Cán bộ là một trong những chức danh quen thuộc trong bộ máy quản lý nhà nước. Tuy nhiên ít ai thực sự hiểu rõ về khái niệm cán bộ là gì và phân biệt được luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, mời quý học cùng theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi.
1 Khái niệm cán bộ là gì?
Định nghĩa về cán bộ được nêu rõ tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 như sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh làm việc theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện. Nằm trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ là một trong những yếu tố không thể thiếu trong nền hành chính quốc gia. Cán bộ là chủ thể quan trọng trong quá trình cải cách hành chính. Đội ngũ cán bộ thực hiện những mục tiêu, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và điều hành mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đảm bảo tính hiệu quả của nền hành chính nhà nước.
Xem thêm: Ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế là gì? Cách tính lương ra sao?
Quyền và nghĩa vụ của cán bộ
Quyền của cán bộ được quy định tại Mục 2, chương II Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
- Đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ: Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ; được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, trong khi thi hành công vụ được pháp luật bảo vệ.
- Tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương: Được Nhà nước bảo đảm mức lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có tính đến điều kiện kinh tế – xã hội của nước nơi cán bộ, công chức đó đóng trụ sở. Được hưởng các chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật; Được hưởng chế độ trả lương làm thêm giờ, làm đêm, trợ cấp ngày và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi: Được hưởng chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của Luật Lao động.
- Các quyền khác của cán bộ, công chức:Được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng các chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định.
Nghĩa vụ của cán bộ được quy định tại Mục 1, chương II Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
1/ Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
- Tôn trọng nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
- Liên hệ mật thiết với quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, chịu sự giám sát của quần chúng.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, nguyên tắc của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật của Nhà nước.
>>> Tham khảo: Download bài tập tình huống, tiểu luận lớp chuyên viên
2/ Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
- Thực hiện đúng, đủ các nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về kết quả.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Báo cáo cấp trên khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động, phối hợp chặt chẽ trong thực thi công vụ; giữ vững sự thống nhất của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Tuân theo quyết định của cấp trên. Nếu có căn cứ cho rằng quyết định có vi phạm pháp luật thì phải báo cáo kịp thời bằng văn bản với người ra quyết định, nếu vẫn quyết định thi hành thì phải có văn bản. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định.
3/ Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện quy định trên, cán bộ là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Chỉ huy đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn cán bộ, công chức thực thi công vụ;
- Tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tập thể, đơn vị.
- Tổ chức cho cơ quan, tổ, đơn vị thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế văn hóa cơ quan; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, pháp luật, quan liêu, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
- Giải quyết khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức kịp thời, đúng pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, phản ánh, kiến nghị;
- Các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định.
Xem thêm: Thi viên chức là gì? Quy định, điều kiện thi ra sao?
Cán bộ được xếp lương ra sao?
Hiện nay, hướng dẫn xếp lương cán bộ vẫn áp dụng theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP với các lương như sau:
- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ dành cho cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước.
- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ dành cho cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Theo đó, cán bộ vẫn được xếp lương theo công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó: Hệ số được nêu cụ thể tại các bảng lương nêu trên.
2 Điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ là gì?
Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ được chia thành 3 hình thức là điều động, biệt phái và luân chuyển. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm cũng như phân biệt được các thuật ngữ này. Phần nội dung tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm để hiểu rõ hơn nhé.
Luân chuyển cán bộ là gì? Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
Điều động cán bộ là gì? Là việc cán bộ, công chức được chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Biệt phái cán bộ là gì? Là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.(Khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010).
Xem thêm: Hồ sơ chuyển ngạch viên chức gồm những gì?
3 Luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ có gì khác nhau?
Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ các các hình thức luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ có những điểm khác nhau chủ yếu như sau.
Chủ thể có thẩm quyền chuyển đổi:
- Thẩm quyền luân chuyển, điều động cán bộ là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. (Khoản 1 Điều 38 Nghị định 24/2010/NĐ-CP)
- Thẩm quyền biệt phái cán bộ là cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều kiện thực hiện:
- Luân chuyển được thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội; Theo yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, viên chức.
- Điều động thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội; Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
- Biệt phái cán bộ thực hiện theo cầu nhiệm vụ (đối với công chức) hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định (đối với viên chức)
Phân công nhiệm vụ:
- Cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
- Cán bộ biệt phái phải chấp hành sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái (đối với công chức) hoặc phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến (đối với viên chức).
Trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác:
- Với cán bộ được luân chuyển, điều động cán bộ, đơn vị sự nghiệp công lập cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển đến có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển đến.
- Với cán bộ biệt phái,đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm đảm bảo tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức; Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái.
Ngoài ra, biệt phái cán bộ còn có những quy định rõ ràng về thời hạn biệt phái, trở về đơn vị công tác cũ cũng như một số trường hợp đặc biệt không thực hiện biệt phái. Còn đối với luân chuyển, điều động cán bộ thì chưa có những quy định cụ thể.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan tới cán bộ và các hình thức chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ. Mọi thắc mắc về các mã ngạch công chức, viên chức, chứng chỉ ngạch chuyên viên, quản lý lãnh đạo cấp phòng… quý học viên vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.