Chuyển hạng chức danh nghề nghiệp được quy định thế nào? Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì? Thủ tục xét chuyển chức danh nghề nghiệp được quy định ra sao? Mời quý học viên theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi.
1 Chuyển hạng chức danh nghề nghiệp là gì?
Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Chuyển hạng chức danh nghề nghiệp là một trong những thủ tục để viên chức chuyển sang hạng chức danh phù hợp với vị ví công việc mình đảm nhiệm. Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Được thực hiện khi viên chức thay đổi vị trí việc làm mà CDNN đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới.
- Viên chức được xét chuyển đổi chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn CDNN được chuyển.
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển CDNN theo thẩm quyền phân cấp.
- Khi xét chuyển CDNN không kết hợp nâng bậc lương.
Việc chuyển đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức được quy định cụ thể tại Điều 31 Luật viên chức – Việc chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Viên chức công tác, làm việc ở vị trí việc làm nào thì được bổ nhiệm vào CDNN tương ứng với vị trí việc làm đó; Viên chức được chuyển đổi chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của CDNN đó.
- Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và tuân thủ quy định pháp luật.
- Viên chức được đăng ký thi hoặc xét chuyển hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, việc thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức cần phải đảm bảo các điều kiện như trên. Tuy nhiên việc chuyển đổi chức danh nghề nghiệp cần phải đảm bảo đúng nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Xem thêm: Bảng danh mục chức danh nghề nghiệp
2 Hồ sơ, thủ tục xét chuyển chức danh nghề nghiệp
Quy trình xét chuyển chức danh nghề nghiệp được quy định tại phần II. Phụ lục Quyết định 1066/QĐ-BNV như sau:
1/ Trình tự thực hiện
Bước 1. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức (Điều 14 Nghị định-Luật số 115/2020/NĐ-CP)
- Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải đăng thông công khai ít nhất 01 lần trên một trong những phương tiện thông tin đại chúng sau: báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình; đồng thời đăng tải trên trang thông tin/ cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện
- Trường hợp thay đổi nội dung thông báo chỉ được thực hiện trước khi khai mạc kỳ thi thay đổi chức danh nghề nghiệp và phải công khai theo quy định.
- Người đăng ký dự tuyển nộp Phiếu đăng ký theo Mẫu số 01 ban hành kèm Nghị định 115/2020/NĐ-CP tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký hoặc gửi theo đường bưu điện hoặc qua trang thông tin điện tử/ cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
- Thời hạn nhận Phiếu đăng ký là 30 ngày kể từ ngày thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.
Bước 2. Tổ chức chuyển chức danh nghề nghiệp
- Hội đồng tuyển dụng viên chức (Điều 8 Nghị định số 115/2020) thành lập Hội đồng tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tuyển dụng quyết định.
- Lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký (khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định 115/2020)
- Nội dung, hình thức, thời gian thi tuyển viên chức (Điều 9 và khoản 3 Điều 15 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP)
Bước 3. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức (Điều 10 Nghị định 115/2022)
Bước 4. Thông báo kết quả (Điều 16 Nghị định số 115/2020)
- Sau khi hoàn thành việc chấm thi Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, công nhận kết quả.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận kết quả, Hội đồng phải thông báo công khai trên trang thông tin/ cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và gửi thông báo công nhận kết quả tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
Bước 5. Hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi chức danh nghề nghiệp
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả, viên chức phải đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 6. Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc
Xem thêm: Những trường được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại miền Nam.
Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng,chuyển chức danh nghề nghiệp bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành (chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ)
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo yêu cầu.
Xem thêm: Các mẫu đơn đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trên đây là tất cả những thông tin về quy định, thủ tục chuyển hạng chức danh nghề nghiệp. Quý học viên có thắc mắc về các quy định thi thăng hạng, xếp lương khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.