Lương của giáo viên đang là vấn đề được tranh luận nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Rất nhiều người đã tỏ ra bức xúc và nêu rõ những điểm bất cập với mức lương của ngành giáo dục như hiện tại. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản pháp luật quy định mức lương cho nghề giáo nói chung. Vậy bảng lương của giáo viên THPT theo quy định mới nhất là bao nhiêu? Cách tính lương của giáo viên THPT như thế nào? Tất cả những câu hỏi liên quan đến vấn đề lương của giáo viên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của Liên Việt. Mời các bạn theo dõi.
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên
1 Cách tính lương giáo viên THPT (cấp 3)
Căn cứ vào Điều 2 và Khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THPT. Giáo viên THPT sẽ được phân chức danh nghề nghiệp theo 3 hạng I, II, III và tương ứng với hệ số lương được hưởng theo từng hạng. Cụ thể:
- Giáo viên THPT hạng III có mã số V.07.05.15, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến 4,98;
- Giáo viên THPT hạng II có mã số V.07.05.14, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến 6,38;
- Giáo viên THPT hạng I có mã số V.07.05.13, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến 6,78.
Đồng thời, căn cứ vào Mục a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV có đưa ra công thức tính mức lương của giáo viên THPT như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương hiện hưởng
Trong đó, mức lương cơ sở từ 01/7/2023 theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/tháng.
Do công việc mang tính chất đặc thù, ngoài lương cơ sở giáo viên còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp như: phụ cấp thâm niên, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực,…Sau đó là khoản giảm trừ hàng tháng theo quy định từ việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, sau khi tổng các khoản lương được hưởng và các khoản khấu trừ. Ta sẽ có công thức tính lương của giáo viên THPT như sau:
Lương thực nhận giáo viên = Mức lương cơ sở x hệ số lương hiện hưởng
+ phụ cấp – tiền đóng bảo hiểm
Từ công thức trên, cụ thể bảng lương của giáo viên cấp 3 sẽ như thế nào? Thông tin sẽ được tiếp tục cập nhật dưới đây.
>>> Xem ngay: Lương giáo viên tiểu học theo quy định mới 7/2023
2 Bảng lương giáo viên cấp 3 theo quy định mới nhất
Bảng lương của giáo viên cấp 3 theo quy định mới nhất được áp dụng từ ngày 01/7/2023. Mức lương thực tế sẽ được phân theo chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với hệ số lương và cấp bậc.
Đơn vị tính: Đồng
Cấp bậc |
Hệ số lương |
Mức lương |
I. Lương giáo viên THPT hạng 1 | ||
Bậc 1 | 4,40 | 7.920.000 |
Bậc 2 | 4,74 | 8.532.000 |
Bậc 3 | 5,08 | 9.144.000 |
Bậc 4 | 5,42 | 9.756.000 |
Bậc 5 | 5,76 | 10.368.000 |
Bậc 6 | 6,10 | 10.980.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 11.592.000 |
Bậc 8 | 6,78 | 12.204.000 |
II. Lương giáo viên THPT hạng 2 | ||
Bậc 1 | 4,00 | 7.200.000 |
Bậc 2 | 4,34 | 7.812.000 |
Bậc 3 | 4,68 | 8.424.000 |
Bậc 4 | 5,02 | 9.036.000 |
Bậc 5 | 5,36 | 9.648.000 |
Bậc 6 | 5,70 | 10.260.000 |
Bậc 7 | 6,04 | 10.872.000 |
Bậc 8 | 6,38 | 11.484.000 |
III. Lương giáo viên THPT hạng 3 | ||
Bậc 1 | 2,34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2,67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3,00 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3,66 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3,99 | 7.182.000 |
Bậc 7 | 4,32 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4,65 | 8.370.000 |
Bậc 9 | 4,98 | 8.964.000 |
>>> Xem thêm: Lương giáo viên mầm non năm 2025 bao nhiêu tiền?
