Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang phát triển, Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của giáo viên. Sau khi văn bản chính thức có hiệu lực, chế độ làm việc của giáo viên là mục được quan tâm nhất, phần chế độ này có những điểm mới nào cần chú ý?
1 1. Đối tượng áp dụng
Theo Điều 2 của Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT các đối tượng cần thực hiện văn bản pháp luật chế độ làm việc của giáo viên gồm có:
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy, công tác quản lý ở các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Không áp dụng cho giáo viên giảng dạy ở cơ sở giáo dục phổ thông của nước ngoài mở tại Việt Nam, giảng dạy ở chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
2 2. Nhiệm vụ của giáo viên
Theo Điều 3, Điều 4 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình làm việc gồm có:
- Thực hiện tốt các quy định tại Điều lệ trường của các cấp học.
- Tìm hiểu và nắm vững các thông tin cụ thể của học sinh trong lớp học mình quản lý, giám sát thúc đẩy sự tiến bộ đối với từng học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, các Đoàn Đội và tổ chức quản lý tốt học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
- Xây dựng nhận xét, đánh giá xếp loại cho học sinh của mình vào cuối năm học chi tiết.
- Tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình của lớp cho Hiệu trưởng.
3 3. Quy định chế độ làm việc của giáo viên mới nhất
Tại Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT có quy định về chế độ làm việc của giáo viên như sau:
3.1 Chế độ làm việc của giáo viên THCS và THPT
Chế độ làm việc của giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
- 37 tuần trực tiếp thực hiện giảng dạy.
- 03 tuần học, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- 01 tuần xây dựng kế hoạch chuẩn bị năm học mới.
- 01 tuần dành làm báo cáo tổng kết năm học.
Xem thêm: Quy định về lương giáo viên cấp 2 mới nhất 2024
3.2 Chế độ làm việc của giáo viên tiểu học, mầm non
Chế độ làm việc của giáo viên tiểu học, mầm non trong năm học là 42 tuần, trong đó:
Thời gian dạy | Giáo viên Tiểu học | Giáo viên Mầm non |
Dạy chính | 35 tuần | 35 tuần |
Bồi dưỡng nâng cao trình độ | 5 tuần | 4 tuần |
Xây dựng kế hoạch đầu năm học | 1 tuần | 2 tuần |
Làm báo cáo tổng kết năm học | 1 tuần | 1 tuần |
3.3 Thời gian nghỉ hàng năm khác
Theo Thông tư chế độ nghỉ của giáo viên theo năm gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ, nghỉ khác…được quy định cụ thể như sau:
- Thời gian nghỉ hè: 02 tháng/năm học được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
- Thời gian nghỉ học kỳ theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra.
- Các ngày nghỉ khác áp dụng theo quy định của Bộ Luật lao động.
4 4. Quy định mức tiết dạy của giáo viên
Theo quy định của Điều 6, Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định mức tiết dạy của giáo viên như sau:
4.1 Giáo viên thường
Theo Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định đối với giáo viên thường sẽ có định mức tiết dạy tương ứng với số tiết lý thuyết hoặc thực hành. Cụ thể như sau:
Đối tượng | Tiểu học | THCS | THPT |
Trường thường | 23 tiết | 19 tiết | 17 tiết |
Trường phổ thông dân tộc nội trú | —— | 17 tiết | 15 tiết |
Trường phổ thông dân tộc bán trú | 21 tiết | 17 tiết | —— |
Trường, lớp dành cho người tàn tật | 21 tiết | 17 tiết | —— |
Quy định số tiết học cho Tổng phụ trách Đội như sau:
- Trường hạng I: 2 tiết một tuần.
- Trường hạng II: 1/2 định mức tiết dạy trường hạng I.
- Trường hạng III: 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học.
Xem thêm: Danh sách các trường đào tạo sư phạm tin học tốt nhất 2024
4.2 Hiệu trưởng, hiệu phó
Theo Điều 7, Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định số tiết dạy của Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần và Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.
5 5. Chế độ giảm mức tiết dạy
Chế độ giảm mức tiết dạy của giáo viên được quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:
5.1 Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
Theo Điều 8 của Thông tư quy định chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như sau:
Đối tượng | Tiểu học | THCS | THPT |
Trường thường | Giảm 3 tiết/tuần | Giảm 4 tiết/tuần | Giảm 4 tiết/tuần |
Trường phổ thông dân tộc nội trú | ——— | Giảm 4 tiết/tuần | Giảm 4 tiết/tuần |
Trường chuyên, trường bán trú | Giảm 4 tiết/tuần | Giảm 4 tiết/tuần | Giảm 4 tiết/tuần |
Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật | Giảm 3 tiết/tuần | Giảm 3 tiết/tuần | Giảm 3 tiết/tuần |
Ngoài ra thì:
Đối tượng | Số tiết được giảm |
Phụ trách phòng học bộ môn | Giảm 3 tiết/môn/tuần |
Phụ trách công tác khác (Thư viện, văn thư, chăm sóc khuôn viên trường,…) | Giảm từ 2 – 3 tiết/tuần |
Tổ trưởng tổ bộ môn học | Giảm 3 tiết/tuần |
5.2 Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường
Theo Điều 9 của Thông tư quy định chế độ giảm tiết dạy cho giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng như sau:
Đối tượng | Số tiết được giảm |
Bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn trường hạng I. | Giảm 4 tiết/tuần |
Bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn trường hạng khác. | Giảm 3 tiết/tuần |
Trưởng ban thanh tra nhân dân trường học | Giảm 2tiết/tuần |
Lưu ý: Theo quy định mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 2 chức vụ, hưởng chế độ giảm tiết dạy ở chức vụ hưởng cao nhất.
5.3 Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác
Theo Điều 10 của Thông tư quy định các chế độ giảm tiết dạy khác như sau:
- Giáo viên hợp đồng lần đầu sẽ được giảm 2 tiết/tuần.
- Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống giảm 3 tiết/ tuần/giáo viên THCS&THPT) và giảm 4 tiết/giáo viên tiểu học
6 6. Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy
Điều 11 của Thông tư này quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy như sau:
Đối tượng | Quy đổi số tiết |
Giáo viên dạy môn chuyên | 1 tiết môn chuyên = 3 tiết định mức |
Giáo viên làm cộng tác viên thanh tra | 01 buổi = 5 tiết định mức |
Tham gia khoá bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ | 1 tiết giảng dạy thực tế = 1,5 tiết định mức |
Báo cáo ngoại khóa do trường tổ chức | Số tiết báo cáo thực tế = số tiết định mức |
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT đã quy định rõ ràng nhiệm vụ, chế độ làm việc của giáo viên. Những nhiệm vụ và chế độ này là căn cứ để giáo viên thực hiện công tác, là cơ sở để lãnh đạo đánh giá giáo viên sau quá trình làm việc. Qua đó Thông tư góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện học sinh.
Hiểu rõ chế độ làm việc của giáo viên là điều cần thiết, đặc biệt đối với những người đang tìm hiểu về các trường được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Chế độ làm việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc của giáo viên, bao gồm thời gian làm việc, chế độ lương bổng, nghỉ phép, v.v… Việc tìm hiểu kỹ chế độ làm việc sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn nghề nghiệp.