Chuyên viên là một tên gọi thể hiện trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong rất nhiều lĩnh vực. Mã ngạch chuyên viên là gì? Mã ngạch 01.003 là ngạch gì? Lương theo ngạch chuyên viên mã số 01.003 được tính ra sao? Điều kiện bổ nhiệm ngạch chuyên viên ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây
1 Chuyên viên là gì?
Chuyên viên là một tên gọi được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau từ bác sĩ, y tá, kỹ sư, luật sư, giáo dục… Các doanh nghiệp, công ty tư nhân cũng sử dụng các chức vụ chuyên viên với ngụ ý chất lượng dịch vụ, tay nghề cao của đội ngũ nhân sự.
Ở góc độ nền hành chính thì chuyên viên lại được định nghĩa là công chức hành chính đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về lĩnh vực hoạt động, sở hữu chứng chỉ chuyên viên quản lý hành chính nhà nước. Họ là những đối tượng tổ chức, tổng hợp và triển khai thực hiện các chế độ; chính sách theo ngành, theo lĩnh vực hay địa phương giao.
Theo quy định của Luật cán bộ công chức thì chuyên viên là ngạch công chức hành chính xếp cho những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhiệm vụ của chuyên viên là giúp cho việc tổ chức quản lý bộ máy nhà nước ở lĩnh vực cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Ví dụ chuyên viên y tế trong các cơ sở y tế, bệnh viện công, chuyên viên pháp lý trong các cơ sở pháp lý, chuyên viên hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước…
Chế độ chuyên viên hoạt động dựa trên những quy tắc, quy định của pháp luật. Đây chính là chế độ làm việc được áp dụng đối với công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, có tính chuyên sâu về nghiệp vụ.
Chuyên viên là công chức loại gì?
Công chức được phân loại theo nhiều cách. Trong số đó thì việc phân loại chuyên viên theo trình độ đào tạo và theo vị trí làm việc là phổ biến nhất. Phân loại theo trình độ đào tạo có công chức loại A,B,C,D. Những người có trình độ đại học trở lên là công chức loại A, từ cao đẳng, trung cấp trở lên là loại B, tốt nghiệp sơ cấp là loại C, tốt nghiệp chuyên môn dưới sơ cấp là công chức loại D. Phân loại công chức theo vị trí làm việc thì gồm có công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn.
Theo sự phân tích trên thì chuyên viên là công chức loại A1 cùng với các ngạch khác xếp chung A1: Các chấp hành viên thuộc quận/ huyện/thị xã, thanh tra viên, kế toán viên, kiểm soát viên thuế, kiểm soát viên ngân hàng, hải quan..
Nhiệm vụ của chuyên viên
Theo điểm 2 điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BNV thì chuyên viên sẽ có những nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng kế hoạch, phương án tổng thể và các quy định cụ thể để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của sở, ngành; tham gia xây dựng cơ chế, quyết định cụ thể đối với các nội dung quản lý phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế;
- Nghiên cứu giải quyết hoặc có ý kiến theo thẩm quyền, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định những vấn đề cụ thể; phối hợp với đồng nghiệp thực hiện các công việc có liên quan;
- Hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra và kiến nghị các biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định hoặc quyết định quản lý;
- Tham gia công tác kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tài liệu… phục vụ chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc công tác quản lý nhà nước;
- Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan và các công chức khác triển khai công việc, thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm túc;
- Tổng hợp tình hình, phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả công việc, báo cáo cấp trên;
- Thu thập ý kiến, tâm tư nguyện vọng của quần chúng về những vấn đề có liên quan thuộc lĩnh vực mình phụ trách, nghiên cứu và đề xuất với cấp trên. Trực tiếp thực hiện công vụ, nhiệm vụ và các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
2 Ngạch chuyên viên và tương đương là gì?
Ngạch chuyên viên là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp việc cho lãnh đạo các đơn vị (Phòng, Ban, sở, Vụ, Cục…) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ liên quan. Ngạch chuyên viên thường làm việc từ cấp Quận, huyện trở lên đến Cục – Vụ.
