Chức danh nghề nghiệp ngành du lịch là gì? Tiêu chuẩn chức danh ngành du lịch hạng gồm những gì? Quy định xếp lương chức danh nghề nghiệp ngành du lịch ra sao? Mời quý học viên theo dõi nội dung bài viết để cập nhật những thông tin mới nhất.
1 Phân hạng chức danh nghề nghiệp ngành du lịch
Chức danh nghề nghiệp ngành du lịch là tên thể hiện năng lực chuyên môn của công chức, viên chức trong lĩnh vực du lịch. Mỗi nhóm chức danh, hạng chức danh sẽ được quy định bởi mã số, tiêu chuẩn khác nhau. Từ mã số từng hạng chức danh nghề nghiệp, các cơ quan chủ quản dựa theo quy định hiện hành để xếp lương, tính lương cho công chức, viên chức.
Mã số chức danh nghề nghiệp ngành du lịch được quy định tại Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL, đây là thông tư mới nhất thay thế cho Thông tư 06/2016/TTLT-BVHTTDL-BNV. Thông tư này áp dụng cho viên chức thuộc chuyên ngành văn hóa cơ sở làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Cụ thể, phân hạng chức danh nghề nghiệp ngành du lịch bao gồm:
- Hướng dẫn viên văn hóa hạng II (Mã: V.10.07.22)
- Hướng dẫn viên văn hóa hạng III (Mã: V.10.07.23)
- Hướng dẫn viên văn hóa hạng IV (Mã: V.10.07.24)
Xem thêm: Cách xếp lương chức danh nghề nghiệp ngành tài nguyên môi trường
2 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành du lịch
Viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng điều kiện chung về phẩm chất như sau:
- Trách nhiệm với công việc được giao và tuân thủ các quy định của pháp luật; Thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Tận tụy, trung thực, khách quan, thẳng thắn; Làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; Khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; Có ý thức chống sai phạm, tiêu cực; Cần cù, tiết kiệm, chống lãng phí.
- Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Không ngừng học tập và rèn luyện, nâng cao phẩm chất, trình độ và năng lực.
TIÊU CHUẨN HƯỚNG DẪN VIÊN VĂN HÓA HẠNG II
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành văn hóa;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hướng dẫn viên văn hóa.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững và thực hiện tốt quan điểm, nguyên tắc, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của dân tộc;
- Nắm vững các hình thức, phương pháp công tác văn hóa quần chúng và câu lạc bộ
- Nắm vững các nguyên tắc giảng dạy, kỹ năng và phương pháp hướng dẫn nghiệp vụ;
- Am hiểu công tác văn hóa cơ sở trong một lĩnh vực;
- Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, soạn thảo các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về văn hóa cơ sở;
- Có kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
TIÊU CHUẨN HƯỚNG DẪN VIÊN VĂN HÓA HẠNG III
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Tốt nghiệp đại học phù hợp với chuyên ngành văn hóa;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Hướng dẫn viên văn hóa.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm được quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Nắm được các hình thức, phương pháp thực hiện công tác văn hóa quần chúng và câu lạc bộ; các nguyên lý sư phạm và kỹ năng, phương pháp hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ;
- Hiểu về công tác văn hóa cơ sở thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Có kinh nghiệm hướng dẫn các hoạt động nghiệp vụ; khả năng tổng hợp, soạn thảo văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động chuyên môn và nguyên tắc kỹ thuật an toàn lao động nghề nghiệp.
- Có kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản, sử dụng ngoại ngữ/ tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
TIÊU CHUẨN HƯỚNG DẪN VIÊN VĂN HÓA HẠNG IV
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Tốt nghiệp trung cấp phù hợp với chuyên ngành văn hóa;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Hướng dẫn viên văn hóa.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp hướng dẫn nghiệp vụ văn hóa cơ sở, nhà văn hóa;
- Có kinh nghiệm hướng dẫn chuyên môn trong các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được phân công thực hiện;
- Biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật phục vụ vào chuyên môn nghiệp vụ được phân công, hiểu biết những nguyên tắc về an toàn lao động nghề nghiệp.
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Xem thêm: Các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành văn hóa gồm những nội dung gì?
3 Xếp lương chức danh nghề nghiệp ngành du lịch
Các chức danh nghề nghiệp ngành du lịch sẽ áp dụng theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, như sau:
- Hướng dẫn viên văn hóa hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến 6,38.
- Hướng dẫn viên văn hóa hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức A1, từ hệ số 2,34 đến hệ số 4,98;
- Hướng dẫn viên văn hóa hạng IV được áp dụng hệ số lương dành cho viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 – 4,06.
Xem thêm: Mã chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên là gì?
Như vậy bài viết này đã mang đến cho quý độc giả những thông tin cơ bản về mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành du lịch. Mọi thông tin chi tiết về các khóa chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp quý học viên vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.