Chuẩn bị mở văn phòng môi giới nhà đất cần những gì? Kinh nghiệm mở sàn giao dịch BĐS như thế nào để giúp các bạn mở một văn phòng môi giới nhà đất hiệu quả, nhanh chóng? Bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé.
1 Quy định, điều kiện mở sàn giao dịch BĐS
Điều 69 Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 và Điều 24 Thông tư số 11/2015 /TT-BXD ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Xây dựng thì điều kiện để các bạn có thể mở một sàn giao dịch bất động sản hợp pháp. Theo đó, quy định được nêu cụ thể như sau:
- Trước khi mở hoạt động sàn giao dịch Bất động sản phải thành lập Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề bất động sản và người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
- Sàn môi giới bất động sản phải có quy chế hoạt động, có tên, có địa chỉ giao dịch ổn định trên 12 tháng.
- Có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
Xem thêm: Top 7 phần mềm quản lý sàn môi giới bất động sản hiệu quả
2 Thủ tục mở sàn giao dịch bất động sản
Việc nắm rõ thủ tục cũng được xem là một trong những kinh nghiệm ở sàn giao dịch BĐS để vận hành bộ máy một cách suôn sẻ. Sau đây là các bước mở sàn giao dịch BĐS:
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp
Trước khi hoạt động sàn giao dịch Bất động sản khách hàng cần phải thành lập Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Đối với trường hợp Quý khách hàng đã thành lập Doanh nghiệp và có mong muốn mở sàn giao dịch bất động sản thì phải làm thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh sàn giao dịch bất động sản.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Sau khi đã thành lập Doanh nghiệp hoặc hoàn thành thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh đối với trường hợp Doanh nghiệp muốn mở sàn giao dịch, trước khi sàn giao dịch bất động sản hoạt động, Doanh nghiệp của Quý khách hàng phải gửi hồ sơ về Sở Xây dựng Hà Nội để quản lý..
Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và đưa thông tin của sàn giao dịch bất động sản lên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng. Ngoài ra phải báo cáo về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng để thống nhất quản lý và đưa thông tin của sàn lên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản.
Bước 3: Cung cấp thông tin Sở xây dựng
Khi sàn giao dịch bất động sản được phép hoạt động, đơn vị thành lập sàn cung cấp các thông tin của sàn đến Sở Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi sàn hoạt động hoặc Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản. Nếu có thay đổi thông tin, sàn giao dịch bất động sản phải báo cáo về Sở Xây dựng để điều chỉnh.
Người đại diện theo pháp luật; hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ sẽ đến sở kế hoạch đầu tư tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập Doanh nghiệp sau khi hồ sơ hợp lệ. Lưu ý người đại diện cần mang theo các giấy tờ sau đây:
- Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ
- Giấy ủy quyền
- CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực
- Thời gian giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Xem thêm: Thẩm định bất động sản là gì? Các phương pháp thẩm định BĐS
3 Các kinh nghiệm mở sàn giao dịch BĐS
Trong bất kỳ ngành lĩnh vực nào, nhân tố quan trọng nhất là con người – khách hàng sử dụng dịch vụ. Vì thế. nhà quản lý bất động sản cần phải hiểu và xoay quanh nhu cầu của khách hàng để cải thiện và nâng cao dịch vụ sàn giao dịch bất động sản của mình. Để xây dựng một sàn giao dịch bất động sản có nền tảng vững chắc, cần lưu ý những điều sau:
Kiến thức nền tảng thị trường: Khi định mở sàn giao dịch bất động sản, bạn phải có một số kiến thức và kinh nghiệm về bất động sản. Điều này là bắt buộc đối với chủ sở hữu công ty để có thể quản lý và phát triển doanh nghiệp.
Chọn loại hình doanh nghiệp và tìm hiểu thủ tục pháp lý:
- Kinh nghiệm mở sàn giao dịch BĐS là các bạn cần xác định mở văn phòng, thành lập công ty môi giới BĐS hay công ty kinh doanh BĐS… Để chuẩn bị đủ các điều kiện quy định của pháp luật tại Điều 10 hay Điều 62 Luật Kinh doanh bất động sản 2014
- Bạn hãy tìm hiểu thủ tục pháp lý thành lập công ty môi giới bất động sản phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, chọn tên đặt, chọn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, chuẩn bị hồ sơ bao gồm những gì và nộp tại đâu? Vốn đầu tư, đặc biệt nếu chọn mở công ty kinh doanh bất động sản thì cần vốn pháp định tối thiểu 20 tỷ đồng trở lên.