3 Các khoản phụ cấp lương giáo viên THPT hiện nay
Ngoài tiền lương cơ sở, phụ cấp cũng là một trong những lợi ích mà giáo viên đặc biệt quan tâm. Bởi nó đáp ứng được công sức lao động, hỗ trợ tăng thêm mức thu nhập cho giáo viên trong những hoàn cảnh khó khăn. Các khoản phụ cấp lương cho giáo viên THPT dựa theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm:
Phụ cấp ưu đãi
Giáo viên THPT được hưởng phụ cấp ưu đãi theo Khoản 1 Điều 2 Quyết định 244/2005/QĐ-TTg và Mục II Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi.
“II. MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH
- Mức phụ cấp
- b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
- c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;”.
Theo đó, giáo viên sẽ được hưởng mức 30% khi giảng dạy tại các trường THPT ở đồng bằng và 35% khi trực tiếp giảng dạy ở các nơi vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Về cách tính như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
>>> Xem ngay: Bảng lương giáo viên cấp 2 mới theo quy định 7/2023
Phụ cấp khu vực
Phụ cấp khu vực cũng là một trong những khoản mà giáo viên THPT được hưởng dựa theo Mục II Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT với công thức:
Mức tiền phụ cấp khu vực = Mức lương tối thiểu chung x hệ số phụ cấp khu vực
Tùy thuộc vào các yếu tố điều kiện để xác định phụ cấp và được chia ra gồm các mức 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Những nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn, gian khổ như vùng hải đảo, quần đảo sẽ áp dụng mức phụ cấp là 1,0.
Phụ cấp thâm niên vượt khung
Ngoài mức phụ cấp thâm niên như đã biết, nhà giáo còn được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu đủ điều kiện theo quy định.
Căn cứ vào Mục 1 Chương II Thông tư 04/2005/TT-BNV về điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch để xét phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
“a) Cán bộ, công chức, viên chức đã có 3 năm (đủ 36 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội.”
Mức phụ cấp thâm niên vượt khung cho ngạch viên chức là giáo viên THPT sẽ được hưởng = 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh. Bắt đầu từ năm thứ 4 trở đi, nếu mỗi năm giáo viên đạt đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung sẽ được tính thêm 1%.
Phụ cấp lưu động
Phụ cấp lưu động dành cho giáo viên cấp 3 được áp dụng khi công tác trong những điều kiện đặc biệt dựa theo Mục 2 Chương II Thông tư 06/2005/TT-BNV.
“2. Đối tượng áp dụng
a) Mức 1, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:
Tổ, đội công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở vùng trung du;
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và những người trong thời gian thử việc) công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà trong tháng có từ 15 ngày trở lên đi đến các thôn, bản, phum, sóc.”
Theo đó, mức hưởng phụ cấp lưu động của nhà giáo sẽ là 0,2 x mức lương cơ sở. Lương cơ sở theo quy định hiện hành đang là 1.800.000 đồng/tháng. Từ đó tính ra được số tiền giáo viên nhận về theo chính sách là 360.000 đồng/tháng.
Ngoài những chính sách phổ biến nêu trên, giáo viên THPT còn có thể được nhận thêm một số phụ cấp khác như: phụ cấp đặc thù, phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ. Để tìm hiểu kỹ hơn về các khoản phụ cấp này, mời các bạn tiếp tục theo dõi qua các bài viết tiếp theo của Liên Việt – Education.
>>> Đọc thêm: Giáo viên THCS hạng 2 là gì? Tiêu chuẩn thăng hạng mới nhất
4 Kết luận
Nội dung trên đây là toàn bộ thông tin đầy đủ về vấn đề “Bảng lương của giáo viên THPT (cấp 3) mới nhất” và cách tính lương theo các chức danh nghề nghiệp. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về lương trong ngành giáo dục nói chung và giáo viên cấp 3 nói riêng. Từ đó, đưa ra những kế hoạch và dự kiến trong tương lai cho nghề nghiệp của mình.
Đồng thời, nếu muốn thăng hạng giáo viên để phát triển bản thân và có một vị trí vững chắc trong sự nghiệp trồng người. Đừng quên bổ sung cho mình một tấm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và cập nhật những kiến thức mới nhất.