Tiểu luận lớp chuyên viên quản lý nhà nước có cấu trúc như thế nào? Tìm kiếm tài liệu ôn ngạch chuyên viên và tương đương ở đâu? Mẫu tài liệu tham khảo gồm những nội dung gì? Bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu thông tin kỹ hơn về vấn đề này nhé.
1 Cấu trúc bài tiểu luận lớp chuyên viên
Cấu trúc các bài tiểu luận tình huống lớp chuyên viên gồm có 4 phần chính. Cụ thể như sau:
Phần I: Đặt vấn đề
Nội dung chính của phần thứ nhất bạn cần nêu ra được điểm nổi bật, lý do chọn tham gia khóa bồi dưỡng ngạch chuyên viên. Đồng thời anh chị phải mô tả được tình huống đã chọn. Mục tiêu và mong muốn của bản thân sau khi tham gia khóa học, lời cảm ơn đối với đơn vị đào tạo.
Phần II: Nội dung tình huống
- Nêu được nguyên nhân dẫn đến tình huống: Nguyên nhân khách quan, chủ quan
- Nêu được hậu quả
- Nêu được phương hướng giải quyết tình huống.
Phần III: Phân tích tình huống và giải quyết tình huống
- Đưa ra các phương án để giải quyết tình huống trên, lựa chọn một phương án bản thân thấy là tối ưu và hợp lý nhất.
Phần IV: Kết luận
- Ở phần này các bạn đưa ra kết luận lại một lần nữa tầm quan trọng trong công tác quản lý nhà nước.
- Khẳng định vai trò của chuyên viên trong bộ máy quản lý nhà nước.
Các chương trong phần nội dung của một bài tiểu luận tình huống
Với 3 phần chính như chúng tôi đã phân tích ở trên thì có thể tiến hành chia làm VI chương cụ thể như sau:
- Chương I. Mô tả tình huống.
- Chương II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
- Chương III. Phân tích nguyên nhân và kết quả.
- Chương IV. Xây dựng phương án xử lý tình huống và lựa chọn phương án.
- Chương V. Xây dựng và tổ chức thực hiện.
- Chương VI. Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo: Phần này bạn cần liệt kê các tài liệu tham khảo được đề cập trong bài tiểu luận. Lưu ý, tài liệu tham khảo cần được trích dẫn đúng chuẩn (thông thường là định dạng APA).
Xem thêm: Download 400 câu hỏi và đáp án ngạch chuyên viên
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp chuyên viên
Tiểu luận tình cuối khóa lớp chuyên viên là bài tập bắt buộc trong chương trình học bồi dưỡng chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên do Bộ Nội Vụ quy định. Cụ thể từng phần như sau:
- Mô tả tình huống: Nêu hoàn cảnh ra đời, mô tả tình huống.
- Phân tích tình huống: Mục tiêu xử lý tình huống thực tế, các cơ sở lý luận, nguyên nhân khách quan, chủ quan và hậu quả tình huống.
- Xử lý tình huống: Đề xuất xây dựng các phương án, giải pháp để xử lý tình huống.
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương pháp đã chọn.
- Kết luận: Phần kết luận bạn cần khẳng định khái quát một lần nữa tính đúng đắn về phương pháp, cách giải quyết vấn đề . Bạn cũng cần nhấn mạnh vai trò của cán bộ công chức, chuyên viên quản lý nhà nước cũng như tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước.
- Kiến nghị: Đối với Đảng và nhà nước, Đối với các cơ quan chức năng.
Xem thêm: Những văn bằng chứng chỉ tương đương chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên
2 Download đề tài tiểu luận lớp chuyên viên
Trước khi tham khảo các bài tiểu luận các anh chị học viên cần phải biết cách lựa chọn đề tài phù hợp. Sau đây là một số lưu ý giúp anh chị có thể lựa chọn đề tài được đánh giá cao như:
- Chọn đề tài phải liên quan tới lĩnh vực mình công tác, có ý nghĩa thực tiễn trong việc quản lý nhà nước.
- Tình huống phải có nhiều tình tiết hấp dẫn, có xung đột để tạo nên sự hứng thú cho người đọc.
- Chọn một vấn đề quá vĩ mô (quá rộng) sẽ khó thực hiện, tiểu luận sẽ khó để có được chiều sâu.
- Không nên chọn tình huống đã diễn ra quá lâu, không còn ý nghĩa ở thời điểm hiện tại….
Đề tài 1: Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về văn hóa
Tên đề tài: “Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”.
Giới thiệu đề tài:
Quản lý nhà nước về văn hóa là những hoạt động cụ thể của cơ quan, đoàn thể và bộ máy nhà nước trong việc quản lý hành chính, với mục đích giữ gìn và phát huy những truyền thống và tinh hoa văn hóa Việt Nam. Hoạt động này chủ yếu để xây dựng và thi hành những chính sách góp phần nâng cao văn hóa cộng đồng.
