Quy định về cách tính bậc lương khi chuyển ngạch, nâng ngạch công chức như thế nào? Quy định về chuyển xếp lương khi chuyển loại công chức, viên chức ra sao? Cách xếp lương khi chuyển ngạch chuyên viên chính, quản lý lãnh đạo ra sao? Bài viết này Liên Việt sẽ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch chuyển ngạch chuyển loại công chức viên chức mới nhất. Mời quý học viên cùng tham khảo
1 Quy định chuyển ngạch lương đối với công chức, viên chức
Thông tư số 02/2007/TT-BNV ban hành Quy chế chuyển xếp lương của công chức, viên chức. Cụ thể, việc xếp lương được áp dụng cho các đối tượng sau:
- Các chức danh đã được xếp lương cứ vào bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của ngành tòa án, ngành kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của ngành tòa án, ngành kiểm sát.
- Cán bộ, công chức được xếp lương theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán Nhà nước ban hành kèm Nghị quyết 1003/2006/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương, phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo kiểm toán Nhà nước;
- Cán bộ, công chức, viên chức được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ban hành theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Trong thông tư này cũng quy định rõ hướng dẫn chuyển xếp lương cho công chức, viên chức trong các trường hợp sau:
- Xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ
- Xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ
- Xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ
Bạn đã hiểu rõ cách tính lương khi chuyển ngạch, nhưng để chuẩn bị cho việc thi thăng ngạch, bạn cần nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Hãy tham khảo những tài liệu bồi dưỡng chuyên viên mới nhất tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính mới nhất được Bộ Nội Vụ cung cấp. Những tài liệu này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự tin hơn trong quá trình thi thăng ngạch.
2 Hướng dẫn cách tính bậc lương khi chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức
Với mỗi hình thức thay đổi ngạch, chuyển loại công chức, viên chức sẽ có những quy định về xếp lương tương ứng. Để nắm được thông tin cụ thể hơn trong việc xếp lương cho công chức, viên chức, mời học viên tiếp tục theo dõi nội dung bài viết.
Cách tính bậc lương khi nâng ngạch công chức, viên chức
Quy định về các xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức được quy định tại Khoản 1. Mục II TT 02/2007 như sau:
- Nếu ngạch cũ chưa hưởng phụ cấp thâm niên nghề thì hệ số lương hiện hưởng của ngạch cũ bằng hoặc cao hơn hệ số lương gần nhất của ngạch mới. Thời hạn hưởng lương của ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm ngạch mới. Thời điểm để xét nâng bậc lương tiếp theo của ngạch mới được tính như sau: Nếu mức chênh lệch giữa hệ số lương của ngạch mới với hệ số lương hiện hưởng của ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì tính từ ngày bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì tính lương từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
- Trường hợp công chức, viên chức đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì được xếp vào ngạch mới bằng hoặc cao hơn hệ số lương gần nhất theo tổng hệ số lương cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng của ngạch cũ. Thời điểm hưởng lương của ngạch mới và thời điểm xét nâng bậc lương tiếp theo của ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
- Nếu tổng hệ số lương của ngạch cũ vượt ngạch hiện hưởng và phụ cấp tuổi chế độ lớn hơn hệ số lương của bậc cuối cùng của ngạch mới thì được tính vào hệ số lương của bậc cuối cùng của ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính từ ngày bổ nhiệm vào ngạch mới.
Cán bộ, công chức, viên chức được hưởng hệ số chênh lệch được bảo lưu tại điểm này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) trong thời gian xếp lương ngạch mới. Sau này cán bộ, công chức, viên chức nếu tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và ngừng hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương theo ngạch mới.
Xem thêm: Làm thế nào để phân biệt cán bộ, công chức, viên chức?
Cách tính bậc lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức
Quy định về tính lương khi chuyển ngạch được quy định tại Khoản 2. Mục II, TT 02/2007 như sau:
- Nếu bổ nhiệm vào ngạch mới và ngạch cũ cùng một nhóm ngạch (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở ngạch cũ sang ngạch mới.
- Nếu bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch A2.2 sang ngạch A2.1), thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn trên.
- Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ A2.1 sang A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 Thông tư 02/2007 và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như quy định tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007.
Ngoài việc nắm vững kiến thức về cách tính lương khi chuyển ngạch, việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cũng rất cần thiết. Bạn có thể tìm kiếm những bài tập tình huống và tiểu luận lớp chuyên viên để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyên môn. Hãy tải xuống những tài liệu này tiểu luận lớp chuyên viên chính để tự tin hơn trong công việc.
Cách tính bậc lương khi chuyển ngạch công chức, viên chức
Công chức, viên chức đạt yêu cầu tiêu chuẩn, được chuyển ngạch công chức từ A0 sang A1 do cơ quan có thẩm quyền xác định; hạng B, C được nâng hạng A (gồm hạng A0 và A1) hoặc hạng C được thăng hạng lên loại B thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007.
Việc xếp lương cho cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc và có quyết định nâng ngạch, chuyển ngạch, đổi ngạch sau ngày có hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP:
- Nếu tính theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2007 mà được xếp bậc lương, tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở ngạch mới có lợi hơn thì được điều chỉnh theo cách xếp lương tại Thông tư 02/2007.
- Nếu theo hướng dẫn tại Thông tư này không có lợi hơn thì không xếp lại lương đối với các trường hợp này nữa.
Sau khi đã tìm hiểu về cách tính lương khi chuyển ngạch, bạn có thể muốn tìm hiểu thêm về nội dung và cấu trúc đề thi nâng ngạch. Bài viết “Đề thi nâng ngạch chuyên viên, nâng ngạch viên chức PDF” đề thi nâng ngạch cán sự lên chuyên viên cung cấp cho bạn những thông tin về đề thi nâng ngạch, giúp bạn tự tin hơn khi tham gia thi.
Hy vọng bài viết đã giúp quý học viên nắm được những thông tin về cách tính hệ số lương khi chuyển ngạch, nâng ngạch công chức, viên chức. Nếu quý học viên có thắc mắc cần được giải đáp về các ngạch công chức, chương trình bồi dưỡng chứng chỉ ngạch chuyên viên, chuyên viên chính… vui lòng liên hệ với Liên Việt để được hỗ trợ.