của Thứ trưởng
Theo Điều 38 của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định như sau:
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ về nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp nhập Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, Thứ trưởng sẽ có nhiệm vụ thực hiện theo sự phân công của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Và Thứ trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các công việc được phân công trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Mỗi một bộ ngành lại có một Thứ trưởng phụ trách chuyên trách riêng và có quy định về số lượng cụ thể như Thứ trưởng cơ quan ngang Bộ không quá 5 người, còn các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 6 người.
>>> Gợi ý: Thi công chức là gì? Hình thức thi công công như thế nào?
3 Quyền hạn của Thứ trưởng
Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội trong lĩnh vực quản lý ngành Công Thương. Thứ trưởng sẽ là người đứng sau Bộ trưởng, đảm nhận nhiệm vụ theo sự phân công của Bộ trưởng.
Thứ trưởng đóng vai trò rất quan trọng trong bộ máy cơ cấu nhà nước Việt Nam nói chung và Bộ nói riêng. Thứ trưởng sẽ là người giúp Bộ trưởng trong việc chỉ đạo, xử lý, thực hiện các nhiệm vụ được Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phân công.
Ngoài việc thực hiện theo đúng các nhiệm vụ được Bộ trưởng giao thì Thứ trưởng phải liên tục quan sát, theo dõi và tìm hướng giải quyết các vấn đề trong Bộ. Hơn nữa, Thứ trưởng còn phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình.
>>> Xem thêm: Từ chức là gì? Quy định từ chức của cán bộ công chức
4 Trách nhiệm của thứ trưởng
Thứ trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tất cả các nhiệm vụ được phân công. Và trách nhiệm cụ thể của Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định cụ thể như sau:
- Chỉ đạo các đơn vị trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, phát triển các dự án liên quan đến chính sách, phát lệnh, pháp luật;
- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong quá trình thực hiện các quy định, dự án, chính sách từ cấp trên đưa ra;
- Thường xuyên theo dõi ngành, đơn vị dưới sự chỉ đạo, phân công của các ngành tương ứng;
- Trong trường hợp cần giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng và nhạy cảm, Bộ trưởng sẽ trực tiếp chỉ đạo. Khi đó Thứ trưởng sẽ hỗ trợ, báo cáo và xin ý kiến liên tục;
- Theo dõi tổng hợp chỉ đạo và hướng dẫn toàn ngành về chuyên môn cụ thể nào đó;
- Quán xuyến hoạt động tổng thể của Bộ nhằm xử lý những vấn đề phát sinh trên cơ sở được Bộ phân công. Các Thứ trưởng phải phối hợp với Bộ trưởng để hoàn thành nhiệm vụ và tuân thủ Quy chế làm việc của Bộ.
Như vậy, Thứ trưởng sẽ có trách nhiệm thực hiện các công việc được phân công. Và Thứ trưởng sẽ có trách nhiệm báo cáo mọi công việc với Bộ trưởng, Hơn nữa Thứ trưởng còn phải phối hợp với Bộ trưởng để hoàn thành nhiệm vụ của Bộ ban hành.
>>> Xem thêm: Bộ Nội vụ là gì? Nhiệm vụ và chức năng của Bộ Nội vụ
5 Lời kết
Với những thông tin Liên Việt chia sẻ trên hi vọng các bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết hơn về vị trí Thứ trưởng trong Bộ máy nhà nước của chúng ta. Các nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các Thứ trưởng sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ của mình.
Đồng thời, mỗi chúng ta hãy luôn luôn tin tưởng và ủng hộ những quyết định của Thứ trưởng nói riêng và các quyết định, chủ trương của Bộ hay các cơ quan ngang Bộ nói chung nhé.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe và công tác tốt !