Báo cáo viên, tuyên truyền viên là những người đảm nhiệm công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách trong tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan Nhà nước. Để đảm nhiệm vị trí này, bạn cần đáp ứng những tiêu chuẩn nghiệp vụ và chuyên môn nhất định. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn thông tin về chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1 Chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên là gì?
Căn cứ theo khoản 4, điều 3 thuộc Quy chế 52/2016/QĐ-TTg: Tuyên truyền viên là những người thực hiện công tác tuyên truyền miệng trực tiếp nhằm đưa những thông tin thiết yếu theo quy định tới người dân ở xã, phường, thị trấn… Các nội dung tuyên truyền bao gồm chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; kiến thức thiết yếu có ích cho kinh tế – xã hội mỗi vùng miền hoặc thông tin chỉ đạo, điều hành của cơ quan địa phương.
Như vậy, chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền.
Nhiệm vụ chính của tuyên truyền viên là tuyên truyền miệng về các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước tới từng tầng lớp người dân ở xã, phường, thị trấn,…. Mỗi tuyên truyền viên có trách nhiệm phổ cập thông tin để mọi người hiểu và thực hiện đúng các kế hoạch, chính sách hay nội dung pháp luật.
Vai trò của tuyên truyền viên như là mắt xích, cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Thông qua hoạt động tuyên truyền mà tất cả các cấp từ Trung ương, địa phương đến từng tầng lớp nhân dân được phổ biến thông tin đầy đủ, chính xác. Hoạt động của tuyên truyền viên giúp chống phá những thông tin sai lệch, xuyên tạc, không đúng sự thật khiến người dân hoang mang, hiểu lầm về chế độ, chính sách.
2 Mã ngạch chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên
Mã ngạch tuyên truyền viên là căn cứ để xác định chức danh, yêu cầu về trình độ cũng như thiết lập chế độ lương, thưởng của mỗi tuyên truyền viên. Vì vậy bạn nhất định phải nắm rõ thông tin này.
Căn cứ theo Thông tư Số: 02/2023/TT-BVHTTDL, ngạch tuyên truyền viên được quy định như sau:
- Tuyên truyền viên văn hóa chính – Mã số là: V.10.10.34
- Tuyên truyền viên văn hóa – Mã số là: V.10.10.35
- Tuyên truyền viên văn hóa trung cấp – Mã số là: V.10.10.36
3 Quy định về hệ số lương chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên là bao nhiêu?
Cách xếp lương, hệ số lương chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên được nêu tại Điều 8, Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL như sau:
- Chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên văn hóa chính: Áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), hệ số lương từ 4,00 đến 6,38.
- Chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên văn hóa: Áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, hệ số lương 2,34 đến 4,98.
- Chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên văn hóa trung cấp: Áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, hệ số lương từ 1,86 đến 4,06.
4 Các tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn của chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên
Tiêu chuẩn CDNN tuyên truyền viên được đề cập tại Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL. Sau đây là tóm tắt:
Tuyên truyền viên văn hóa chính
Nhiệm vụ:
- Chủ trì việc xây dựng, thực hiện các kế hoạch tuyên truyền của cơ quan, đơn vị.
- Chủ trì biên soạn tài liệu & hướng dẫn nghiệp vụ tuyên truyền cho cơ sở; chủ trì việc biên tập các chương trình tuyên truyền.
- Tổ chức hoạt động biên soạn, biên tập tài liệu tuyên truyền; dàn dựng chương trình, văn nghệ, triển lãm, cổ động…
- Tham gia bồi dưỡng, đào tạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền.
Trình độ đào tạo:
- Tốt nghiệp trình độ ĐH trở lên phù hợp chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa.
- Có chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên văn hóa.
Yêu cầu chuyên môn
- Nắm vững chủ trương về hoạt động tuyên truyền do Đảng, NN đưa ra.
- Nắm vững các phương pháp tổ chức, hình thức tuyên truyền.
- Nắm vững kiến thức lịch sử, VH-XH địa bàn được nhận quản lý.
- Có chuyên môn về VHNT; am hiểu kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền.
