Hệ thống tổ chức và quản lý bệnh viện gồm những gì? Cách xây dựng sơ đồ quản lý bệnh viện dựa vào nguyên tắc nào? Các quy trình quản lý chất lượng bệnh viện gồm những gì? Mời bạn theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi để nắm được những thông tin chính xác.
Mục lục
1 Vì sao cần có hệ thống quản lý bệnh viện?
Bất cứ ngành nghề, tổ chức nào cũng cần có hệ thống quản lý để kiểm soát nguồn lực, tài chính và các vấn đề liên quan, bệnh viện cũng vậy. Nếu hệ thống quản lý không hoàn thiện, bệnh viện sẽ gặp nhiều khó khăn, chất lượng dịch vụ giảm sút, thu nhập cũng bị ảnh hưởng.
Bệnh viện công hay tư, lớn hay nhỏ đều cần có hệ thống quản lý chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình vận hành diễn ra suôn sẻ. Quản lý bệnh viện bao gồm nhiều yếu tố, như: nguồn nhân lực, tài chính, chất lượng… Người lãnh đạo cần có tầm nhìn bao quát nhất để đưa ra giải pháp quản lý phù hợp. Lý do thực hiện tổ chức và quản lý bệnh viện là:
Những lý do cần thực hiện tổ chức và quản lý bệnh viện là:
- Việc quản lý sẽ giúp bệnh viện thấy được những hạn chế hay thành công của doanh nghiệp để từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhất trong giai đoạn tiếp theo.
- Tổ chức và thực hiện các công việc liên quan đến bệnh nhân, bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
- Giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn các vụ bê bối hoặc khủng hoảng truyền thông.
- Quản trị doanh nghiệp tốt giúp nâng cao uy tín, thu hút người dân đến khám chữa bệnh và tăng lợi nhuận.
- Bên cạnh đó, quản lý bệnh viện tốt cũng là tiền đề để nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh, chất lượng trang thiết bị cũng được nâng cao giúp người bệnh yên tâm khám chữa bệnh.

2 Các nguyên tắc khi tổ chức và quản lý bệnh viện
Căn cứ Thông tư 19/2013/TT-BYT quy định nguyên tắc tổ chức và thực hiện quản lý chất lượng như sau:
Nguyên tắc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng gồm 4 nguyên tắc:
- Lấy bệnh nhân làm trung tâm.
- Bảo đảm và cải tiến chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của bệnh viện, được thực hiện thường xuyên, liên tục và vững chắc.
- Có cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và cơ sở cụ thể để ra quyết định về hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện, đáp ứng nhu cầu thực tế cải tiến chất lượng bệnh viện.
- Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về chất lượng bệnh viện. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong bệnh viện (gọi chung là nhân viên y tế) có trách nhiệm tham gia hoạt động quản lý chất lượng.
Theo đó, việc tổ chức, thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện cần tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 2 nêu trên. Trong đó có nguyên tắc Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về chất lượng bệnh viện. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong bệnh viện (gọi chung là nhân viên y tế) có trách nhiệm tham gia hoạt động quản lý chất lượng.

3 Hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện hiện nay
Theo quy định, việc tổ chức và quản lý hệ thống chất lượng phải có ban quản lý chất lượng, bộ phận chất lượng, người chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và phải có sự hiện diện của nhân viên y tế.
Hệ thống quản lý tổ chức
Hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện bao gồm: Ban quản lý, các phòng ban liên quan đến chất lượng, tổ chức bộ phận quản lý, nhân sự phụ trách và mạng lưới quản lý chất lượng phân chia theo quy mô bệnh viện.
Tuỳ theo quy mô và điều kiện của từng bệnh viện có thể thành lập phòng hoặc tổ chức quản lý. Cần xây dựng mô hình quản lý bệnh viện, thiết kế hệ thống thông tin quản lý bệnh viện đến các khoa, phòng, đơn vị.
Cơ chế hoạt động
Ban Quản lý chất lượng sẽ tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất để theo dõi, hỗ trợ và đưa ra các khuyến nghị liên quan đến chất lượng bệnh viện. Các ban liên quan cũng cần hoàn thành nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng giao theo kế hoạch có chất lượng. Giám đốc sẽ thiết lập hệ thống, quy trình quản lý chất lượng bệnh viện, thiết lập và ban hành các văn bản liên quan đến quản lý.
Tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng phụ trách quản lý chất lượng
Hội đồng quản lý chất lượng do Trưởng ban thành lập, số lượng thành viên tùy theo quy mô của bệnh viện. Các thành viên có thể là đại diện của các bộ phận liên quan.
Nhiệm vụ của hội đồng là đưa ra các khuyến nghị về phương hướng, tiêu chuẩn, phương pháp và chương trình đảm bảo chất lượng bệnh viện. Ngoài ra, các thành viên còn tham gia đào tạo, nghiên cứu, tư vấn về chất lượng bệnh viện, ban hành quy chế, duy trì hoạt động của hội đồng…
Cơ cấu chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý chất lượng bệnh viện
Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện có Giám đốc, Phó Giám đốc và các cán bộ khác do Giám đốc bố trí. Nếu bệnh viện nhỏ thì chỉ là tổ quản lý chất lượng bệnh viện, giám đốc khoa phối hợp với phòng điều dưỡng thực hiện các công việc liên quan.
Nhiệm vụ của tổ quản lý chất lượng bệnh viện là tham mưu cho Giám đốc và Hội đồng triển khai các hoạt động liên quan đến chất lượng bệnh viện như: xây dựng nội dung quản lý, tổ chức thực hiện, giám sát, báo cáo, thu thập thông tin và quản lý thông tin, xây dựng và triển khai đánh giá chất lượng, thực hiện kế hoạch an toàn bệnh nhân…
Trách nhiệm và quyền hạn của người quản lý chất lượng
Nhiệm vụ của người quản lý là tổ chức thực hiện các công việc của nhóm thực hiện, bộ phận quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan. Ngoài ra, họ tóm tắt và báo cáo các hoạt động và kết quả quản lý. Trong một số trường hợp, cần hỗ trợ nhóm chất lượng trong việc triển khai dự án và tham gia đánh giá chất lượng bệnh viện khi cần thiết.
Người quản lý chất lượng là thành viên của Hội đồng bệnh viện do Trưởng khoa bổ nhiệm có quyền kiểm tra, yêu cầu các phòng, ban, cá nhân tuân thủ kế hoạch quản lý chất lượng đã đã đề ra.
Cán bộ chuyên trách quản lý
Người phụ trách quản lý chất lượng có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của bộ phận quản lý theo yêu cầu của bộ phận quản lý, hỗ trợ từng tổ thực hiện các đề án cải tiến chất lượng, tham gia đánh giá chất lượng theo yêu cầu.
Chức năng, quyền hạn của cán bộ là tham mưu là đưa ra các ý kiến, kiến nghị, khen thưởng, thực hiện các công việc nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng bệnh viện và kiểm tra, giám sát hoạt động của các khoa, phòng có liên quan.
Trên đây là những thông tin cơ bản về quy trình hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm thông tin để có thể tham gia và công tác tổ chức và quản lý bệnh viện.