Bạn đang cảm thấy hoang mang trước kỳ thi lấy chứng chỉ Hành nghề Đấu Thầu?
Bạn không biết mình nên ôn luyện và chuẩn bị như thế nào cho kỳ thi sắp tới?
Hãy để Liên Việt Education mang đến giải pháp cho bạn. Với bộ 60 câu hỏi trắc nghiệm đấu thầu và những chia sẻ về kinh nghiệm khi làm bài, bạn sẽ có thể tự tin hơn trong việc ôn luyện và lấy chứng chỉ. Bắt đầu thôi nào!
1 Các dạng câu hỏi trắc nghiệm đấu thầu thường gặp
Các câu hỏi kiến thức về luật đấu thầu
Trong kỳ thi lấy chứng chỉ, các câu hỏi kiến thức về luật đấu thầu sẽ tập trung vào các vấn đề cơ bản như:
- Các quy định chung về đấu thầu, bao gồm các điều khoản và quy định cơ bản trong pháp luật liên quan đến quá trình đấu thầu.
- Các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm các phương thức và tiêu chí để chọn lựa nhà thầu phù hợp.
- Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu: Hiểu biết về cách lập và xử lý hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu là quan trọng, bao gồm việc biết cách soạn thảo các tài liệu, xác định yêu cầu kỹ thuật và tài chính, và xử lý các thủ tục liên quan.
- Quy trình đấu thầu: Bao gồm các bước cụ thể trong quy trình đấu thầu từ việc chuẩn bị, công bố, đến lựa chọn nhà thầu.
- Giải quyết tranh chấp: Kiến thức về các biện pháp giải quyết tranh chấp, bao gồm pháp luật, trọng tài và các phương tiện đàm phán để giải quyết mâu thuẫn một cách công bằng và hiệu quả.
Thí sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản về các bộ luật đấu thầu để đạt điểm cao
>>> Xem ngay: Tìm hiểu về quy chế làm việc của tổ chuyên gia đấu thầu
Câu hỏi về kỹ năng liên quan
Trong kỳ thi lấy chứng chỉ, các câu hỏi về kỹ năng liên quan sẽ tập trung vào các khía cạnh quan trọng của quá trình đấu thầu như:
- Phân tích hồ sơ mời thầu: Các ứng viên cần hiểu cách phân tích và đánh giá hồ sơ mời thầu để xác định yêu cầu, điều kiện và tiêu chí của dự án.
- Lập hồ sơ dự thầu: Kiến thức về cách chuẩn bị và tổ chức thông tin trong hồ sơ dự thầu sao cho rõ ràng và đầy đủ.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu: Các ứng viên cần nắm vững cách đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu và đưa ra quyết định phù hợp.
- Kỹ năng đàm phán: Cần có kiến thức và kỹ năng để thực hiện các cuộc đàm phán với các nhà thầu, đặc biệt là trong việc thương lượng các điều khoản hợp đồng và giá cả.
2 Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm đấu thầu đạt kết quả cao
Để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm đấu thầu, bạn có thể áp dụng những kinh nghiệm sau:
- Đọc kỹ luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành: Hiểu rõ luật lệ và quy định của đấu thầu sẽ giúp bạn làm bài thi một cách tự tin và chính xác hơn. Đây cũng là cơ hội để bạn nắm vững các nguyên tắc cơ bản và chi tiết về quy trình đấu thầu.
- Làm thật nhiều bài tập trắc nghiệm trong sách, tài liệu: Thực hành thông qua việc làm các bài tập trắc nghiệm giúp bạn làm quen với cấu trúc và định dạng câu hỏi thường gặp trong đấu thầu. Đồng thời, bạn cũng có cơ hội cải thiện khả năng phản xạ và hiểu biết về nội dung kiến thức.
- Tập trung vào các phần quan trọng: Trong trường hợp có những phần của đề thi mà bạn cảm thấy không chắc chắn, hãy tập trung vào những phần bạn hiểu rõ và có thể trả lời được.
- Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi: Quản lý thời gian là quan trọng để hoàn thành bài thi một cách hiệu quả. Hãy chia thời gian sao cho bạn có đủ cơ hội trả lời tất cả các câu hỏi một cách cân nhắc và đảm bảo không bỏ sót thông tin quan trọng.
- Giữ bình tĩnh và tập trung khi làm bài: Trong quá trình làm bài, duy trì tinh thần lạc quan, giữ bình tĩnh và tập trung vào từng câu hỏi để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.
Hãy giữ bình tĩnh để có thể tập trung làm bài tốt hơn
>>> Xem thêm: Đấu thầu hạn chế là gì?
3 60 câu hỏi trắc nghiệm đấu thầu có lời giải
Câu 1:
Hồ sơ mời thầu quy định hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực 180 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Việc nhà thầu chào hiệu lực hồ sơ dự thầu 182 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu được đánh giá như thế nào?
