Chức danh nghề nghiệp bảo vệ là gì? Hạng chức danh nghề nghiệp bảo vệ được quy định trong văn bản pháp luật nào? Tiêu chuẩn chức danh bảo vệ viên bảo vệ rừng hạng III, IV gồm những gì? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thông tin chi tiết mã số, tiêu chuẩn chức danh này nhé.
1 Hạng chức danh nghề nghiệp bảo vệ rừng
Hạng chức danh nghề nghiệp bảo vệ rừng là tên gọi thể hiện trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của người viên chức bảo vệ rừng. Mỗi hạng chức danh sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau được quy định tại TT18/2020/TT-BNNPTNT.
Cụ thể, tại Điều 3 thông tư TT18/2020 định mã số như sau:
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông
- Khuyến nông viên chính (hạng II) – (Mã: V.03.09.25)
- Khuyến nông viên (hạng III) – (Mã: V.03.09.26)
- Kỹ thuật viên khuyến nông (hạng IV) – (Mã: V.03.09.27)
Chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng
- Quản lý bảo vệ rừng viên chính (hạng II) – (Mã: V.03.10.28)
- Quản lý bảo vệ rừng viên (hạng III) – (Mã: V.03.10.29)
- Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng (hạng IV) – (Mã: V.03.10.30)
Có thể thấy, hạng chức danh nghề nghiệp bảo vệ rừng được chia thành 3 hạng. Cao nhất là quản lý bảo vệ rừng viên chính hạng 2 và thấp nhất là kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng hạng 4.
Xem thêm: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ sư xây dựng
2 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bảo vệ rừng
Viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập là ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ phải đáp ứng điều kiện về phẩm chất như sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; thực hiện đúng nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, chủ động, hợp tác chặt chẽ trong công việc, lắng nghe ý kiến của quần chúng và đồng nghiệp.
- Chính trực, nhiệt tình, tận tâm, tận lực với công việc.
- Thường xuyên học tập nâng cao chất lượng chuyên môn, tích cực nghiên cứu, học tập với tinh thần cởi mở.
- Không sử dụng tên tuổi, chức vụ hoặc quyền lực của mình để trục lợi cho cá nhân hoặc nhóm. Có tinh thần dũng cảm, khéo léo chống lại các hành vi phá hoại để quản lý và bảo vệ rừng.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, tài liệu phục vụ công tác quản lý rừng.
Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên là gì?
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bảo vệ rừng viên chính hạng II
Tiêu chuẩn Bảo vệ viên bảo vệ rừng hạng 2 được quy định tại Điều 9.Thông tư 18/2020 như sau:
Tiêu chuẩn bồi dưỡng, đào tạo
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí yêu cầu việc làm.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính hạng II
Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ
- Nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; của ngành về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng.
- Có kiến thức chuyên sâu, có năng lực tổng hợp, khái quát, năng lực đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng; khả năng tổ chức, bố trí nhân sự thực hiện quản lý bảo vệ rừng; có khả năng kết nối giữa các tổ chức và các cá nhân hoạt động quản lý bảo vệ rừng.
- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tư duy sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng KHCN để thực hiện nhiệm vụ.
- Đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, kế hoạch và chương trình/ đề án/ dự án về quản lý bảo vệ rừng và được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản phục vụ công việc.
- Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ bậc 3 KNLNN Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối nếu công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
Xem thêm: Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ thế nào?
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bảo vệ viên bảo vệ rừng hạng III
Tiêu chuẩn Bảo vệ viên bảo vệ rừng hạng III được quy định tại Điều 10.TT18/2020 như sau:
Tiêu chuẩn bồi dưỡng, đào tạo
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên hạng III.
Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ
- Nắm được các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
- Có các kiến thức nghiệp vụ bảo vệ rừng, sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Có kỹ năng tổng hợp làm báo cáo các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời có khả năng tổ chức, bố trí nhân sự trong tổ chức kiểm tra, thực hiện quản lý bảo vệ rừng.
- Có phương pháp, kỹ năng vận động mọi người tham gia quản lý bảo vệ rừng.
- Có khả năng làm việc độc lập, việc theo nhóm. Có tư duy sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để thực hiện nhiệm vụ.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 KNLNN 6 bậc Việt Nam.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng hạng IV
Tiêu chuẩn kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng hạng IV được quy định tại Điều 9 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT như sau:
Tiêu chuẩn bồi dưỡng, đào tạo
- Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành về lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm trở lên.
Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ
- Nắm vững được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của ngành về quản lý bảo vệ rừng, phát triển và sử dụng rừng.
- Có tư duy và khả năng làm việc nhóm, có phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.
- Nắm vững quy trình kỹ thuật, có nghiệp vụ thực hiện hoạt động về quản lý bảo vệ rừng theo vị trí việc làm của mình.
- Sử dụng thành thạo công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng và bảo hộ lao động và các loại thiết bị nghiệp vụ cần thiết khác để quản lý bảo vệ rừng theo nhiệm vụ công tác,
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản nhằm phục vụ công việc hiệu quả.
3 Xếp lương chức danh nghề nghiệp bảo vệ rừng
Các chức danh nghề nghiệp viên chức quản lý bảo vệ rừng được áp dụng Bảng lương dành cho cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004 ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
- Chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ 4,00 – 6,38).
- Chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
- Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng (hạng IV) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 – 4,06).
Hy vọng với những thông tin về trên giúp các bạn hiểu rõ tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp bảo vệ rừng. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo để nắm rõ tiêu chuẩn của các hạng chức danh nghề nghiệp khác nhé.