- Có khả năng thu thập, phân tích, tổng hợp sau đó đưa đề xuất giải pháp giúp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền.
- Một số chuyên môn khác như ứng dụng CNTT, ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số tùy thuộc yêu cầu việc làm.
Tuyên truyền viên văn hóa
Nhiệm vụ
- Xây dựng & thực hiện kế hoạch tuyên truyền của đơn vị, cơ quan.
- Trực tiếp thực hiện việc biên soạn, thiết kế, & tuyên truyền các thể loại tin tức, tài liệu tuyên truyền.
- Tham gia tổ chức, dàn dựng, biểu diễn các tiết mục văn nghệ, chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị.
- Tham gia hoạt động thiết kế, dàn dựng triển lãm, cổ động, viết bài, thuyết minh nội dung triển lãm.
Trình độ đào tạo:
- Tốt nghiệp trình độ ĐH trở lên phù hợp với chuyên ngành tuyên truyền viên.
- Có chứng chỉ tiêu chuẩn CDNN tuyên truyền viên văn hóa.
Yêu cầu chuyên môn:
- Nắm vững chủ trương về hoạt động tuyên truyền do Đảng, NN đưa ra.
- Nắm rõ phương pháp tổ chức, hình thức của hoạt động tuyên truyền.
- Có hiểu biết về lịch sử, VH-XH trên địa bàn được giao quản lý.
- Am hiểu văn hóa, nghệ thuật.
- Có khả năng thuyết trình, biểu diễn văn nghệ, hội họa, thiết kế, thi công cổ động,… hoặc các kỹ năng nghiệp vụ khác phù hợp với lĩnh vực tuyên truyền.
- Sử dụng được các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu công việc.
- Một số chuyên môn khác như ứng dụng CNTT, ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số tùy thuộc yêu cầu việc làm.
Tuyên truyền viên văn hóa trung cấp
Nhiệm vụ
- Thực hiện tổ chức, biểu diễn các hoạt động văn hóa, văn nghệ & các hình thức tuyên truyền cổ động khác.
- Chụp ảnh, quay phim, thực hiện audio làm tư liệu cho nội dung tuyên truyền.
Trình độ đào tạo
- Tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên phù hợp chuyên ngành tuyên truyền viên.
- Có chứng chỉ tiêu chuẩn CDNN tuyên truyền viên văn hóa.
Yêu cầu chuyên môn
- Nắm vững chủ trương về hoạt động tuyên truyền do Đảng, NN đưa ra.
- Có kiến thức cơ bản về công tác tuyên truyền & các bộ môn văn hóa nghệ thuật liên quan.
- Có khả năng thuyết trình, biểu diễn văn nghệ, hội họa, thi công cổ động,… hoặc các kỹ năng nghiệp vụ khác phù hợp với hình thức tuyên truyền.
- Biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
- Biết ứng dụng CNTT cơ bản để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Có thể thấy, yêu cầu về chuyên môn và trình độ đào tạo đối với tuyên truyền viên khá khắt khe. Trong đó, bản lĩnh chính trị là yêu cầu hàng đầu, sau đó là các điều kiện về kỹ năng nghiệp vụ, bằng cấp chuyên môn,…
5 Các loại hình tuyên truyền viên phổ biến hiện nay
Cùng làm trong hoạt động tuyên truyền nhưng công việc cụ thể và phân công vị trí đối với mỗi tuyên truyền viên sẽ có khác biệt đáng kể. Để hiểu rõ hơn ta hãy cùng cùng tìm hiểu các loại hình tuyên truyền viên phổ biến hiện nay:
Chia theo ngành nghề/lĩnh vực
Có 6 loại hình tuyên truyền viên phân theo lĩnh vực, đó là:
- Tuyên truyền chính trị: Đảm nhiệm công tác phổ biến thông tin và truyền bá tư tưởng của Đảng. Ví dụ như tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng & chính sách pháp luật Nhà nước.
- Tuyên truyền văn hóa: Tuyên truyền về truyền thống lịch sử – văn hóa, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội gắn chặt với nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhiệm vụ xây dựng Đảng.
