Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Thông báo
    • Lớp chức danh nghề nghiệp
    • Lớp chuyên viên
    • Lớp chuyên viên chính
    • Lớp lãnh đạo cấp phòng
    • Lớp môi giới bất động sản
    • Lớp nghiệp vụ sư phạm
Tư vấn miễn phí
Liên Việt Education - Đào tạo chứng chỉ công chức, viên chức hàng đầu Việt Nam

Nhiệm vụ, mã ngạch chức danh nghề nghiệp trạm khuyến nông

27/12/2022
in Chức danh nghề nghiệp
0

Chức danh nghề nghiệp trạm khuyến nông là gì? Mã ngạch viên chức ngành nông nghiệp có mấy loại? Tiêu chuẩn, nhiệm vụ khuyến nông viên gồm những gì? Mời quý học viên cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết của chúng tôi.

Mục lục

  • 1 Mã ngạch viên chức ngành nông nghiệp 
  • 2 Tiêu chuẩn, nhiệm vụ khuyến nông viên
  • 3 Xếp lương chức danh nghề nghiệp trạm khuyến nông

1 Mã ngạch viên chức ngành nông nghiệp 

Chức danh nghề nghiệp trạm khuyến nông là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực của viên chức trong ngành khuyến nông. Mỗi hạng chức danh nghề nghiệp trạm khuyến nông sẽ có những nhiệm vụ, tiêu chuẩn nghề nghiệp khác nhau. Mã ngạch viên chức trạm khuyến nông sẽ là cơ sở để phân loại, tính lương cho viên chức theo quy định.

Mã ngạch viên chức trạm khuyến nông được quy định tại Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT và sửa đổi thêm tại Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT. Theo thông tư, mã ngạch viên chức ngành nông nghiệp bao gồm:

  • Khuyến nông viên chính (hạng II) – (Mã: V.03.09.25)
  • Khuyến nông viên (hạng III) – (Mã: V.03.09.26)
  • Kỹ thuật viên khuyến nông (hạng IV) – (Mã: V.03.09.27)

Có thể thấy, hạng chức danh nghề nghiệp trạm khuyến nông được chia thành 3 hạng. Cao nhất là khuyến nông viên chính hạng 2 và thấp nhất là kỹ thuật viên khuyến nông hạng 4.

c
Chức danh nghề nghiệp trạm khuyến nông

Xem thêm: Quy định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức văn thư

2 Tiêu chuẩn, nhiệm vụ khuyến nông viên

Tiêu chuẩn chung về đạo đức của chức danh nghề nghiệp nhân viên kỹ thuật được quy định tại Điều 4. Chương II TT18/2020 như sau:

  • Có trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ thực hiện theo các quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khuyến nông viên trong hoạt động nghề nghiệp.
  • Có tâm huyết với nghề, có tinh thần tích cực, tính trung thực, khách quan thực hiện hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, phổ biến kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
  • Tận tụy với công việc được giao; thực hiện đúng quy chế, quy định của đơn vị, của ngành.
  • Có tinh thần đoàn kết, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, phối hợp tích cực, chủ động với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính: Được quy định tại Điều 5 Thông tư 18/2020. Cụ thể như sau: 

Nhiệm vụ– Có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án, định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông, chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp. Đồng thời tham gia xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về khuyến nông trong phạm vi nhiệm vụ.

– Tiến hành chủ trì xây dựng các văn bản, tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về khuyến nông làm báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực mình hoạt động.

– Chủ trì và tham gia triển khai thực hiện các dự án, kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ về khuyến nông như: đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền, xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình, tư vấn và dịch vụ về khuyến nông…

– Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông.

– Tham gia hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động về khuyến nông.

– Thực hiện nhiệm vụ phụ trách hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp theo địa bàn, lĩnh vực được phân công công tác.

– Tiến hành thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.

Tiêu chuẩn bồi dưỡng, đào tạo– Có bằng Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm yêu cầu.

– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính hạng II.

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ– Nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về ngành khuyến nông.

– Nắm vững các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông liên quan đến vị trí việc làm của mình.

– Nắm được các phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông, có kỹ năng làm việc nhóm phù hợp với vị trí việc làm.

– Phải có kinh nghiệm và hiểu biết về tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

– Đã từng chủ trì, chủ nhiệm hoặc tham gia dự án, nhiệm vụ khuyến nông cấp trung ương, địa phương hoặc đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp huyện trở lên.

– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

– Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam; hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên: Được quy định tại Điều 6 Thông tư 18/2020. Cụ thể như sau: 

Nhiệm vụ khuyến nông viên– Có nhiệm vụ xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật về khuyến nông. Làm báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động khuyến nông.

– Tham gia trực tiếp biên tập, xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn về khuyến nông.

– Chủ trì hoặc tham gia triển khai thực hiện các dự án, kế hoạch, nhiệm vụ về khuyến nông trong phạm vi nhiệm vụ công tác.

– Tham gia trực tiếp các hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông.