Ngạch chuyên viên và tương đương là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước và các đơn vị sự nghiệp. Họ đều làm các công việc chuyên ngành mang tính chuyên môn cao tương đương chuyên viên.Ví dụ: Kế toán viên, kiểm toán viên, thẩm tra viên…Cùng theo dõi bảng ngạch công chức chuyên ngành tương đương sau đây:
( Xếp lương công chức loại A1)
TT | Ngạch | Mã số | Mô tả chuyên ngành |
1 | Chuyên viên | 1.003 | Chuyên ngành hành chính (trong cơ quan, tổ chức hành chính) |
2 | Thanh tra viên | 4.025 | Chuyên ngành thanh tra |
3 | Kế toán viên | 6.031 | Kế toán tại cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN |
4 | Kiểm tra viên thuế | 6.038 | Ngành Thuế |
5 | Kiểm tra viên hải quan | 8.051 | Ngành Hải Quan |
6 | Kỹ thuật viên bảo quản | 19.221 | Ngành dự trữ quốc gia |
7 | Kiểm soát viên ngân hàng | 7.046 | Ngành Ngân hàng |
8 | Kiểm toán viên | 6.043 | Ngành Kiểm toán NN |
9 | Chấp hành viên sơ cấp | 3.301 | Ngành Thi hành án dân sự |
10 | Thẩm tra viên | 3.232 | |
11 | Thư ký thi hành án | 3.302 | |
12 | Kiểm soát viên thị trường | 21.189 | Ngành Quản lý thị trường |
13 | Kiểm dịch viên động vật | 9.316 | Ngành Nông nghiệp |
14 | Kiểm dịch viên thực vật | 9.319 | |
15 | Kiểm soát viên đê điều | 11.082 | |
16 | Kiểm lâm viên | 10.226 | |
17 | Kiểm ngư viên | 25.310 | |
18 | Thuyền viên kiểm ngư | 25.313 | |
19 | Văn thư | 2.007 | Ngành văn thư |
Bên cạnh công chức ngạch chuyên viên và tương đương còn có viên chức ngạch chuyên viên như: lưu trữ viên, nghiên cứu viên, giám định viên… đều được giữ chức vụ chuyên viên.
Tiêu chuẩn chung của mã ngạch chuyên viên
Ngạch chuyên viên có những quy định riêng về tiêu chuẩn đạo đức, tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ và các chứng chỉ đào tạo theo quy định. Cụ thể một số tiêu chuẩn như sau:
- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước. Chủ trì xây dựng thể chế, xây dựng văn bản pháp luật.
- Thành thạo các kỹ năng soạn thảo văn bản đúng quy trình, thủ tục.
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý…
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các công việc như xây dựng, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách, hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ…
Xem thêm: Chứng chỉ quản lý nhà nước là gì? Cập nhật thông tin mới nhất
Phân loại mã ngạch chuyên viên
Ngạch là tên gọi thể hiện năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên viên thì mã ngạch chuyên viên là các ký hiệu thể hiện thứ bậc. Đồng thời mã ngạch là căn cứ xếp ngạch, xếp lương trong hệ thống hành chính Việt Nam.
Thông tư số 02/2021/TT-BNV về quy định mã số, tiêu chuẩn ngạch chuyên viên về chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các mã ngạch như sau:
Bảng mã số ngạch chuyên viên:
STT | Phân ngạch | Mã số ngạch |
1 | Chuyên viên cao cấp | 1.001 |
2 | Chuyên viên chính | 1.002 |
3 | Chuyên viên | 1.003 |
4 | Cán sự | 1.004 |
5 | Nhân viên | 1.005 |
Như vậy, với câu hỏi ngạch 01.003 là gì? Theo quy định mã ngạch chuyên viên 01.003 là bậc 3 chuyên viên trong ngạch công chức chuyên ngành hành chính Việt Nam.
Ngoài ra, còn có mã ngạch ngạch chuyên viên (cao đẳng) 01a.003 là mã ngạch của những đối tượng công chức, viên chức giữ ngạch chuyên viên trình độ cao đẳng và đang xếp lương theo công chức loại A01 được bổ nhiệm vào làm cán sự thì vẫn tiếp tục xếp lương theo công chức hạng A0.
Xem thêm: Quy định về chuyển ngạch viên chức: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục
Hiểu rõ về mã ngạch chuyên viên là bước đầu tiên để bạn có thể ứng tuyển vào ngành công vụ. Bài viết “Tiêu chuẩn ngạch chuyên viên mới nhất” sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về quy định, tiêu chuẩn và cách thức đánh giá của từng ngạch chuyên viên, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho quá trình ứng tuyển.
Điều kiện thi nâng ngạch chuyên viên gồm những gì?
Đối với công chức ngạch muốn thi nâng ngạch chuyên viên phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch chuyên viên thì được đăng ký dự thi nâng ngạch theo quy định. Điều kiện bổ nhiệm ngạch chuyên viên được quy định tại Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BNV: Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính như sau:
- Người dự thi nâng ngạch chuyên viên phải đang giữ ngạch cán sự hoặc tương đương ít nhất 03 năm; hoặc giữ ngạch nhân viên hoặc tương tương ít nhất 05 năm.
- Đối với công viên chức thuộc các tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp nhà nước phải có hệ số lương tương đương từ 3.00 trở lên.
- Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thì phải là những cán bộ, quân nhân tham gia quản lý có quân hàm từ thượng úy trở lên.
- Người dự thi nâng ngạch phải hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao trong 03 năm liên tiếp, có phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng.
- Đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ và được cấp chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chuẩn Bộ Nội vụ.
Cách tính thời gian giữ ngạch chuyên viên: Dựa trên những thông tin về điều kiện thi nâng ngạch phía trên, thời gian giữ ngạch được hiểu là từ khi có quyết định của cơ quan thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch hay được tính từ thời gian công chức ký hợp đồng lao động với ngạch đó.
Ví dụ: Công chức được tuyển dụng vào ngày 10/3/2020 ngạch cán sự, trường hợp công chức muốn nâng ngạch chuyên viên thì phải đủ thời gian giữ ngạch ít nhất 3 năm (tương dương 36 tháng). Tức là đến thời điểm sau ngày 10/3/2023, công chức mới đủ điều kiện thi nâng ngạch chuyên viên.
Nếu bạn quan tâm đến các vị trí chuyên viên trong ngành thuế, việc hiểu rõ nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chuyên viên thuế là rất quan trọng. Bài viết “Chuyên viên thuế làm gì” sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về nhiệm vụ cụ thể, cách xếp lương và các tiêu chuẩn cần đạt được. Đây là tài liệu hữu ích để bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực thuế.
Xem thêm: Tổng hợp các trường được cấp chứng chỉ chuyên viên
3 Ngạch 01.003 được xếp lương như thế nào?
Nguyên tắc xếp lương theo ngạch chuyên viên mã số 01.003 được quy định Quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV; được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP:
Nguyên tắc xếp lương ngạch chuyên viên
- Đối với ngạch chuyên viên cao cấp, ngạch chuyên viên chính và ngạch chuyên viên: Công chức đã được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó.
- Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó.
- Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Trường hợp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
- Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang; cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.
- Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị. Những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ theo đúng quy định.
Bảng bậc lương ngạch chuyên viên: Đơn vị tính: 1.000đ
Hệ số lương |
Mức lương thực hiện 01/10/2004
|
|
Bậc 1 | 2.34 | 678.6 |
Bậc 2 | 2.67 | 774.3 |
Bậc 3 | 3.0 | 870.0 |
Bậc 4 | 3.33 | 965.7 |
Bậc 5 | 3.66 | 1,061.4 |
Bậc 6 | 3.99 | 1,157.1 |
Bậc 7 | 4.32 | 1,252.8 |
Bậc 8 | 4.65 | 1,348.5 |
Bậc 9 | 4.98 | 1,444.2 |
Nguyên tắc trả lương: Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương từ ngân sách của cơ quan, đơn vị.
Khi đã hiểu về mã ngạch chuyên viên, bạn có thể muốn mở rộng kiến thức sang các mã ngạch khác trong hệ thống công chức. Bài viết “Mã ngạch nhân viên” sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mã ngạch, tiêu chuẩn và cách xếp lương của nhân viên. Đây là nguồn tham khảo hữu ích để bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cơ cấu công việc và lương bổng.
Ngạch chuyên viên (cao đẳng) 01a.003
Ngạch chuyên viên và tương đương là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước và các đơn vị sự nghiệp. Ví dụ: Mã ngạch chuyên viên cao đẳng kế toán viên là những người tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên giữ chức vụ kế toán viên…
Về cơ bản chúng ta cần hiểu mã ngạch chuyên viên cao đẳng là những người có trình độ cao đẳng trở lên mới được giữ ngạch chuyên viên theo quy định của pháp luật nền hành chính Việt Nam.
Ngạch chuyên viên (cao đẳng) 01a.003 là mã ngạch của những đối tượng công chức, viên chức giữ ngạch chuyên viên trình độ cao đẳng và đang xếp lương theo công chức loại A01 được bổ nhiệm vào làm cán sự thì vẫn tiếp tục xếp lương theo công chức hạng A0.
Đối với công chức đang giữ ngạch Chuyên viên trình độ cao đẳng và đang xếp lương theo công chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch Cán sự và tiếp tục xếp lương theo công chức này.
Đối với trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng để đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; nhưng lại được bổ nhiệm vào mã ngạch cán sự cũ và đang xếp lương loại B thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại B đó trong thời hạn 06 năm.
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho các bạn những thông tin về chuyên viên là gì? Mã ngạch chuyên viên gồm những gì? Để tham gia các khóa học và cấp chứng chỉ bồi dưỡng chuyên viên hãy để lại thông tin để được chuyên viên tư vấn miễn phí.