Chứng chỉ kiểm toán viên đang giữ một vài trò quan trọng trong ngành kiểm toán. Bạn đã biết rõ chứng chỉ kiểm toán viên là gì chưa? Lợi ích, cơ hội nghề nghiệp, mức lương của vị trí kiểm toán viên ra sao? Làm thế nào để có thể đăng ký thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên…
Trong bài viết dưới đây Liên Việt Education sẽ gửi đến bạn những thông tin liên quan đến chứng chỉ CPA. Cùng theo dõi bạn nhé.

1 Chứng chỉ kiểm toán CPA là gì?
Certified Public Accountants là tên viết đầy đủ của cụm từ CPA – Chứng chỉ kiểm toán viên. Chứng chỉ này công nhận bạn đã trở thành một kiểm toán viên chuyên nghiệp.

Ở nước ta, những học viên đã vượt qua kỳ thi đạt chuẩn sẽ được Bộ Tài Chính cấp chứng chỉ CPA. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn được hành nghề kiểm toán, trở thành một kiểm toán viên.
>>> Xem thêm: Chứng chỉ CIA là gì? 6 Lợi ích “vàng” khi có chứng chỉ CIA
2 Lợi ích và cơ hội nghề nghiệp khi có chứng chỉ kiểm toán viên
Khi sở hữu chứng chỉ kiểm toán viên trong tay. Không chỉ riêng cá nhân bạn nhận được những lợi ích và mở ra cơ hội việc làm. Mà ngay cả các đơn vị, tổ chức cũng được hưởng theo.
Lợi ích của chứng chỉ kiểm toán CPA
Chứng chỉ kiểm toán CPA (Certified Public Accountant) mang lại nhiều lợi ích cho người nắm giữ nó. Dưới đây là một số lợi ích của chứng chỉ kiểm toán CPA:

- Đảm bảo kiến thức chuyên môn: Việc sở hữu chứng chỉ này giúp bạn xây dựng uy tín và sự tin cậy trong lĩnh vực kiểm toán. Cung cấp cho khách hàng và công ty sự đảm bảo về kiến thức và chuyên môn của bạn.
- Cơ hội nghề nghiệp: CPA mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực kiểm toán, tài chính, kế toán và quản lý tài chính
- Cơ hội thăng tiến: Chứng chỉ CPA mở ra cơ hội thăng tiến trong ngành kiểm toán. Nó có thể giúp bạn tiến lên cấp chức, nhận được các vị trí quản lý và có mức lương cao hơn.
- Đạt chuẩn kiểm toán viên quốc tế: Chứng chỉ CPA được coi là một tiêu chuẩn quốc tế.
- Khẳng định chuyên gia: Có chứng chỉ CPA giúp bạn tham gia vào một cộng đồng chuyên gia kiểm toán, cung cấp cơ hội mở rộng mạng lưới chuyên gia. Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, và phát triển mối quan hệ trong ngành.
- Duy trì phát triển sự nghiệp: Giúp bạn duy trì sự phát triển chuyên môn và giữ vững kiến thức sắc bén trong lĩnh vực kiểm toán.
Tóm lại, chứng chỉ kiểm toán CPA không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn tạo ra sự tin cậy. Cũng như giá trị trong lĩnh vực kiểm toán, tạo ra cơ hội nghề nghiệp và khám phá rộng lớn.
>>> Xem thêm: Chứng chỉ CFA là gì? Lợi ích khi có chứng chỉ CFA cần biết
Cơ hội nghề nghiệp khi có chứng chỉ kiểm toán CPA
Đi đôi với các lợi ích thiết thực trên, chứng chỉ CPA còn là một trong những văn bằng cần thiết. Để Nhà nước quản lý mọi hoạt động kế toán trong nước. Các chủ doanh nghiệp cũng dựa vào CPA để sàng lọc ứng viên. Đặc biệt là các vị trí quan trọng ở trong phòng kế toán.
Hiện tại, mức thu nhập của kiểm toán viên cũng khá hấp dẫn. Tùy vào kinh nghiệm và quy mô hoạt động của nơi bạn làm việc. Lương của một kiểm toán viên dao động từ 7 triệu đến 50 triệu đồng/ tháng.
3 Đăng ký thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên như thế nào?
Việc đăng ký thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên có thể sẽ khác nhau. Tùy từng quốc gia và tổ chức thi chứng chỉ kiểm toán mà bạn muốn tham gia. Ở nước ta, việc đăng ký thi chứng chỉ CPA được quy định rõ ràng tại Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC như sau:

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
- Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
- Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 Luật kế toán 2015.
Tóm lại, để đăng ký thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Bạn cần phải có thời gian công tác thực tế trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tài chính ít nhất là 36 tháng. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành tài chính…
>>> Xem ngay: So sánh chứng chỉ CPA và chứng chỉ ACCA
4 Lời kết
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ về chứng chỉ kiểm toán viên trên. Bạn đã có cái nhìn toàn diện và hiểu hơn về chứng chỉ CPA. Nếu bạn cần hỗ trợ, giải đáp thắc mắc về chứng chỉ CPA nói riêng và các loại chứng chỉ khác. Vui lòng liên hệ đến Liên Việt Education theo các cách sau để nhận tư vấn bạn nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 1800.6581
Email: lienhe@lienviet.edu.vn.
Website: https://lienviet.edu.vn/