- Bị coi là không hợp lệ và bị loại
- Đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu
- Xử lý tình huống linh hoạt trên cơ sở số lượng nhà thầu tham dự thầu
Câu 2:
Trong HSDT của nhà thầu A, đối với hạng mục hàng hóa USB 8G, nhà thầu chào USB 8G của Kingmax nhưng tại cột đơn giá nhà thầu lại ghi là “0” đồng. Trong trường hợp này, tổ chuyên gia đánh giá như thế nào?
- Coi đây là sai lệch và lấy đơn giá trong dự toán được duyệt để hiệu chỉnh cho nhà thầu
- Coi đây là sai lệch và lấy đơn giá thấp nhất trong số các HSDT tham dự để hiệu chỉnh cho nhà thầu
- Mời nhà thầu làm rõ về đơn giá của USB sau đó căn cứ ý kiến làm rõ của nhà thầu sẽ xử lý tiếp.
- Không tiến hành hiệu chỉnh hoặc sửa lỗi
Câu 3:
Ngay sau thời điểm đóng thầu, nhà thầu phát hiện trong hồ sơ dự thầu đã không kê khai và không đính kèm tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự của mình. Trong trường hợp này:
- Nhà thầu không được làm rõ đối với hợp đồng không kê khai trong hồ sơ dự thầu
- Nhà thầu bị đánh giá không đáp ứng về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự
- Nhà thầu được phép gửi hồ sơ làm rõ về năng lực, kinh nghiệm đến bên mời thầu trong thời gian quy định tại hồ sơ mời thầu
Câu 4:
Gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn quy mô nhỏ có phải áp dụng hợp đồng trọn gói hay không?
- Phải áp dụng hợp đồng trọn gói nếu gói thầu có tính chất đơn giản
- Phải áp dụng hợp đồng trọn gói trong mọi trường hợp
- Chi áp dụng khi chủ đầu tư thấy cần thiết
>>> Bài viết tham khảo: Tìm hiểu 8 cách xử lý tình huống trong đấu thầu hiệu quả
Câu 5:
Chọn dự án nào sau dưới đây dự án đầu tư phát triển:
- Dự án xây dựng đường ô tô cao tốc
- Nội dung mua thiết bị văn phòng của bệnh viện A
- Cả 2 đáp án trên đều đúng.
Câu 6:
Nội dung nào sau đây là căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên:
- Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng thẩm định giá
- Các báo giá của nhà cung cấp
- Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 7:
Nhà thầu A là nhà thầu trúng thầu gói thầu mua sắm hàng hóa của chủ đầu tư X vói giá trúng thầu là 9,5 tỷ đồng (giá dự toán được duyệt là 11 tỷ đồng). Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng mà nhà thầu A phải thực hiện là bao nhiêu?
- 3% giá trị dự toán được duyệt
- 3% giá trúng thầu
- 5% giá dự thầu
Câu 8:
Chủ đầu tư X đăng tải thông báo mời thầu gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu 15 tỷ đồng, trong đó ghi thời gian bắt đầu bán hồ sơ mời thầu từ 8h00 ngày 1/8/2016, thời điểm đóng thầu là 9h ngày 18/8/2016, thông báo mời thầu này có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không?
- Phù hợp;
- Sai về thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu;
- Chưa đủ thông tin để xem xét.
Câu 9:
Tổng công ty A dự kiến chỉ định thầu cho Công ty B (là công ty con, do Tổng công ty A nắm giữ 51% vốn điều lệ) thực hiện gói thầu xây lắp công trình X thuộc dự án Y mà Tống công ty A làm chủ đầu tư. Việc chỉ định thầu cho Công ty B thực hiện gói thầu xây lắp công trình X có vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu hay không?
- Vi phạm do Công ty B là công ty con của Tổng công ty A nên không đáp ứng quy định vê bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Không vi phạm
- Không vi phạm nếu gói thầu xây lắp công trình X đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu
Câu 10:
Nhà thầu X thực hiện gói thầu xây lắp với giá hợp đồng trọn gói là 5,2 tỷ đồng. Dự toán được duyệt trước đó của gói thầu X là 5,4 tỷ đồng. Theo biên bản nghiệm thu khối lượng công việc thực tế, giá trị công việc đã thực hiện hoàn thành của nhà thầu X tương đương 5,5 tỷ đồng. Hỏi trong trường hợp này, sau khi hoàn thành hợp đồng, nhà thầu được thanh toán bao nhiêu tiền?
- 5,5 tỷ đồng
- 5,4 tỷ đồng
- 5,2 tỷ đồng
Để có thể xem trọn bộ 60 câu hỏi trắc nghiệm đấu thầu, bạn hãy nhấn vào Đ Y để tải về máy.
Bộ câu hỏi sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức tốt hơn trước khi thi
Trên đây là tất cả thông tin chi tiết về kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề đấu thầu mà Liên Việt Education đã tổng hợp. Hy vọng rằng với bộ 60 câu hỏi trắc nghiệm đấu thầu và những kinh nghiệm mà chúng tôi đã chia sẻ, bạn sẽ tự tin hơn và đạt được kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Chúc bạn may mắn và thành công!