Tài liệu ôn thi viên chức văn thư lưu trữ gồm những gì? Các đề thi tham khảo gồm những phần nào? Bài viết này chúng ta hãy cùng tham khảo và download bộ tài liệu ôn thi văn thư lưu trữ mà chúng tôi đã tổng hợp sau đây nhé.
1 Cấu trúc đề thi viên chức văn thư lưu trữ
Để trở thành viên chức văn thư lưu trữ, nhân viên văn thư tại các trường học, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các tỉnh, thành phố cần tham dự kỳ thi tuyển dụng viên chức. Kỳ thi viên chức văn thư lưu trữ được thực hiện qua hình thức xét tuyển, theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP, người đăng ký thi tuyển viên chức văn thư lưu trữ phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự thi. Cấu trúc đề thi viên chức sẽ bao gồm các phần như sau:
Vòng 1: Xét tuyển – Đơn vị tuyển dụng viên chức kiểm tra toàn bộ điều kiện dự tuyển tại phiếu đăng ký dự tuyển căn cứ theo yêu cầu của vị trí viên chức văn thư lưu trữ. Người dự tuyển đáp ứng điều kiện thì được tham dự vòng 2.
Vòng 2: Vòng thi này kiểm tra kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp của thí sinh căn cứ theo yêu cầu của vị trí văn thư lưu trữ thông qua hình thức phỏng vấn.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.Tập trung kiểm tra về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí tuyển dụng gồm:
- Kiến thức chung về Luật Viên chức, kiến thức quản lý nhà nước về công tác lưu trữ, chỉnh lý tài liệu lưu trữ.
- Kiến thức chuyên môn về công tác lưu trữ, chỉnh lý tài liệu lưu trữ
- Thời gian phỏng vấn là 30 phút, thí sinh có thời gian 15 phút để chuẩn bị trước khi bước vào phỏng vấn chính thức.
- Thang tính điểm 100, không áp dụng phúc khảo.
Khi ôn tập, không chỉ cần nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn phải hiểu rõ thực tế công việc. Để hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của vị trí văn thư lưu trữ, bạn có thể tham khảo bài viết “Văn thư lưu trữ là làm gì” và nắm bắt những thông tin quan trọng.
2 Tổng hợp tài liệu ôn thi viên chức văn thư lưu trữ
Sau khi đã nắm rõ cấu trúc đề thi văn thư lưu trữ, nếu học viên có dự định tham gia kỳ thi tuyển viên chức thì cần hệ thống những kiến thức, giáo trình công tác văn thư, tài liệu ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi. Dưới đây là tổng hợp một số tài liệu ôn thi viên chức văn thư lưu trữ mà học viên có thể tham khảo.
1/ Tài liệu ôn thi viên chức văn thư lưu trữ: Nội dung chủ yếu sẽ đề cập đến các văn bản, quy định của các Bộ ngành quản lý văn thư lưu trữ. Những thông tư, quy định bao gồm:
- Nghị định 30/2020/NĐ-CP Về công tác văn thư
- Thông tư 15/2014/TT-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Thông tư liên tịch 07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCP Về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu
- Nghị định 99/2016/NĐ-CP Về quản lý và sử dụng con dấu
- Luật Lưu trữ 2011
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội X của Đảng được cụ thể hóa trong Chỉ thị nào của Thủ tướng Chính phủ
- Thông tư 09/2011/TT-BNV Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của cơ quan, tổ chức
- Thông tư 17/2014/TT-BNV Hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử các cấp
- Thông tư 03/2018/TT-BNV Quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ
- Nghị định 01/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ
- Thông tư 14/2011/TT-BNV Quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Bên cạnh việc nắm vững kiến thức chuyên môn, việc ứng dụng những sáng kiến kinh nghiệm trong công tác văn thư lưu trữ là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả công việc. Bài viết “Sáng kiến kinh nghiệm công tác văn thư lưu trữ” sẽ giúp bạn hiểu rõ cách viết, bố cục, nội dung và các tiêu chí đánh giá sáng kiến, từ đó tự tin hơn khi trình bày sáng kiến của mình trong kỳ thi
2/ Đề thi văn thư – lưu trữ 2016 – 2020
Câu hỏi 1: Anh (hoặc chị) hãy giải thích từ ngữ được quy định trong Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 như thế nào? (40 điểm)
Trả lời: Theo quy định của Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. (08 điểm)
- Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định. (08 điểm)
- Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành. (08 điểm)
- Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. (08 điểm)
- Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. (08 điểm)
Câu hỏi 2: Anh (hoặc chị) hãy cho biết trách nhiệm đối với công tác Văn thư được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08 tháng 4 năm 2004 như thế nào? (30 điểm)
Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Trách nhiệm đối với công tác Văn thư như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao, có trách nhiệm chỉ đạo công tác văn thư, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư. (15 điểm)
- Mọi cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư, phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật về công tác văn thư. (15 điểm)
Câu hỏi 3: Anh (hoặc chị) hãy cho biết việc đánh máy, nhân bản phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08 tháng 4 năm 2004 như thế nào? (30 điểm)
Trả lời:Theo quy định tại Nghị định số 110/NĐ-CP về công tác Văn thư ngày 08/4/2004 ban hành Việc đánh máy, nhân bản văn bản phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đánh máy đúng nguyên văn bản thảo, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Trường hợp phát hiện có sự sai sót hoặc không rõ ràng trong bản thảo thì người đánh máy phải hỏi lại đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc người duyệt bản thảo đó; (10 điểm)
- Nhân bản đúng số lượng quy định; (10 điểm)
- Giữ gìn bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh máy, nhân bản theo đúng thời gian quy định. (10 điểm)
Xem chi tiết:
Ngoài ra, học viên cũng có thể tham khảo thêm một số đề công chức để phục vụ cho quá trình ôn tập. Dưới đây là một số đề thi công chức văn thư lưu trữ:
Ngoài việc ôn luyện tài liệu, việc nắm rõ các tình huống thường gặp trong công tác văn thư cũng rất quan trọng. Để có thể tự tin đối mặt với các câu hỏi phỏng vấn, hãy tham khảo thêm bài viết “Các tình huống thường gặp trong công tác văn thư” để biết thêm các câu hỏi và đáp án chi tiết.
Hy vọng với những tài liệu ôn thi viên chức văn thư lưu trữ mà Liên Việt đã chia sẻ sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho quý học viên. Học viên có thắc mặc về thông tin ngành văn thư, các lớp học chứng chỉ văn thư lưu trữ, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ. Chúc các bạn sẽ đạt được những kết quả tốt nhất!