Cán bộ, công chức và viên chức đều là những người làm việc trong hệ thống hành chính nhà nước Việt Nam, đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, giữa ba chức danh này có những điểm khác biệt nhất định về cơ sở pháp lý, cách thức tuyển dụng, thời hạn công tác, chế độ đãi ngộ, v.v. Việc biết cách phân biệt cán bộ công chức viên chức rất cần thiết để đảm bảo tuân thủ pháp luật và thực hiện tốt công việc.
1 Khái niệm về cán bộ, công chức và viên chức
Cán bộ là gì?
Khái niệm về cán bộ đã được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
Cán bộ là các công dân Việt Nam, được bầu cử, bổ nhiệm để giữ các chức vụ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội tại các cấp trung ương, địa phương, được biên chế và nhận lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là gì?
Khái niệm về công chức được quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên được chức sửa đổi 2019 như sau:
Công chức là những đối tượng là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh với vị trí trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội; đơn vị thuộc Quân đội (trừ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); trong đơn vị thuộc Công an (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an). Các công chức được biên chế, cũng như hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Viên chức là gì?
Khái niệm về viên chức được quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 cụ thể như sau:
Viên chức là các đối tượng công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí công việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng làm việc, và được đơn vị này trả lương theo quy định của pháp luật.
2 8 Tiêu chí phân biệt cán bộ, công chức và viên chức
Bảng so sánh công chức và viên chức, cán bộ cơ bản:
Tiêu chí | Cán bộ | Công chức | Viên chức |
Cơ sở pháp lý | Luật Cán bộ, công chức | Luật Cán bộ, công chức | Luật Viên chức |
Cách thức tuyển dụng | Bầu cử, phê chuẩn/bổ nhiệm | Tuyển dụng và bổ nhiệm | Tuyển dụng |
Thời hạn công tác | Theo nhiệm kỳ | Không xác định | Theo hợp đồng lao động |
Chế độ đãi ngộ | Theo quy định về cán bộ | Theo quy định về công chức | Theo quy định về viên chức và hợp đồng lao động |
Giai đoạn tập sự | Không | Có | Có |
Hình thức kỷ luật | Miễn nhiệm | Thôi chức | Thôi chức |
Thi tuyển, thi nâng ngạch | Không | Có | Có |
Chức vụ lãnh đạo, quản lý | Cấp cao | Cấp phòng trở xuống | Cấp phòng trở xuống |
Cụ thể cán bộ, công chức và viên chức khác nhau như thế nào chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích chi tiết nội dung sau:
Cơ sở pháp lý
Để hiểu được cán bộ, công chức khác viên chức như thế nào chúng ta sẽ cùng phân biệt tiêu chí đầu tiên về cơ sở pháp lý như sau:
- Cán bộ: Hoạt động của chức danh cán bộ được quy định chi tiết ở trong Luật Cán bộ, công chức năm 2019. Theo đó, luật quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, cũng như trách nhiệm của cán bộ cùng quy trình bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật dành cho các cán bộ.
- Công chức: Hoạt động của công chức cũng được quy định chi tiết ở trong Luật Cán bộ, công chức năm 2019. Tại luật này cũng quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, thi tuyển, nâng ngạch, thôi chức, thi kỷ luật đối với các công chức.
Viên chức: Hoạt động của viên chức được quy định rõ tại Luật Viên chức 2010. Theo đó Luật cũng quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, thi tuyển, nâng ngạch, thôi chức, thi kỷ luật với chức danh viên chức.
Cách thức tuyển dụng
Cách thức tuyển dụng giữa viên chức khác công chức và cán bộ cụ thể như sau:
- Cán bộ: Cán bộ được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Ví dụ Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh, thành phố được bầu cử bởi Quốc hội.
- Công chức: Vị trí này được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy trình thi tuyển, xét tuyển theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
- Viên chức: Được tuyển dụng theo hợp đồng lao động., hợp đồng này được ký kết theo quy định của Bộ luật Lao động.
Thời hạn công tác
- Cán bộ: Thời hạn công tác đối với cán bộ là theo nhiệm kỳ. Ví dụ: Chủ tịch nước có nhiệm kỳ là 5 năm.
- Công chức: Thời hạn công tác của chức là không xác định, theo đó các công chức sẽ làm việc cho đến khi nghỉ hưu theo quy định.
- Viên chức: Thời hạn công tác của viên chức được thực hiện theo hợp đồng lao động. Theo đó hợp đồng lao động có thể ký kết với thời hạn nhất định hoặc không xác định.
Xem thêm: Công chức là gì? Điều kiện thi tuyển công chức gồm những gì?
Chế độ đãi ngộ
- Công chức: Chế độ đãi ngộ đối với các công chức được hưởng theo quy định về công chức. Các chế độ sẽ bao gồm lương, thưởng, phụ cấp, chế độ nghỉ phép, chế độ nghỉ hưu, chế độ bảo hiểm xã hội, v.v.
- Viên chức: Chế độ đối với các viên chức được hưởng theo quy định về viên chức được ghi rõ trong hợp đồng lao động. Theo đó chế độ này sẽ gồm có lương, thưởng, phụ cấp, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động, v.v.
Giai đoạn tập sự
- Cán bộ: Các cán bộ sẽ không cần trải qua giai đoạn tập sự.
- Công chức: Các công chức mới được bổ nhiệm cần thực hiện tập sự trong thời gian 6 tháng. Việc tập sự giúp acsc công chức mới có thể hiểu rõ được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bản thân, cũng như rèn luyện kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc.
Viên chức: Viên chức mới được tuyển dụng sẽ cần tập sự trong thời gian 3 tháng. Việc tập sự sẽ giúp viên chức mới hiểu rõ về công việc, rèn luyện kỹ năng để thực hiện tốt công việc của mình.
Hình thức kỷ luật
- Cán bộ: Các cán bộ sẽ bị miễn nhiệm chức vụ nếu như vi phạm pháp luật hay các quy định của Đảng, nhà nước.
- Công chức: Công chức có thể bị thôi chức nếu như vi phạm pháp luật hay các quy định về công chức.
- Viên chức: Viên chức bị thôi chức nếu vi phạm pháp luật hay quy định về viên chức hoặc vi phạm hợp đồng lao động.
Xem thêm: Khái niệm viên chức là gì? Điều kiện thi tuyển ra sao?
Thi tuyển, thi nâng ngạch
- Cán bộ: Các cán bộ không phải thực hiện thi tuyển, thi nâng ngạch.
- Công chức: Công chức phải thi tuyển mới được bổ nhiệm vào vị trí công chức. Khi được bổ nhiệm các công chức cần phải thi nâng ngạch để được thăng tiến với vị trí cao hơn.
- Viên chức: Viên chức cần thi tuyển mới được tuyển dụng vào vị trí viên chức. Khi được tuyển dụng, viên chức có thể thi nâng ngạch theo quy định của hợp đồng lao động.
Chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Cán bộ: Cán bộ có thể giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp cao trong hệ thống hành chính nhà nước.
- Công chức: Công chức có thể giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng trở xuống ở trong hệ thống hành chính nhà nước.
- Viên chức: Viên chức có thể giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng trở xuống ở trong hệ thống hành chính nhà nước.
Những chia sẻ chi tiết mà Liên Việt mang đến trên đây đã giúp các bạn hiểu và phân biệt cán bộ công chức viên chức về cơ sở pháp lý, cách thức tuyển dụng, thời hạn công tác và chế độ đãi ngộ. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin vô cùng hữu ích về các chủ đề liên quan nhé!