Giáo dục mầm non hiện nay đang dần được chú trọng hơn cả bởi đây được coi là bậc học cơ sở của con người.Vậy giáo dục mầm non là gì? Vai trò và các phương pháp giáo dục mầm non như thế nào? Sau đây Liên Việt Education sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về vấn đề này.
1 Giáo dục mầm non là gì?
Giáo dục mầm non được hiểu là bậc giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục của nước ta, đặt nền móng cho các cơ sở tiếp theo, ở đây bao gồm các trẻ có độ tuổi thường từ 3 – 6 tuổi. Với mục tiêu giáo dục là giúp trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể chất cũng như tinh thần, đáp ứng đủ các điều kiện để có thể lên lớp lớn hơn.
Hiện nay giáo dục mầm non là bậc giáo dục phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng, xã hội.Vậy nó có vai trò như thế nào mà nhiều người quan tâm đến vậy, dưới đây sẽ nêu ra một số vai trò quan trọng của giáo dục mầm non hiện nay.
>>> Xem thêm: Cơ sở giáo dục là gì? Các cấp cơ sở giáo dục hiện nay bao gồm loại nào?
2 Vai trò quan trọng của giáo dục mầm non
Nói đến giáo dục mầm non thì không thể nào không nhắc đến những vai trò quan trọng mà nó đem lại được:
- Thứ nhất: Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển khả năng tư duy. Trẻ có thể học và chơi thông qua các bài giảng của giáo viên mầm non, từ đó học được các kiến thức mới mẻ, mở rộng thế giới quan. Giúp cho trẻ hiểu được và phát triển tư duy làm nền tảng cho sau này.
- Thứ hai: Phát triển ngôn ngữ và thể chất. Trong quá trình học tập và giao tiếp trẻ em dần được thích nghi với môi trường xung quanh, ngôn ngữ và thể chất chính là hai thứ phát triển trong quá trình này.
Trẻ em có thể học ngôn ngữ từ thầy cô và bạn bè, bên cạnh đó là được vui chơi chạy nhảy cùng với đó là các chương trình dinh dưỡng được Nhà nước quy định cụ thể trong giáo dục mầm non. Do đó mà hình thành nên ngôn ngữ và cả sự phát triển thể chất khỏe mạnh.
- Thứ ba: hình thành nhân cách, giá trị và đạo đức con người: Tại mầm non các bé đã được thầy cô chỉ bảo những bài học cơ bản về đạo đức như phải ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ, biết cảm ơn và xin lỗi, lễ phép với người lớn. Từ đó hình thành nên nhân cách của các bé sau này.
Như vậy vai trò của giáo dục mầm non là rất quan trọng, nhưng làm sao để biết được giáo dục mầm non như thế nào cho tốt. Sau đây hãy đến với những phương pháp giáo dục mầm non hiện nay.
>>> Xem thêm: Phổ cập giáo dục là gì? Các quy định về phổ cập giáo dục
3 Các phương pháp giáo dục mầm non
Hiện nay đang có các phương pháp giáo dục truyền thống như sau:
- Phương pháp thực hành trải nghiệm.
- Phương pháp trực quan minh họa.
- Phương pháp dùng lời nói.
- Phương pháp giáo dục dùng tình cảm và khích lệ.
- Phương pháp nêu gương và đánh giá.
Dưới đây là một giới thiệu sơ lược về 5 phương pháp giáo dục mầm non:
Phương pháp 1: Thực hành trải nghiệm
Phương pháp này tập trung vào việc học thông qua trải nghiệm thực tế, hoạt động và thực hành. Trẻ em được khuyến khích tham gia vào các hoạt động thực tế, như chơi trò chơi, xây dựng, làm thủ công, và khám phá môi trường xung quanh.
Học trải nghiệm giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy, khám phá sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành.
Phương pháp 2: Trực quan minh họa
Phương pháp này sử dụng hình ảnh, minh họa, biểu đồ và đồ họa để truyền đạt thông tin và kiến thức cho trẻ. Trẻ em học thông qua việc quan sát và tương tác với các hình ảnh và hình vẽ.
Việc sử dụng minh họa giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận biết hình ảnh, tăng khả năng tập trung và hiểu bài học một cách trực quan hóa.
>>> Xem thêm: Chương trình giáo dục là gì? Có những chương trình giáo dục nào hiện nay?
Phương pháp 3: Sử dụng lời nói
Phương pháp này tập trung vào việc sử dụng lời nói để giảng dạy và giao tiếp với trẻ. Giáo viên sử dụng từ ngữ, câu chuyện và lời khuyên để truyền đạt kiến thức và giá trị.