- Tuyên truyền kinh tế: Đảm nhiệm công tác phổ cập kiến thức, thông tin về đường lối phát triển kinh tế mới, các chính sách và chương trình kinh tế lớn của Nhà nước; tuyên truyền các thành tựu kinh tế – xã hội, bài học xây dựng kinh tế theo từng thời kỳ,…
- Tuyên truyền quốc phòng – an ninh: Truyền thông về đường lối, quan điểm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh bảo vệ tổ quốc; tuyên truyền về truyền thống đấu tranh và bảo vệ đất nước; truyền tải thông tin các văn bản pháp luật về tham gia quân đội, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng,…
- Tuyên truyền đối ngoại: Thực hiện tuyên truyền với đối tượng và phạm vi thế giới, nhằm tranh thủ sự ủng hộ và tăng uy tín của Việt Nam tới các nước trên thế giới.
- Tuyên truyền viên pháp luật: Giới thiệu, giải thích các quy định pháp luật giúp người dân hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, nâng cao nhận thức cho người nghe và hướng họ làm theo các chuẩn mực pháp luật.
Chia theo các cấp độ
Đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên đã được xây dựng hoàn chỉnh theo hệ thống 3 cấp và được quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến huyện, xã. Cụ thể là:
- Báo cáo viên cấp Trung ương: Do Ban tuyên giáo Trung ương lựa chọn và công nhận, giao cho Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo cấp thẻ và quản lý hoạt động. Báo cáo viên cấp TW sẽ được tham gia sinh hoạt định kỳ do Trung ương tổ chức.
- Báo cáo viên cấp tỉnh: Do Ban Tuyên giáo tỉnh ủy quản lý và tổ chức hoạt động. Hiện nay, đội ngũ báo cáo viên tỉnh, thành phố, đảng ủy trực thuộc Trung ương đều đã xây dựng và hoạt động đều đặn.
- Báo cáo viên cấp huyện: Do cấp ủy ra quyết định công nhận, gồm có các cán bộ chủ chốt cấp huyện và tuyên truyền viên do cấp huyện quản lý. Chịu trách nhiệm hướng dẫn hoạt động, cung cấp thông tin, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở.
Tuyên truyền viên cơ sở: Là những Đảng viên nòng cốt của cấp ủy cơ sở đảng lựa chọn và ra quyết định công nhận. Nhiệm vụ của họ là thực hiện công tác tuyên truyền miệng tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chi ủy nơi sinh hoạt; theo sự hướng dẫn của ban tuyên giáo cấp huyện về hoạt động tuyên truyền miệng.
6 Cần điều kiện gì để trở thành tuyên truyền viên
Căn cứ Quyết định số 973 – QĐ/BTGTW của Ban tuyên giáo TW, để trở thành tuyên truyền viên cơ sở, bạn phải đáp ứng các điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn và cả lối sống. Cụ thể là:
Về phẩm chất, lối sống:
- Có lập trường và bản lĩnh chính trị đúng đắn, vững vàng, trung thành với Đảng. Bản thân và gia đình chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng & pháp luật Nhà nước.
- Có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình, ý thức kỷ luật cao đặc biệt là kỷ luật phát ngôn.
- Gương mẫu trong học tập, sống và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Về năng lực:
- Có hiểu biết thực tiễn, năng lực tiếp nhận & xử lý thông tin tốt.
- Có kỹ năng giao tiếp, đối thoại với người nghe, với cán bộ, đảng viên và với Nhân dân.
Về trình độ đào tạo:
- Tốt nghiệp bậc trung cấp trở lên & đạt trình độ lý luận chính trị cấp cơ sở trở lên đối với tuyên truyền viên chi bộ, đảng bộ thuộc cơ quan Đảng, hành chính NN, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp.
- Tốt nghiệp bậc trung học cơ sở trở lên; có hiểu biết chung về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học; nắm vững những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với tuyên truyền viên chi bộ thôn, xóm, làng, bản, khóm, ấp, tổ dân phố.
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên. Mong rằng, bài viết này có thể giúp quý anh chị hiểu rõ hơn về vị trí tuyên truyền viên Nhà nước. Nếu anh chị còn bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại comment để các chuyên viên của Liên Việt hỗ trợ giải đáp nhé!