Các vấn đề văn hóa chủ yếu bao gồm:
- Văn hóa nghệ thuật.
- Văn hóa- xã hội.
- Di sản văn hóa.
Tác giả đã thực hiện khảo sát để đánh giá khách quan thực trạng quản lý văn hóa trên địa bàn thị xã Phú Thọ, đồng thời đề xuất những giải pháp thiết thực trong công tác quản lý cho Ủy ban nhân dân Thị Xã.
Đề tài 2: Bài tiểu luận với đề tài “Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta”.
Giới thiệu đề tài:
Trong bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về đất đai, tác giả phải nghiên cứu thực trạng và những vi phạm đất đai còn tồn đọng, sau đó áp dụng một cách chính xác đường lối, chủ trương và quan điểm của Đảng và nhà nước để đưa ra những biện pháp xử lý tốt nhất.
Cấu trúc đề tài:
Một bài tiểu luận tình huống liên quan đến tranh chấp đất đai thường được chia thành 4 phần quan trọng:
- Đặt vấn đề: Sử dụng lối hành văn khéo léo để nêu bật được tính cấp thiết của đề tài, bên cạnh đó còn cần nêu đầy đủ mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu chứng minh tính khả thi của sản phẩm.
- Nội dung tình huống: Mô tả cụ thể về hoàn cảnh ra đời cũng như diễn biến tính đến thời điểm hiện tại của tình huống. Sau đó cần phân tích được nguyên nhân và hậu quả của vấn đề nếu không được khắc phục kịp thời và chính xác.
- Giải quyết tình huống: bằng khả năng tư duy cùng những dữ liệu thu thập được, tiến hành đề xuất phương án giải quyết hợp tình, hợp lý nhất.
- Kết luận và kiến nghị: Một lần nữa tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực liên quan đến đất đai. Cuối cùng kiến nghị những chính sách hợp lý để cải tiến những bất cập trong bộ máy còn tồn đọng.
>> Xem chi tiết bài tiểu luận tại đây
Xem thêm: Tổng hợp các loại chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước
3 Bài tập tình huống lớp chuyên viên
Sau đây là một số đề tài bài tình huống lớp chuyên viên mà các bạn học viên có thể tham khảo:
- Xử lý tình huống: Không đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy định. Hậu quả và trách nhiệm thuộc về ai?
- Tiểu luận quản lý nhà nước về vấn đề nuôi cá lồng, cá bè gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân xung quanh khu vực sông Đồng Nai
- Tiểu luận quản lý nhà nước về giáo dục: Tăng cường công tác phổ biến pháp luật, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng
- Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về giải quyết tranh chấp bất động sản thừa kế là quyền sử dụng đất trong trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
- Tiểu luận quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
- Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về xử lý vi phạm pháp luật về vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy lợi
- Xử lý tình huống vi phạm trong thực hiện các biện pháp an toàn lao động tại Tổng công ty xây dựng…
>> Tham khảo bài xử lý tình huống lớp chuyên viên kèm đáp án
Xem thêm: Cập nhật tiêu chuẩn ngạch chuyên viên mới nhất
4 Bài thu hoạch thực tế lớp chuyên viên
Theo quy định về chương trình đào tạo bồi dưỡng ngạch chuyên viên, các thí sinh phải viết bài thu hoạch tình huống lớp chuyên viên cuối khóa.
Yêu cầu đối với bài thu hoạch lớp bồi dưỡng chuyên viên
Bài thu hoạch phải tối thiểu 15 trang giấy A4, có thể đánh máy hoặc viết tay. Bài đóng quyển, bìa bài thu hoạch cần ghi rõ họ tên, ngày tháng năm, cơ quan công tác, lớp học. Đảm bảo đầy đủ các phần mục lục, danh mục và tài liệu tham khảo…
Cơ cấu bài thu hoạch gồm có: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Nội dung bài thu hoạch nghiêm cấm hình thức sao chép.
Bài thu hoạch phải nộp về đơn vị đào tạo bồi dưỡng đúng thời hạn quy định. Nếu không nộp hoặc nộp chậm sẽ bị điểm 0.
Việc bài thu hoạch lớp chuyên viên theo điểm 10, trong đó điểm nội dung: 8 điểm, điểm hình thức và kĩ thuật trình bày văn bản: 2 điểm.
>> Download bài thu hoạch lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên
Hy vọng, với những tiểu luận lớp chuyên viên quản lý nhà nước các bạn đã có thêm những nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình tham gia khóa học tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Thông tin về các trường được cấp chứng chỉ chuyên viên