Những câu hỏi phỏng vấn văn thư lưu trữ được sử dụng khi nào? Tham khảo nội dung thường gặp trong phần thi phỏng vấn văn thư ở đâu? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ gửi tới quý học viên những câu hỏi và đáp án môn văn thư lưu trữ kèm một số bài tập trắc nghiệm để học viên tham khảo.
1 Thông tin về bài thi phỏng vấn văn thư lưu trữ
Bài thi phỏng vấn văn thư lưu trữ trong các đơn vị sự nghiệp chính là phần thi tuyển viên chức môn kiến thức chung. Vị trí chức danh văn thư lưu trữ là viên chức được tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển. Cụ thể, thí sinh đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện đăng ký dự thi sẽ được nộp phiếu đăng ký dự tuyển vị trí văn thư lưu trữ.
Vòng đầu tiên trong kỳ thi xét tuyển, đơn vị tuyển dụng sẽ kiểm tra tất cả những điều kiện dự tuyển trong phiếu đăng ký của thí sinh, nếu đáp ứng điều kiện thi thì sẽ tiếp tục được thi vòng 2.
Vòng tiếp theo này chính là bài thi môn kiến thức chuyên môn về văn thư lưu trữ qua hình thức phỏng vấn. Nội dung những câu hỏi phỏng vấn văn thư lưu trữ sẽ được xây dựng căn cứ theo nhiệm vụ, tiêu chuẩn năng lực chuyên môn của nhân viên văn thư lưu trữ. Những nội dung chủ yếu trong phần thi phỏng vấn văn thư lưu trữ là:
- Kiến thức cơ bản về luật viên chức liên quan tới hoạt động nghề nghiệp
- Quy định các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức; quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư.
- Kiến thức chuyên môn trong công tác văn thư lưu trữ.
Việc trả lời phỏng vấn thành công không chỉ dựa vào kiến thức cơ bản mà còn cần khả năng đóng góp ý tưởng mới mẻ. Để tìm hiểu thêm về cách phát triển và trình bày sáng kiến trong công tác lưu trữ, hãy đọc bài viết “Sáng kiến kinh nghiệm lưu trữ hồ sơ” để có được những gợi ý hữu ích.
2 Những câu hỏi phỏng vấn văn thư lưu trữ kèm đáp án
Những câu hỏi phỏng vấn văn thư lưu trữ thường rất đa dạng. Những câu hỏi có thể là hỏi về các khái niệm trong công tác văn thư, những quy trong công tác văn thư lưu trữ ở các văn bản pháp luật hoặc về một số nghiệp vụ cơ bản mà vị trí công việc cần thực hiện. Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn văn thư lưu trữ các bạn học viên có thể tham khảo và sử dụng làm tài liệu ôn thi viên chức văn thư lưu trữ.
Câu hỏi về nghiệp vụ văn thư:
Câu hỏi 1: Trách nhiệm của Lãnh đạo cơ quan đối với công tác văn thư?
Câu hỏi 2: Nhiệm vụ cụ thể của Văn thư?
Câu hỏi 3: Nội dung quản lý nhà nước về công tác văn thư?
Câu hỏi 4: Biên chế Văn thư được quy định như thế nào?
Câu hỏi 5: Tôi được bố trí làm văn thư kiêm lưu trữ, tôi có được hưởng chế độ phụ cấp độc hại không?
Câu hỏi 6: Thế nào là Văn thư cơ quan?
Câu hỏi 7: Thế nào là Văn thư đơn vị?
Câu hỏi 8: Tôi là chuyên viên tập sự, tôi muốn tìm hiểu quy định về kỹ thuật soạn thảo các văn bản. Vậy có văn bản nào hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản không?
Câu hỏi 9: Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật?
Câu hỏi 10: Thể thức văn bản là gì?
Câu hỏi 11: Kỹ thuật trình bày văn bản là gì?
Câu hỏi 12: Thế nào là bản thảo văn bản?
Câu hỏi 13: Thế nào là bản gốc văn bản?
Câu hỏi 14: Thế nào là bản chính văn bản?
Câu hỏi 15: Thế nào là bản sao y bản chính?
Câu hỏi 16: Thế nào là bản trích sao?
Câu hỏi 17: Thế nào là bản sao lục?
Câu hỏi 18: Thể thức bản sao văn bản được quy định như thế nào?
Câu hỏi 19: Bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục có giá trị pháp lý như bản chính hay không?
Câu hỏi 20: Các hình thức văn bản?
