Bạn đang tìm hiểu về ngành kế toán? Bạn đang không biết làm thế nào để trở thành kế toán viên? Học kế toán nên học ở đâu? Cơ hội việc làm và thăng tiến trong nghề “kế” hiện nay ra sao? Hay cần có những tố chất gì để trở thành một kế toán viên giỏi toàn diện?…
Để giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, trong bài viết ngắn dưới đây. Liên Việt Education sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin tổng quan về kế toán. Cùng theo dõi và tìm hiểu về ngành kế toán bạn nhé.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm báo cáo kế toán nhanh chóng chính xác
1 Kiến thức cơ bản về ngành kế toán
Dưới đây là một số thông tin tổng quan về kế toán. Cùng theo dõi để tìm hiểu về ngành kế toán hiện nay ra sao để biết được có nên học kế toán không?
Ngành kế toán là gì?
Ngành kế toán là một ngành đặc thù chuyên về thu thập, xử lý, phân tích và lập báo cáo tài chính, kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Đồng thời, đánh giá và quản lý các hoạt động tài chính. Từ đó, giúp cho các công ty, tổ chức đưa ra những quyết định đúng đắn nhất cho bước đi tiếp theo của đơn vị mình.
Kế toán học gì?
Có nên học kế toán không? Kế toán học gì? Là những một trong những vấn đề được các sinh viên quan tâm. Nhìn chung, khi học xong kế toán bạn sẽ có những kiến thức kế toán từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể:
- Nắm vững những cơ sở pháp lý về kế toán – kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế.
- Vận dụng sáng tạo các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán, kiểm toán vào thực tiễn.
- Trải nghiệm quá trình thu thập, xử lý, kiểm tra, tư vấn và cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong phòng học mô phỏng thực tế.
- Thiết lập được phần mềm kế toán chuyên nghiệp trên nền tảng Excel phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp.
- Có được những kỹ năng xử lý các tình huống thực tế một cách chuyên nghiệp trên các phần mềm kế toán phổ biến.
- Có kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, tư vấn và sắp xếp công việc hiệu quả. Có kỹ năng quản lý tài chính giúp bạn phát huy được tư duy sáng tạo và khởi nghiệp.
Kế toán ra trường làm gì?
Sau khi hoàn thành lớp học kế toán. Ra trường các bạn có thể được làm một trong các vị trí như sau:
- Kế toán viên tại các tổ chức và doanh nghiệp như: kế toán kho, kế toán công nợ, kế toán bán hàng. Kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố định, kế toán thuế…;
- Kế toán tổng hợp tại các tổ chức và doanh nghiệp.
- Trợ lý kiểm toán cho các công ty kiểm toán, phụ trách bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại.
- Kiểm soát viên, thanh tra viên, kế toán viên cho các cơ quan hành chính sự nghiệp.
- Khởi nghiệp và phát triển cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân như: Cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn cho các doanh nghiệp và triển khai các hoạt động kinh doanh khác.
- Nghiên cứu giảng dạy các môn học kế toán, phân tích cho các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế và quản trị kinh doanh.
- Nhiều chức vụ quan trọng: Sau khi tích lũy kinh nghiệm có thể đảm nhận các chức vụ như: Kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính. Phó tổng Giám đốc phụ trách tài chính trong các tổ chức, doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Dowload giáo trình kế toán với 8 chương cần nắm lòng 2023
2 Có nên học ngành kế toán không?
Quyết định học ngành kế toán hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp và sở thích của bạn. Dưới đây là một số điểm để bạn cân nhắc:
- Ngành kế toán thường ổn định về cơ hội việc làm. Mọi doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn, đều cần kế toán để quản lý tài chính.
- Kế toán cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Bao gồm: Kế toán viên, kiểm toán viên, chuyên viên thuế, quản lý tài chính, và nhiều vị trí khác.
- Học kế toán giúp bạn hiểu về quản lý tài chính cá nhân, doanh nghiệp, và cả quản lý tài chính trong cuộc sống hàng ngày.