Qua việc lắng nghe và tham gia trong các cuộc trò chuyện, trẻ em phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tư duy logic và khả năng giao tiếp.
Phương pháp 4: Giáo dục dùng tình cảm và khích lệ
Phương pháp này tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và sử dụng tình cảm tích cực để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Giáo viên tạo ra môi trường an toàn và ấm áp cho trẻ.
Việc khích lệ và tôn trọng tình cảm của trẻ giúp họ phát triển tự tin, sự tự trọng và khả năng quản lý cảm xúc.
Phương pháp 5: Nêu gương và đánh giá
Phương pháp này đặc trưng bằng việc giáo viên làm mẫu và tạo ra các ví dụ để trẻ theo đuổi. Giáo viên đánh giá và cung cấp phản hồi tích cực để hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
Thông qua việc quan sát và bắt chước người lớn hoặc bạn bè, trẻ em học được các giá trị, kỹ năng xã hội và hành vi tích cực.
Bên trên là một vài phương pháp giáo dục truyền thống, hãy cùng tìm hiểu các phương pháp giáo dục mầm non nước ngoài dưới đây nhé.
>>> Xem thêm: Niên chế là gì? Đặc điểm của đào tạo niên chế
4 Giới thiệu một số phương pháp giáo dục mầm non nước ngoài
Tại Việt Nam hiện nay cũng đã học hỏi và áp dụng theo mốt số các phương pháp giáo dục mầm non nước ngoài.
Montessori
Đây là phương pháp hướng đến cho trẻ phát huy tính tự chủ, độc lập. Cho phép trẻ tự quản lý học tập và sử dụng các vật dụng giáo dục qua đó tự tìm tòi và nghiên cứu khám phá ra các kiến thức mới. Ở đây giáo viên chỉ đóng vai trò quan sát và hỗ trợ trẻ khi trẻ gặp vấn đề và cần sự giúp đỡ.
Steam
Phương pháp steam là phương pháp có sự kết học của các yêu tố nghệ thuật toán học,khoa học, kỹ thuật,…Trẻ được thực hành và kết hợp học tập dựa trên các yếu tố trên. Để từ đó có thể nâng cao khả năng tìm và giải quyết vấn đề. Kích thích hứng thú học tập và trí tò mò của trẻ.
>>> Xem thêm: Steam mầm non là gì? Đặc điểm phương pháp giáo dục Steam
Reggio Emillia
Phương pháp này bắt nguồn từ nước Ý, đây là phương pháp thiên về hướng chú trọng tính sáng tạo và khả năng tự do, tự phát triển của trẻ. Không có một khuôn mẫu nào được đặt ra cho trẻ, đây chính là điểm khác biệt so với các phương pháp khác. Kích thích khả năng tự tìm hiểu và sáng tạo của của trẻ.
Steiner
Đây có thể coi là phương pháp phát triển nhất trên thế giới, được được tạo nên từ một kiến trúc sư người Áo. Phương pháp này là sự kết hợp của 3 yếu tố: cảm xúc, suy nghĩ và ý chí. Mục tiêu của phương pháp này đó là sử dụng các lĩnh vực như âm nhạc, vẽ tranh hoặc những tiếp xúc về thiên nhiên để phát huy tính tự học của trẻ.
Glenn Doman
Phương pháp này bắt nguồn từ một doanh nhân người Mỹ. Chủ yếu về phương pháp này chính là khuyến khích trẻ đọc sớm tiếp cận thông qua nền tảng flashcards và việc đọc sách. Ngoài ra phương pháp này còn đề cập đến tính tự lập và tự chủ của trẻ. So với các phương pháp khác, phương pháp này ít phổ biến hơn do còn có nhiều tranh cãi về hiệu quả của phương pháp giáo dục này.
>>> Xem thêm: Chất lượng giáo dục là gì? Các yếu tố tạo lên chất lượng giáo dục
5 Kết luận
Mỗi phương pháp giáo dục lại có những đặc điểm riêng biệt và phù hợp với mỗi Quốc gia tùy thuộc vào quan điểm và hệ thống thống giáo dục. Hiện nay Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều phương pháp giáo dục mầm non trên Thế giới. Giáo dục mầm non cũng đang có những bước tiến trong cải cách và đổi mới nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là đem lại sự phát triển tốt nhất cho trẻ em Việt Nam. Trên đây là những kiến thức mà Liên Việt Education tìm hiểu, mong rằng nó có thể hữu ích dành cho bạn.
Chúc các bạn thành công!
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC LIÊN VIỆT
Hà Nội
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 1800.6581
Email: lienhe@lienviet.edu.vn
Website: https://lienviet.edu.vn/