Vốn để duy trì:
- Việc thiết lập và duy trì ngân sách là rất quan trọng, bạn cần có một khoản tiền đủ để chi trả phí thành lập công ty, giấy phép kinh doanh, thiết lập văn phòng, nội thất, thiết bị văn phòng như máy tính, tiền thuê địa điểm, lương nhân viên hàng tháng và các chi phí khác phát sinh. Hãy cụ thể và tính toán chi tiết. Nguồn vốn phải đủ để duy trì công ty trong ít nhất 3-6 tháng trong khi sản phẩm chưa được tiêu thụ.
- Bên cạnh đó, thì một kế hoạch kinh doanh chi tiết chính xác để đảm bảo hoạt động của sàn trở nên chuyên nghiệp, đảm bảo dịch vụ môi giới có uy tín đối với khách hàng và quý đối tác.
Nhân sự:
- Nguồn nhân lực rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty, bạn nên có những đồng nghiệp có kinh nghiệm để làm việc cùng và sau đó tuyển dụng từ ít đến nhiều thông qua dữ liệu bán hàng.
- Trong thời gian đầu chưa cần tuyển dụng quá nhiều nhân sự, hãy chú ý vào chất lượng nhân sự để đem lại hiệu quả tốt và tiết kiệm ngân sách. Bạn cần lên quy trình chuẩn bị tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm, kỹ năng sale BĐS hoặc có kế hoạch đào tạo nhân viên một cách bài bản.
- Lập kế hoạch tập huấn và đào tạo kỹ năng hành nghề môi giới BĐS nhằm tăng hiệu quả công việc. Đề ra những chính sách và chế độ áp dụng với nhân viên môi giới rõ ràng, nhằm đảm bảo hoạt động chuyên nghiệp, trong dụng nhân tài.
- Tuyển dụng nhân sự bất động sản không cần quá nhiều và không cần chia nhiều phòng ban, hãy đơn giản nhất có thể đó là bạn là giám đốc, các thành viên còn lại là nhân viên bán hàng. Bước đầu luôn khó khăn chính vì vậy sự tối giản là điều được khuyến khích.
Mặt bằng, văn phòng: Thuê mặt bằng làm văn phòng công ty vị trí vừa phải, chi phí hợp lý, mặt bằng công ty là bộ mặt của toàn doanh nghiệp vì vậy cần chú ý những đặc điểm cơ bản nhưng cần thiết như logo, thiết kế, màu sắc…
Xem thêm: Nguyên tắc môi giới nhà đất khi hành nghề
4 Bí quyết quản lý sàn giao dịch bất động sản hiệu quả
Có thể nói, sàn giao dịch bất động sản luôn là thị trường nóng, người quản lý cần biết cách thu hút khách hàng và tạo dựng niềm tin với khách hàng. Vậy người quản lý giao dịch bất động sản cần có những thay đổi gì trong hoạt động kinh doanh của mình? Mời bạn tham khảo những bí quyết để duy trì và phát triển sàn giao dịch BĐS dưới đây:
- Cách hoạt động – Chọn dự án, tạo mối quan hệ để liên kết các mặt hàng, tập trung nguồn lực vào các dự án cụ thể. Đối với một sàn giao dịch mới thành lập thì việc chọn dự án để bán là vô cùng quan trọng, một dự án có tính pháp lý tốt, vị trí đẹp, giá rẻ sẽ dễ bán mà thu được lợi nhuận cao.
- Tối ưu chi phí ban đầu – Tiết kiệm hợp lý cho những thứ không cần thiết, chẳng hạn như mua đồ nội thất văn phòng, đồ điện tử cho nhân viên, v.v. Tiết kiệm ngân sách của bạn cho các chiến dịch bán hàng và tiếp thị tốt hơn.
- Chiến lược quảng cáo doanh nghiệp – Kinh nghiệm mở sàn giao dịch BĐS tiếp theo là lên kế hoạch quảng cáo doanh nghiệp. Chuẩn bị cho mình các kênh quảng cáo như thành lập website như tên, loại hình môi giới bất động sản, các dịch vụ cụ thể. Thiết kế trang web bất động sản cho công ty, cập nhật các thông tin dự án lên website. Thực hiện chiến lược marketing quảng cáo dự án bất động sản để mang về data chất lượng.
- Áp dụng KPI với lương thưởng – Cần có mức lương cơ bản cho nhân viên theo KPI, với cách áp dụng này đẩy áp lực và trách nhiệm cho nhân viên làm việc nỗ lực hơn trong công việc.
Trên đây là những kinh nghiệm mở sàn giao dịch BĐS theo đúng quy định pháp luật các bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ mang đến những điều hữu ích cho các bạn.