- Nếu bạn học kế toán, bạn có thể làm việc cho một công ty hoặc tự mình làm dịch vụ kế toán cho nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Tóm lại, có nên học kế toán không? là một lựa chọn tốt nếu bạn có sự quan tâm và phù hợp với các yếu tố của ngành này. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu về ngành kế toán toàn diện hơn dựa trên mục tiêu nghề nghiệp và sở thích cá nhân của bạn.
>>> Xem ngay: Nghiệp vụ kế toán là gì? Danh sách 10 nghiệp vụ kế toán cơ bản
3 Cơ hội việc làm và thăng tiến trong ngành kế toán như thế nào?
Cơ hội việc làm và thăng tiến trong ngành kế toán có thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm cả kinh nghiệm, trình độ học vấn, và khả năng cá nhân. Dưới đây là một số cơ hội và cách thăng tiến trong ngành Kế toán:
Cơ hội việc làm
- Kế toán viên: Đây là vị trí cơ bản trong ngành kế toán
- Kiểm toán viên: Kiểm toán viên kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài chính của các tổ chức để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy tắc.
- Chuyên viên thuế.
- Quản lý tài chính.
Thăng tiến trong ngành kế toán
Một cách để thăng tiến trong ngành là nâng cao trình độ học vấn và đạt các chứng chỉ liên quan. Chẳng hạn, bạn có thể học để trở thành kế toán trưởng có chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant) hoặc CMA (Certified Management Accountant).
- Kinh nghiệm làm việc.
- Lãnh đạo và quản lý.
- Học hỏi liên tục.
- Xây dựng mạng lưới.
- Chuyển đổi sang lĩnh vực liên quan.
Tóm lại, cơ hội việc làm và thăng tiến trong ngành kế toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những sự nỗ lực, học hỏi liên tục, và xây dựng mạng lưới có thể giúp bạn tìm hiểu về ngành kế toán một cách toàn diện hơn.
>>> Xem thêm: Top 5 trường đào tạo ngành kế toán chất lượng nhất
4 Các tố chất để trở thành một kế toán viên
Để trở thành một kế toán viên thành công, bạn cần có một loạt các tố chất và kỹ năng cơ bản sau:
- Điều quan trọng nhất là bạn phải có kiến thức về kế toán. Bao gồm: Các nguyên tắc cơ bản, quy định tài chính và các phương pháp kế toán. Điều này có thể được học thông qua một khóa học đại học, cao đẳng hoặc các khóa học chuyên sâu.
- Kế toán là một lĩnh vực liên quan đến số liệu và tính toán. Bạn cần phải có kỹ năng số học tốt để làm việc với số liệu tài chính, tính toán thuế và phân tích dữ liệu.
- Lỗi trong kế toán có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó sự tỉ mỉ và chính xác là yếu tố quan trọng.
- Công việc kế toán có thể đòi hỏi kiên nhẫn khi bạn phải làm việc với nhiều dữ liệu và giao dịch phức tạp.
- Kế toán viên thường phải làm việc với nhiều công việc cùng một lúc. Do đó khả năng quản lý thời gian là quan trọng.
- Đôi khi, công việc kế toán có thể áp lực, đặc biệt trong các giai đoạn báo cáo tài chính quý hoặc cuối năm.
- Kế toán viên thường phải làm việc với nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức.
- Hiểu biết về công nghệ thông tin.
- Tư duy phân tích.
- Kế toán viên cần tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và làm việc một cách trung thực và trách nhiệm.
- Khả năng học hỏi liên tục.
- Sự chuẩn bị và lập kế hoạch.
Những tố chất và kỹ năng này sẽ giúp bạn thành công trong sự nghiệp kế toán . Đồng thời, đóng góp vào quản lý tài chính của tổ chức hoặc cá nhân một cách hiệu quả.
>>> Gợi ý: Top 5 khóa học excel kế toán tốt nhất 2023
Lời kết
Hy vọng bài viết trên của Liên Việt Education bạn đã có được những thông tin tổng quan về kế toán. Nắm được kế toán là gì? cũng như tìm hiểu về ngành kế toán một cách toàn diện. Từ đó, đưa ra được quyết định đúng đắn có nên học và theo ngành kế toán trong tương lai không?
Chúc bạn thành công!