Giáng chức và cách chức khác nhau ở điểm nào? Những tiêu chí để phân biệt giáng chức và cách chức?
Có lẽ nhiều người chưa phân biệt được 2 khái niệm này. Chúng ta hãy cùng Liên Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
1 Giáng chức là gì?
Theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 về giáng chức như sau:
“Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.
Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.”
>>> Xem thêm: Vụ trưởng là gì? Vai trò và nhiệm vụ của Vụ trưởng
2 Phân biệt giáng chức và cách chức
Hai khái niệm giáng chức và cách chức về kết quả thì khá giống nhau nhưng hai hình thức kỷ luật này cũng có những nguyên nhân và đặc điểm riêng để phân biệt như sau:
STT | Tiêu chí phân biệt | Giáng chức | Cách chức |
1 | Khái niệm | Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn | Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. |
2 | Căn cứ áp dụng | Dựa theo quy định tại:
|
Dựa theo quy định tại:
|
3 | Các trường hợp bị áp dụng | Những công chức vi phạm các điều dưới đây sẽ bị giáng chức:
|
Những cán bộ, công chức vi phạm các điều dưới đây sẽ bị cách chức:
|
4 | Kết quả | Những công chức bị giáng chức sẽ:
|
Những cán bộ, công chức bị cách chức sẽ:
|
Trên đây là 4 tiêu chí để phân biệt giữa giáng chức và cách chức mới nhất để mọi người phân biệt. Tuy 2 khái niệm này không quá khác biệt nhưng cũng có đặc điểm riêng khi sử dụng không nên nhầm lẫn nhé.
>>> Xem thêm: Bãi nhiệm là gì? Phân biệt bãi nhiệm và miễn nhiệm
3 Các trường hợp bị giáng chức
Theo quy định tại Điều 11 Nghị Định 112/2020/NĐ-CP quy định hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với các công chức, quản lý thuộc trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này mà tái phạm;
- Các hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này;
- Các hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 của Nghị định này;
Như vậy, các công chức, quản lý vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng trong các nhiệm vụ, công việc mình được phân công đều sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức. Các công chức bị giáng chức sẽ bị hạ xuống vị trí thấp hơn hoặc không còn chức vụ tùy từng trường hợp bị xử lý.
>>> Xem thêm: Cơ cấu tổ chức là gì? Mô hình cơ cấu tổ chức phổ biến
4 Hậu quả sau khi bị giáng chức
Các cán bộ, công chức khi bị giáng chức sẽ không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời gian bổ nhiệm. Đồng thời, các cán bộ, công chức bị kỷ luật giáng chức sẽ nhận hậu quả như sau:
Theo quy định tại Điều 82 Luật Cán bộ công chức 2008:
Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Theo quy đinh tại khoản 17 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2019:
Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không được thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 Nghị định 34/2011:
Công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức,cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ quản lý, lãnh đạo phù hợp.
>>> Xem ngay: Sân sau là gì? Doanh nghiệp sân sau thực chất là gì?
Như vậy, tất cả các cán bộ, công chức bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức đều sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi quy hoạch, nâng ngạch, bổ nhiệm, đào tạo trong suốt thời gian bị giáng chức.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết !