Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp là gì? Tiêu chuẩn chức danh giảng viên cao cấp gồm những gì? Điều kiện thi nâng hạng lên giảng viên cao cấp ra sao? Học chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp ở đâu? Mời quý học viên theo dõi nội dung bài viết để cập nhật những thông tin về chức danh này.
1 Giảng viên là gì? Giảng viên cao cấp là gì?
Giảng viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ, chịu trách nhiệm giảng dạy, đào tạo trình độ đại học, cao đẳng thuộc ngành, nghề đào tạo của trường đại học, cao đẳng. Giảng viên là các chuyên gia đào tạo đại học, cao đẳng giữ vai trò chủ đạo trong giảng dạy, đào tạo trình độ đại học, cao đẳng và sau đại học.
Theo quy định tại Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, và giảng viên cao cấp. Dựa theo thông tư này, có thể thấy giảng viên cao cấp là công chức chuyên môn cao nhất (hạng I) – Mã số: V.07.01.01.
>>> Xem ngay: Giảng viên chính là gì? Tiêu chuẩn, điều kiện thi nâng hạng
Chức danh này đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức, hướng dẫn và triển khai công tác giảng dạy, đào tạo đại học, sau đại học và chịu trách nhiệm giảng dạy một ngành đào tạo trong toàn trường. Cụ thể, nhiệm vụ của giảng viên cao cấp là:
- Giảng dạy; hướng dẫn, chấm đồ án, luận văn tốt nghiệp; hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; chủ trì hoặc tham gia hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, tiến sĩ;
- Chủ trì xây dựng và phát triển các dự án đào tạo chuyên môn; đề xuất phương hướng, biện pháp phát triển trong lĩnh vực, nghiệp vụ này; chủ động, thường xuyên cập nhật các thành tựu khoa học trong xây dựng và phát triển kế hoạch đào tạo; đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá việc học tập của sinh viên, kết quả đào tạo;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu bồi dưỡng; chủ trì hoặc tham gia thực hiện kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học; hướng nghiên cứu khoa học của giáo viên, tổ chuyên môn;
- Chủ trì hoặc tham gia phản biện các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức và gửi báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học. Chủ trì hoặc tham gia thông qua, công bố các báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm… góp phần phát triển ngành, nghề, tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục đại học;
- Tổ chức, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học; hướng dẫn sinh viên phương pháp học tập, nghiên cứu có hiệu quả; kiểm tra năng lực tổ chức rèn luyện, bồi dưỡng nhân tài của sinh viên;
- Chủ trì hoặc tham gia đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên theo yêu cầu phát triển nghề nghiệp của trường, chuyên ngành đào tạo;
- Học tập, trau dồi nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Tham gia công tác quản lý, công tác đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định về tổ chức và hoạt động của trường công lập và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xem thêm: Tiêu chuẩn giảng viên chính gồm những gì?
Tiêu chuẩn giảng viên cao cấp
Tương tự như các chức danh nghề nghiệp giảng viên khác, giảng viên cao cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về đạo đức hành nghề của người giảng viên. Các tiêu chuẩn riêng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ của giảng viên cao cấp cũng được quy định rõ ràng tại Điều 7. Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT như sau:
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Có kiến thức chuyên sâu về môn học được phân công giảng dạy và kiến thức vững chắc về một số môn học có liên quan thuộc chuyên ngành đào tạo được phân công;
- Nắm chắc tình hình thực tế và xu hướng phát triển của đào tạo chuyên môn và nghiên cứu khoa học;
- Chịu trách nhiệm chính hoàn thành ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp trên đã qua kiểm tra, nghiệm thu trở lên;
- Hướng dẫn ít nhất 02 học viên cao học hoặc hướng dẫn, hỗ trợ ít nhất 01 nghiên cứu sinh;
Giảng viên bộ môn khoa học sức khỏe giảng dạy các môn học, hướng dẫn 01 học viên bảo vệ thành công luận văn chuyên môn hoặc bác sĩ nội trú được tính là hướng dẫn 01 học viên lấy bằng thạc sĩ.
Đối với giảng viên các chuyên ngành mỹ thuật được thay thế bằng việc hướng dẫn chính hoặc phụ 01 công trình nghiên cứu đã đoạt giải thưởng trong và ngoài nước.
Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu của giảng viên không tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ, tiến sĩ phải gấp 02 lần số lượng đề tài nghiên cứu khoa học quy định (2 nhiệm vụ khoa học công nghệ)
- Chủ trì biên soạn ít nhất 01 cuốn sách bồi dưỡng, được hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu, trình duyệt. Được đưa vào sử dụng đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN; hoặc đào tạo của giảng viên và đã được cấp ISBN;
- Là tác giả của ít nhất 06 bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đăng trên các tạp chí khoa học có Mã chuẩn quốc tế ISSN;
- Có khả năng ứng dụng CNTT và sử dụng ngoại ngữ trong việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên cao cấp hạng 1;
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học
Xem thêm: Quy định về giáo viên hạng 3 mới.
Điều kiện thăng hạng giảng viên cao cấp
Điều kiện thi, xét thăng hạng giảng viên cao cấp được Bộ GD&ĐT quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT. Điều 6 thông tư này quy định – Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự thi, xét thăng hạng CDNN giảng viên cao cấp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Khi đơn vị chủ quản có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử đi thi hoặc xét thăng hạng.
- Hiện đang giữ CDNN giảng viên chính hạng 2 – Mã số V.07.01.02.
- Xếp loại chất lượng mức hoàn thành tốt nhiệm vụ; đáp ứng các điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức; không trong thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức.
- Đáp ứng năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ CDNN giảng viên cao cấp.
- Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn CDNN giảng viên cao cấp.
Trường hợp đủ điều kiện miễn thi ngoại ngữ, tin học theo quy định thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của CDNN dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên cao cấp.
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính hoặc tương đương tối thiểu đủ 06 năm; trong đó phải có ít nhất 01 năm giữ hạng CDNN giảng viên hạng II, tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Xem thêm: Quản lý mầm non là gì?
2 Học chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp ở đâu?
Theo quy mới nhất về chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho giảng viên, viên chức không cần phải học chương trình bồi dưỡng CDNN cho từng hạng giảng viên nữa mà chỉ cần học chương trình CDNN giảng viên được quy định tại Thông tư 1079/QĐ-BGDĐT.
Chương trình đào tạo chứng chỉ giảng viên cao cấp
Mục tiêu chung của chương trình đào tạo chứng chỉ giảng viên cao cấp là trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; góp phần xây dựng đội ngũ viên chức giảng dạy đại học đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học.
Cấu trúc chương trình gồm 11 chuyên đề, được bố cục thành 3 phần với tổng gian bồi dưỡng là 240 tiết như sau:
TT | Nội dung | Số tiết |
Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước | 48 | |
1 | Đường lối, chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và GDĐH Việt Nam trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo | 12 |
2 | Quản lý nhà nước về viên chức và viên chức giảng dạy đại học | 12 |
3 | Quản lý nhà nước về GDĐH và quản trị cơ sở GDĐH | 16 |
Ôn tập và kiểm tra phần I | 8 | |
Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên đại học | 164 | |
4 | Phát triển đội ngũ giảng viên và phát triển một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên đại học | 24 |
5 | Đào tạo đại học và phát triển chương trình đào tạo đại học | 20 |
6 | Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả dạy học trong cơ sở GDĐH | 32 |
7 | Chuyển đổi số trong GDĐH và phát triển mô hình giáo dục đại học mở | 12 |
8 | Kiểm định chất lượng GDĐH | 12 |
9 | Giảng viên đại học với nhiệm vụ NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo | 20 |
10 | Tư vấn, hỗ trợ người học trong hoạt động học tập và phát triển nghề nghiệp | 20 |
11 | Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở GDĐH | 16 |
Ôn tập và kiểm tra phần II | 8 | |
Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch | 24 | |
1 | Tìm hiểu thực tế | 12 |
2 | Hướng dẫn viết thu hoạch | 4 |
3 | Viết thu hoạch | 8 |
Khai giảng, bế giảng | 4 | |
Tổng cộng: | 240 |
>>> Xem ngay: Hồ sơ xét chuyển, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp gồm những gì?
Tuyển sinh lớp chứng chỉ giảng viên cao cấp
Liên Việt là đơn vị hàng đầu về đào tạo, cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cho giảng viên, giáo viên theo quy định mới nhất của Bộ GD&ĐT. Chúng tôi là đơn vị có liên kết với các trường cấp chứng chỉ chuẩn Bộ, với hình thức học trực tuyến phù hợp với mọi đối tượng học viên. Dưới đây là thông tin tuyển sinh:
1. Đối tượng: Tất cả các đối tượng là giảng viên, giảng viên chính tại các trường Đại học công lập
2.Thời gian học:
- Lịch học linh động vào các ngày cuối tuần
- Thời gian đào tạo ngắn hạn, tối thiểu 2,5 tháng/ khóa
3.Hình thức học: Học online thông qua phần mềm Zoom, Google Meet.
4.Lệ phí thi: Chỉ từ 2.5 triệu/ khóa ( Đã bao gồm lệ phí thi và tài liệu)
5.Hồ sơ đăng ký:
- 01 phiếu đăng ký dự thi theo mẫu của trường.
- 01 bằng đại học và phiếu điểm photo công chứng.
- 01 chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân photo công chứng.
- 04 ảnh 3×4 chụp không quá 6 tháng
- 01 quyết định trúng tuyển công chức
- 01 quyết định thăng hạng, nâng bậc.
Mong rằng với những thông tin trên, học viên đã nắm rõ những thông tin về chức danh giảng viên cao cấp. Mọi thắc mắc về các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, quý học viên vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0962.780.856
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/
>>> Tham khảo: Tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2,1