– Tham gia hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động về khuyến nông.

– Theo dõi, phụ trách hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp theo địa bàn, lĩnh vực ban ngành được phân công.

– Các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.

Tiêu chuẩn bồi dưỡng, đào tạo– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm yêu cầu.

– Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên hạng III.

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ– Phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về ngành khuyến nông.

– Nắm vững các kiến thức cơ bản về khuyến nông, có kỹ năng làm việc nhóm và nắm được phương pháp hoạt động khuyến nông phù hợp với vị trí việc làm.

– Nắm vững tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương nơi mình công tác.

– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

– Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông: Được quy định tại Điều 7 Thông tư 18/2020. Cụ thể như sau: 

Nhiệm vụ– Nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân.

– Tổng hợp số liệu nhằm phục vụ xây dựng văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật về khuyến nông; báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động về khuyến nông nơi mình công tác.

– Theo dõi, tổng hợp số liệu thực hiện chương trình, dự án và kế hoạch khuyến nông.

– Tiến hành tham gia thực hiện các công việc cụ thể của dự án, kế hoạch, nhiệm vụ về khuyến nông.

– Thực hiện nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.

Tiêu chuẩn bồi dưỡng, đào tạoCó bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ– Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực khuyến nông.

– Nắm được tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương nơi mình công tác.

– Nắm được các kiến thức cơ bản về khuyến nông, có phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông phù hợp với vị trí việc làm.

– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

mã ngạch viên chức ngành nông nghiệp
Mã ngạch viên chức ngành nông nghiệp

Xem thêm: Quy định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức là gì

3 Xếp lương chức danh nghề nghiệp trạm khuyến nông

Các chức danh nghề nghiệp viên chức trạm khuyến nông định tại Thông tư 18/2022 hiện đang được áp dụng Bảng lương cho viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo NĐ 204/2004 của Chính phủ, cụ thể như sau:

  • Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính hạng 2 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ 4,00 – 6,38).
  • Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên hạng 3 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
  • Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông hạng 4 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 – 4,06).

Xem thêm: Cách xếp lương chức danh nghề nghiệp y sĩ

Thông qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về chức danh nghề nghiệp trạm khuyến nông. Để hiểu rõ các chức danh nghề nghiệp khác hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé. 

Previous Post

Quy định mã số tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp thư viện

Next Post

Chức danh nghề nghiệp viên chức là gì? Mã số, xếp hạng ra sao?

Next Post
thông tư quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Chức danh nghề nghiệp viên chức là gì? Mã số, xếp hạng ra sao?

No Result
View All Result
left1
goi 0962.780.856
Quy định về chứng chỉ giáo viên, dạy cấp 1, 2, 3 cần bằng gì?

Giáo viên tiểu học hạng 3 là gì? Mã số hạng, bậc lương GV hạng 3

29/12/2022
0

Quy định về chứng chỉ giáo viên, dạy cấp 1, 2, 3 cần bằng gì?

Quy định về chứng chỉ giáo viên, dạy cấp 1, 2, 3 cần bằng gì?

28/12/2022
0

Quy định thời gian, chế độ làm việc của giáo viên mầm non, phổ thông

Quy định thời gian, chế độ làm việc của giáo viên mầm non, phổ thông

27/12/2022
0

Tuyển sinh lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Đại học Giáo dục

Chứng chỉ quản lý giáo dục là gì? Còn được sử dụng nữa không?

26/12/2022
0

Tuyển sinh lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Đại học Giáo dục

Tuyển sinh lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Đại học Giáo dục

26/12/2022
0

Học nghiệp vụ sư phạm tại Vũng Tàu nên chọn trường nào?

Học nghiệp vụ sư phạm tại Bình Dương nên chọn trường nào?

26/12/2022
0

Hà Nội

  • Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 1 ngõ 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, HN
  • 1800.6581

Hồ Chí Minh

  • Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
  • 1800.6581
  • lienviet.social@gmail.com

Giới thiệu

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách học viên

Lịch làm việc

  • Tư vấn 24/24
  • Nhận hồ sơ: 08:00 - 17:30
  • Lịch học

Đăng ký nhận thông tin

ĐĂNG KÝ NGAY
Facebook Youtube Comment
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển sinh
    • Chứng chỉ chuyên viên
    • Chứng chỉ chuyên viên chính
    • Chứng chỉ lãnh đạo cấp phòng
    • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
    • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    • Chứng chỉ môi giới bất động sản
  • Đào tạo
    • Nghiệp vụ sư phạm
    • Chức danh nghề nghiệp
    • Chuyên viên
    • Chuyên viên chính
    • Lãnh đạo cấp phòng
    • Môi giới bất động sản
  • Thông báo
    • Lớp chức danh nghề nghiệp
    • Lớp chuyên viên
    • Lớp chuyên viên chính
    • Lớp lãnh đạo cấp phòng
    • Lớp môi giới bất động sản
    • Lớp nghiệp vụ sư phạm