Câu hỏi tình huống thường gắp về công tác văn thư theo những văn bản pháp luật
Câu hỏi 1: Anh (hoặc chị) hãy cho biết các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của Viên chức Quy định trong Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 như thế nào? (40 điểm)
Đáp án:
Theo quy định của Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của Viên chức như sau:
- Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. (10 điểm)
- Tận tụy phục vụ nhân dân. (10 điểm)
- Tuần thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử. (10 điểm)
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giảm sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân. (10 điểm)
Câu hỏi 2: Anh (hoặc chị) hãy cho biết các hình thức văn bản trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08 tháng 4 năm 2004 như thế nào? (30 điểm)
Đáp án:
Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức bao gồm:
- Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002; (7.5 điểm)
- Văn bản hành chính
Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi,
phiếu chuyển; (7.5 điểm)
- Văn bản chuyên ngành
Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng. Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thỏa thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ (7.5 điểm)
- Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội
Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quy định. (7.5 điểm)
Câu hỏi 3: Anh (hoặc chị) hãy giải thích từ ngữ được quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08 tháng 4 năm 2004 như thế nào? (30 điểm)
Đáp án: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- “Bản thảo văn bản” là bản được viết hoặc đánh máy, hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức: (4 điểm)
- “Bản gốc văn bản” là bản thảo cuối cùng được người có thẩm quyền duyệt; (04 điểm)
- “Bản chính văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung và thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành. Bản chính có thể được làm thành nhiều bản có giá trị như nhau; (04 điểm)
- Bản sao y bản chính” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện tử bản chính; (04 điểm)
- “Bản trích sao” là bản sao một phần nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản trích sao phải được thực hiện từ bản chính; (04 điểm)
- “Bản sao lục” là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện tử bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định: (03 điểm)
- “Hồ sơ” là một tập văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có một (hoặc một số) đặc điểm chung như tên loại văn bản; cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; thời gian hoặc những đặc điểm khác, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức hoặc của một cá nhân (03 điểm)
- “Lập hồ sơ” là việc tập hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định. (04 điểm)
Xem chi tiết:
Sau khi đã chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn văn thư lưu trữ, bạn có thể cân nhắc việc nâng cao trình độ chuyên môn qua con đường học vấn. Nếu bạn quan tâm đến chương trình đại học trong ngành này, bài viết “Đại học văn thư lưu trữ” sẽ cung cấp thông tin về các khóa học và quy trình tuyển sinh.
Ngoài ra, quý học viên có thể tham khảo thêm một số câu hỏi trắc nghiệm văn thư lưu trữ có đáp án để kiểm tra kiến thức nhanh khi ôn tập như sau:
Câu 1: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. Xác định phương án sai về công tác văn thư?
a. Quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.
b. Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản
c. Quản lý nhà nước về công tác văn thư
d. Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
Câu 2: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. Xác định phương án đúng về công tác văn thư?
a. Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
b. Quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.
c. Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản
d. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 3: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. Cơ quan nào căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp?
a. Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội,
b. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp
c. Tổ chức chính trị,
d. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 4: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. Nghị định này quy định về:
a. Tất cả các phương án đều đúng
b. Công tác văn thư và công tác quản lý nhà nước về văn bản hành chính điện tử
c. Công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư.
d. Công tác văn thư và công tác quản lý nhà nước về văn bản hành chính
Câu 5: Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/3/2020 về công tác văn thư. Nghị định này áp dụng đối với?
a. Cơ quan, tổ chức nhà nước và các cơ quan đảng
b. Cơ quan, tổ chức nhà nước và tất cả doanh nghiệp
c. Cơ quan, tổ chức nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
d. Cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
- Xem chi tiết: 358 câu hỏi trắc nghiệm văn thư lưu trữ
Để bổ sung kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực văn thư lưu trữ, việc tham khảo tài liệu học tập là rất cần thiết. Bài viết “Giáo trình công tác văn thư lưu trữ pdf” sẽ cung cấp cho bạn tổng hợp giáo trình công tác văn thư lưu trữ, giúp bạn trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
Hy vọng với những câu hỏi phỏng vấn văn thư lưu trữ mà chúng tôi đã cung cấp sẽ mang đến kho tài liệu hữu ích cho các anh chị học viên. Mọi thông tin về kỳ thi tuyển công chức ngành văn thư, chương trình học văn thư lưu trữ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Chúc quý anh chị đạt được những kết quả cao như mong muốn.