Sau khi Thông tư 11/2024/TT-BKHCN chính thức ban hành, quy định về các chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên đã có một số điều chỉnh quan trọng. Bài viết sau của Liên Việt sẽ hệ thống và phân tích rõ những nội dung cập nhật, giúp viên chức dễ dàng tiếp cận và nắm bắt thông tin. Mời cùng tìm hiểu!
1 Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên là gì?
Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đây là cơ sở để xác định vị trí việc làm, thực hiện chế độ, chính sách về tuyển dụng và quản lý đội ngũ làm công tác nghiên cứu trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

2 Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên
Thông tư liên tịch số 25/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành khoa học công nghệ. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ bao gồm: nhóm chức danh nghiên cứu khoa học và nhóm chức danh công nghệ. Trong đó mã số của hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu sinh như sau:
Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên | Mã số |
Nghiên cứu viên cao cấp hạng 1 | Mã: V.05.01.01 |
Nghiên cứu viên chính hạng 2 | Mã: V.05.01.02 |
Nghiên cứu viên hạng 3 | Mã: V.05.01.03 |
Trợ lý nghiên cứu hạng | Mã: V.05.01.04 |
Xem thêm: Xếp lương chức danh nghề nghiệp phóng viên
3 Nhiệm vụ của CDNN nghiên cứu viên
Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên đã có nhiều đổi mới theo quy định tại Thông tư 11/2024/TT-BKHCN, có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2025. Theo đó, viên chức làm công tác nghiên cứu tại các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo từng hạng chức danh, chi tiết như sau:
Nhiệm vụ của nghiên cứu viên cao cấp (hạng I – mã chức danh V.05.01.01)
Khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2024/TT-BKHCN quy định nhiệm vụ đối với chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên cao cấp như sau:
- Trực tiếp nghiên cứu, đề xuất và đảm nhận vai trò chủ nhiệm các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia/bộ/tỉnh, đề xuất giải pháp và tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đánh giá quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
- Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ cấp quốc gia/bộ/ngành/địa phương, tư vấn cho các nhiệm vụ khoa học – công nghệ các cấp quốc gia/bộ/tỉnh.
- Thực hiện chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn cho nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên, trợ lý nghiên cứu và cộng tác viên trong quá trình triển khai các nhiệm vụ khoa học – công nghệ.
- Tham gia công tác giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên tại các cơ sở đào tạo.
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức hội nghị, hội thảo; sinh hoạt học thuật trong nước và quốc tế; báo cáo kết quả nghiên cứu; biên soạn tài liệu nhằm phổ biến và thúc đẩy ứng dụng rộng rãi các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Nhiệm vụ của nghiên cứu viên chính (hạng II – mã chức danh V.05.01.02)
Khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2024/TT-BKHCN quy định nhiệm vụ đối với chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính:
- Chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, tỉnh hoặc tham gia nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia.
- Chủ trì nhóm nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu viên, trợ lý, cộng tác viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN.
- Giải quyết các vấn đề chính của nhiệm vụ KH&CN được giao; viết báo cáo kết quả nghiên cứu, quy trình ứng dụng, biên soạn tài liệu phổ biến kết quả nghiên cứu; tổ chức hướng dẫn, đánh giá việc ứng dụng vào thực tiễn.
- Tham gia xây dựng chủ trương, kế hoạch KH&CN; tổ chức hội nghị, sinh hoạt học thuật; tư vấn nhiệm vụ KH&CN; tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên cao học, sinh viên.

Nhiệm vụ của nghiên cứu viên (hạng III – mã chức danh V.05.01.03)
Khoản 1 Điều 8 Thông tư 11/2024/TT-BKHCN quy định nhiệm vụ đối với chức danh nghề nghiệp nghiên cứu hạng III như sau:
- Chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên hoặc tham gia nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, tỉnh.
- Thực hiện nghiên cứu, tham gia điều tra, khảo sát, hướng dẫn và kiểm tra trợ lý nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu, thí nghiệm được phân công; tham dự sinh hoạt học thuật chuyên ngành.
- Viết báo cáo tổng kết nhiệm vụ, tài liệu và thông tin để phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tế.

