Công tác văn thư lưu trữ được quy định bởi những văn bản pháp luật nào? Cập nhật quy định văn thư lưu trữ ở đâu? Có thay đổi gì trong những quy định công tác văn thư lưu trữ của Đảng trong những năm gần đây không? Mời quý học viên theo dõi nội dung bài viết để cập nhật những quy chế văn thư lưu trữ năm 2021-2022 mới nhất.
1 Những nghị định về văn thư lưu trữ của Đảng, Nhà nước
Trong quy trình thành lập, xây dựng hệ thống thư viện, công tác văn thư tại các tổ chức kinh doanh đòi hỏi người quản lý, người làm công tác văn thư lưu trữ phải nắm được những văn bản quy định về công tác văn thư lưu trữ mới nhất hiện nay.
Điều này giúp tổ chức tuân thủ đúng các quy chế văn thư lưu trữ của Đảng, Nhà nước cũng như cập nhật nhanh chóng các sửa đổi để công tác văn hoạt động tốt nhất trong thời điểm hiện tại và tương lai. Sau đây là toàn bộ các văn bản luật, Nghị định, có liên quan đến các hoạt động lưu trữ:
Luật văn thư lưu trữ số 01/2011/QH13
- Quy định về hoạt động lưu trữ; Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ; Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư lưu trữ; Hoạt động dịch vụ lưu trữ và quản lý lưu trữ.
- Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức thương mại, đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân và cá nhân.
Quy chế văn thư lưu trữ mới nhất – Quyết định 1032/QĐ-BNV
- Quyết định 1032/QĐ-BNV là thông tư mới nhất ban hành quy chế văn thư lưu trữ. Quy chế này quy định các hoạt động về công tác văn thư lưu trữ của Bộ Nội vụ. Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ; các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ thực hiện quy chế này khi tiếp nhận và trình ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.
- Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 394/QĐ-BNV ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Nội vụ và quy chế văn thư lưu trữ 2019 tại Quyết định số 02/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về quản lý, sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số của Bộ Nội vụ.
Nghị định 30 về văn thư lưu trữ
- Nghị định 30/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 05/3/2020 quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư. Công tác văn thư theo quy định của Luật này bao gồm: soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; quản lý, sử dụng con dấu và các thiết bị lưu trữ khóa trong công tác văn thư.
- Quy chế văn thư lưu trữ theo nghị định 30 áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Nghị định 110 về văn thư lưu trữ
- Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư lưu trữ quy định về văn thư và quản lý nhà nước về văn thư, áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và lực lượng vũ trang nhân dân.
- Công tác văn thư quy định tại Nghị định này bao gồm công việc soạn thảo và phát hành văn bản; văn bản và các tài liệu khác được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức chủ quản; quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư.
Nghị định 09 2010 về văn thư lưu trữ
- Nghị định văn thư lưu trữ 09/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.
Nghị định 111 về công tác văn thư lưu trữ
- Nghị định 111/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia về quản lý công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ; được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân.
Ngoài những nghị định trên, còn có một số văn bản khác có liên quan như Nghị định 58/2001/NĐ-CP: Quy định về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định 31/2009/NĐ-CP: Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 58/2011/NĐ-CP.
Hiểu rõ các nghị định và thông tư về văn thư lưu trữ là bước đầu tiên, nhưng việc có nền tảng giáo dục vững chắc cũng quan trọng không kém. Nếu bạn quan tâm đến việc học tập và nâng cao kỹ năng, hãy tham khảo bài viết cao đẳng văn thư lưu trữ để biết thêm thông tin về các trường đào tạo tại TP.HCM.
2 Các thông tư về văn thư lưu trữ còn hiệu lực
Nội dung tiếp theo của bài, chúng tôi xin đề cập tới những thông tư về văn thư lưu trữ mới nhất để học viên cập nhật và bổ sung:
Thông tư số 04/2013/TT-BNV – Quy định hướng dẫn xây dựng Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức
Thông tư 07 về công tác văn thư lưu trữ
- Thông tư số 07/2012/TT-BNV hướng dẫn việc quản lý văn bản đi, văn bản đến; lập hồ sơ hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
- Thông tư áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp và đơn vị vũ trang nhân dân.
Thông tư 01 về công tác văn thư lưu trữ
- TT 01/2011/TT-BNV: Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản; được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
- Thông tư 01/2019/TT-BNV: Thông tư quy định về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư bao gồm: quản lý văn bản điện tử đến, quản lý văn bản điện tử đi, lập và nộp lưu hồ sơ điện tử vào Lưu trữ cơ quan; Áp dụng đối với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Thông tư 09 về công tác văn thư lưu trữ
- Thông tư số 09/2007/TT-BNV: Quy định hướng dẫn sử dụng kho lưu trữ chuyên dụng
- Thông tư số 09/2011/TT-BNV: Quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
- Thông tư số 09/2013/TT-BNV: Quy định về việc chế độ báo cáo, thống kê công tác văn thư lưu trữ và tài liệu lưu trữ.
Thông tư 03 về công tác văn thư lưu trữ
- Thông tư 03/2018/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo thống kê của ngành Nội vụ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật, bao gồm: Việc lập và gửi báo cáo thống kê; hướng dẫn lập báo cáo; tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê.
Nắm vững các quy định pháp luật không chỉ giúp bạn thực hiện tốt công việc mà còn giúp bạn tránh những hành vi vi phạm. Một trong những hành vi đáng lo ngại là việc mua chứng chỉ giả. Bài viết mua bằng trung cấp văn thư lưu trữ sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về những rủi ro và hậu quả liên quan đến việc này.
Trên đây là danh sách tổng hợp đầy đủ thông tư, quyết định ban hành quy chế văn thư lưu trữ có liên quan mà bất kỳ cơ quan, tổ chức nào đang thực hiện các hoạt động lưu trữ cần phải nắm được. Quý học viên cần được giải đáp thêm thêm nội dung các thông tư, nghị định văn thư lưu trữ, đào tạo chứng chỉ văn thư lưu trữ vui lòng liên hệ với Liên Việt để được hỗ trợ.
Ngoài việc hiểu rõ các nghị định và thông tư, việc nâng cao trình độ chuyên môn qua các khóa học là rất cần thiết. Nếu bạn quan tâm đến việc học chứng chỉ văn thư lưu trữ, bài viết học chứng chỉ văn thư lưu trữ tại TP.HCM sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các khóa học và quá trình tuyển sinh tại TP.HCM.