Nhiệm vụ của trợ lý nghiên cứu (hạng IV – mã chức danh V.05.01.04)
Khoản 1 Điều 9 Thông tư 11/2024/TT-BKHCN quy định nhiệm vụ đối với chức danh nghề nghiệp trợ lý nghiên cứu (hạng IV) như sau:
- Tham gia thực hiện công việc phục vụ nghiên cứu, bao gồm điều tra, khảo sát hoặc hỗ trợ xử lý, tổng hợp thông tin và dữ liệu theo phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp, hỗ trợ các chức danh nghiên cứu khoa học ở hạng cao hơn trong quá trình triển khai các hoạt động nghiên cứu.
Thông tư 11/2024/TT-BKHCN đặt ra mã số, tiêu chuẩn và điều kiện xét thăng hạng đối với viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác định trách nhiệm, năng lực chuyên môn và lộ trình phát triển của đội ngũ nghiên cứu viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

4 Tiêu chuẩn và điều kiện của chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên
Nhằm giúp viên chức nắm rõ hơn những thay đổi trong quy định mới về tiêu chuẩn và điều kiện của các hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên, dưới đây là phần tóm tắt những điểm chính theo Thông tư 11/2024/TT-BKHC:
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với chức danh nghiên cứu viên cao cấp – hạng I
Căn cứ theo khoản 2 và 3 Điều 6 Thông tư 11/2024/TT-BKHCN, quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của nghiên cứu viên cao cấp bao gồm:
Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Đạt trình độ tiến sĩ trở lên, phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu và yêu cầu của vị trí việc làm.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học hoặc chứng chỉ hành nghề nếu được pháp luật yêu cầu và có thể dùng thay thế tương ứng.
Về chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở các cấp.
- Có khả năng nghiên cứu sâu chuyên ngành, nghiên cứu liên ngành; đề xuất, tư vấn các vấn đề chiến lược; tổ chức nhóm nghiên cứu và gắn kết nghiên cứu với đào tạo, sản xuất.
- Có tư duy độc lập, sáng tạo; kinh nghiệm hợp tác nghiên cứu quốc tế; nắm vững chuyên môn và hiểu biết liên ngành.
- Đủ năng lực chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khác.
- Có ít nhất 5 điểm quy đổi từ kết quả chuyên môn, trong đó tối thiểu 3 điểm từ nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia/bộ/tỉnh hoặc được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín; hoặc sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng bảo hộ được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh.
- Có kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ; trường hợp làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, viên chức cần biết tiếng dân tộc theo yêu cầu công việc.

Tiêu chuẩn, điều kiện đối với chức danh nghiên cứu viên chính – hạng II
Căn cứ theo khoản 2 và 3 Điều 7 Thông tư 11/2024/TT-BKHCN, quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của nghiên cứu viên chính như sau:
Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Đạt trình độ thạc sĩ trở lên, phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu và yêu cầu của vị trí công việc.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học. Nếu vị trí yêu cầu chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ hành nghề sẽ thay thế chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học.
Về chuyên môn, nghiệp vụ
- Am hiểu chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, khoa học công nghệ của Đảng và Nhà nước; các thành tựu và xu hướng phát triển khoa học công nghệ trong nước và quốc tế.
- Nắm vững lý thuyết, có khả năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu và hiểu biết kiến thức cơ sở về lĩnh vực liên ngành.
- Có khả năng xác định hướng nghiên cứu, tư duy độc lập và sáng tạo, tổ chức nhóm nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Có khả năng tổng kết thực tiễn, viết báo cáo nghiên cứu và tổ chức sinh hoạt học thuật chuyên ngành.
- Có năng lực chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ/tỉnh và các nhiệm vụ khác. Đạt ít nhất 3 điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn, trong đó có ít nhất 1 điểm từ nhiệm vụ cấp bộ/tỉnh hoặc công bố bài báo quốc tế, sáng chế, giải pháp hữu ích, hoặc giống cây trồng được cấp Bằng độc quyền/ Bằng bảo hộ.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ ở mức cơ bản. Trường hợp công tác ở vùng dân tộc thiểu số, viên chức cần biết tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu công việc.

Tiêu chuẩn, điều kiện đối với chức danh nghiên cứu viên – hạng III
Căn cứ theo khoản 2 và 3 Điều 8 Thông tư 11/2024/TT-BKHCN, quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của nghiên cứu viên hạng III bao gồm:
Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Đạt trình độ đại học trở lên, phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu và yêu cầu của vị trí việc làm.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học. Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu chứng chỉ hành nghề thì chứng chỉ này được dùng thay thế cho chứng chỉ nghiên cứu khoa học.
Về chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm được chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, khoa học và công nghệ; nắm bắt tình hình chung về kinh tế – xã hội và yêu cầu thực tiễn, xu hướng, thành tựu trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Sử dụng thành thạo thiết bị nghiên cứu, nắm rõ quy trình bảo quản vật tư và tuân thủ quy định về an toàn – vệ sinh lao động.
- Có khả năng nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế; kết nối các nhà nghiên cứu; thực hiện báo cáo nghiên cứu và tham gia hội thảo chuyên ngành.
- Đủ năng lực chủ trì nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở và tham gia các nhiệm vụ nghiên cứu khác.
- Có kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ. Trường hợp làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, phải sử dụng được tiếng dân tộc theo yêu cầu.

Tiêu chuẩn, điều kiện đối với chức danh trợ lý nghiên cứu – hạng IV
Căn cứ theo khoản 2 và 3 Điều 9 Thông tư 11/2024/TT-BKHCN, quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của trợ lý nghiên cứu hạng IV như sau:
Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Đạt trình độ cao đẳng trở lên, phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của vị trí việc làm.
- Sở hữu chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học. Trường hợp có chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu riêng của vị trí việc làm thì chứng chỉ này được dùng thay thế cho chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học.
Về chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm được cơ bản các định hướng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của ngành, đơn vị.
- Nắm được phương pháp nghiên cứu cơ bản, công cụ, quy trình nghiên cứu cơ bản; biết sử dụng, vận hành và bảo quản thiết bị, vật tư nghiên cứu.
- Có kiến thức lý thuyết nền tảng phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu được giao.
- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin cơ bản, có khả năng sử dụng ngoại ngữ. Trường hợp làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, phải sử dụng được tiếng dân tộc theo yêu cầu.

Như vậy, Thông tư 11/2024/TT-BKHCN đã có nhiều đổi mới trong yêu cầu về tiêu chuẩn và điều kiện đối với các hạng chức danh. Trong đó, nổi bật nhất là các thay đổi về yêu cầu trình độ đào tạo, bồi dưỡng áp dụng cho từng hạng chức danh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các điều kiện được thăng hạng của viên chức trong ngành.
5 Cách xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là mục tiêu phấn đấu của không ít nghiên cứu viên. Vậy điều kiện thăng hạng cụ thể là gì? Quy trình xét thăng hạng CDNN nghiên cứu viên diễn ra như thế nào? Sau đây là giải đáp:
Điều kiện được xét thăng hạng
Căn cứ theo quy định mới tại Thông tư 11/2024/TT-BKHCN, điều kiện được xét thăng hạng CDNN nghiên cứu viên được đề cập như sau:
Hạng thăng lên | Điều kiện xét | Điều, khoản quy định |
Nghiên cứu viên cao cấp hạng I | Viên chức muốn thăng hạng từ nghiên cứu viên chính (hạng II) lên nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) cần phải:
|
Điểm e khoản 3, Điều 6 |
Nghiên cứu viên chính hạng II | Viên chức muốn thăng hạng từ nghiên cứu viên (hạng III) lên nghiên cứu viên chính (hạng II) phải:
|
Điểm e khoản 3, Điều 7 |
Nghiên cứu viên hạng III | Viên chức muốn thăng hạng từ trợ lý nghiên cứu (hạng IV) lên nghiên cứu viên (hạng III) phải:
|
Điểm e khoản 3, Điều 8 |
Bảng tóm tắt điều kiện dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên
So với trước đây, quy định mới về điều kiện xét thăng hạng đối với chức danh nghiên cứu viên không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, các tiêu chí đã được quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác tuyển chọn. Đồng thời, quy định cũng tạo điều kiện để viên chức dễ dàng định hướng theo yêu cầu thăng hạng.

Quy trình xét thăng hạng
Căn cứ theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP, việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên được thực hiện theo hình thức thẩm định hồ sơ. Quy trình cụ thể gồm các bước sau:
- Bước 1: Cơ quan chủ quản thông báo kế hoạch tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên, căn cứ theo nhu cầu sử dụng lao động và kế hoạch đã được phê duyệt tuân thủ theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp nhận, hướng dẫn, kiểm tra và lập hồ sơ xét thăng hạng của viên chức nghiên cứu.
- Bước 3: Tổng hợp hồ sơ đủ điều kiện, thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghiên cứu viên theo quy định.
- Bước 4: Tổ chức thẩm định hồ sơ, xác định danh sách viên chức đủ điều kiện trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng CDNN nghiên cứu viên.
- Bước 5: Thông báo kết quả xét thăng hạng đến các cơ quan, đơn vị có nghiên cứu viên tham gia xét thăng hạng.
- Bước 6: Ra quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp mới và xếp lương tương ứng đối với viên chức đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng.

Như vậy thông qua bài viết này các bạn đã nắm rõ các thông tin quy định về mã số tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên I, II, III và IV. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để nắm rõ hơn về các lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác.