Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông là gì? Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập ra sao? Chương trình học gồm những gì? Những thông tin về chương trình này sẽ được chúng tôi tổng hợp qua bài viết sau.
1 Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là gì?
Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khóa học dành cho các thầy/ cô giáo đang giảng dạy tại các trường THPT mong muốn nâng hạng, thăng hạng.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên là viên chức trong cơ sở giáo dục. Đối với giáo viên THPT, chức danh nghề nghiệp (CDNN) không chỉ đơn thuần là một danh xưng, mà còn là cơ sở để xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm các chức vụ quản lý.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông. So với trước đây, giáo viên các cấp đã không cần phải học những loại chứng chỉ riêng biệt theo từng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên (hạng I, hạng II, hạng III).
2 Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT
Căn cứ Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số: V.07.05.13
- Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số: V.07.05.14
- Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số: V.07.05.15
3 Trường hợp bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT
Theo Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, như sau:
- Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông theo quy định tại Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được xếp hạng chức danh nghề nghiệp tương đương theo quy định tại Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.
- Giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông đã trúng tuyển.
Các trường hợp cụ thể được bổ nhiệm:
- Bổ nhiệm lần đầu: Khi tuyển dụng giáo viên vào làm việc tại đơn vị công lập.
- Bổ nhiệm theo hạng mới:
-
- Khi giáo viên đạt tiêu chuẩn của hạng cao hơn và có quyết định bổ nhiệm nâng hạng.
- Sau khi hoàn thành lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT.
- Bổ nhiệm khi chuyển công tác: Giáo viên từ nơi khác chuyển đến đơn vị mới, giữ nguyên chức danh hoặc đề nghị bổ nhiệm lại phù hợp.
4 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT
Tiêu chuẩn CDNN về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên THPT được quy định rất cụ thể tại Chương II.TT 04/2021/TT-BGDĐT. Thông tư này được xác định là căn cứ để các trường THPT, các đơn vị giáo dục thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý giáo viên THPT. Dưới đây là tiêu chuẩn theo từng hạng:

Tiêu chuẩn giáo viên THPT hạng 3
Giáo viên THPT hạng 3 là hạng thấp nhất trong ngạch giáo viên THPT. Đối với giáo viên THPT hạng 3, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn về nhiệm vụ, đạo đức, đào tạo, học viên cần có:
- Có bằng cử nhân sư phạm (hoặc cử nhân khác + chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu không đúng chuyên ngành.
- Không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đối với hạng III khi bổ nhiệm lần đầu (theo TT 04/2021/TT-BGDĐT).
Tiêu chuẩn | Mô tả chi tiết các tiêu chuẩn |
Tiêu chuẩn về chức năng, nhiệm vụ |
|
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo |
|
Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ |
|
Tiêu chuẩn giáo viên THPT hạng 2
Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng 2 cần có những tiêu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
- Được xét nâng hạng từ GV THPT hạng 3 lên GV THPT hạng 2
- Có chứng chỉ CDNN giáo viên THPT hạng 2
Tiêu chuẩn | Chi tiết các tiêu chuẩn |
Tiêu chuẩn về chức năng, nhiệm vụ |
|
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo |
|
Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ |
|
Tiêu chuẩn giáo viên THPT hạng 1
Giáo viên THPT hạng 1 là hạng cao nhất trong ngạch giáo viên cấp THPT. Ở hạng này, ngoài những tiêu chuẩn theo quy định còn cần phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp GV THPT hạng 1.
Tiêu chuẩn | Chi tiết |
Tiêu chuẩn về chức năng, nhiệm vụ |
|
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo |
|
Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ |
|

5 Liên Việt Education chiêu sinh khóa bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT
Căn cứ Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức bỏ chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng hạng I, II, III của giáo viên như trước đây mà thống nhất giáo viên mỗi cấp học phải có một chứng chỉ chức danh nghề nghiệp chung.
Do đó, giáo viên THPT phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT mà không phải chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I, hạng II, hạng III tại Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

Khóa học bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT của Liên Việt Education nhằm cung cấp, cập nhật kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp của người giáo viên. Bên cạnh đó nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên THPT hiện nay.
Trung tâm Liên Việt là đơn vị liên kết với các trường đủ điều kiện được Bộ giáo dục và Đào tạo cấp phép. Với đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, thời gian học ngắn, đảm bảo chất lượng đào tạo. Trung tâm chúng tôi liên tục chiêu sinh các khóa học chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT như sau:
1 – Đối tượng
- Giáo viên THPT có mong muốn theo học.
- Cử nhân các ngành phù hợp mong muốn theo học để thi tuyển vào các cơ sở THPT công lập.
2 – Nội dung khóa học
Nội dung chương trình học được chia thành 3 phần chính:
- Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề).
- Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 6 chuyên đề).
- Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
Tổng thời lượng giảng dạy: 240 tiết.
3 – Thời gian đào học: Từ 2.5 tháng, học vào cuối tuần
4 – Hình thức học: Đào tạo trực tuyến qua phần mềm tích, tương tác cùng giảng viên.
5 – Học phí: Lệ phí ôn thi chỉ từ 2.5 triệu/ đồng (bao gồm lệ phí học và lệ phí thi)
6 – Hồ sơ đăng ký
- Phiếu đăng ký học theo mẫu
- Bằng tốt nghiệp, bảng điểm photo công chứng
- Bản photo CMT/ CCCD công chứng
- Quyết định tuyển dụng công chức
- Quyết định nâng ngạch, nâng bậc
7 – Trụ sở chính Liên Việt Education
Địa chỉ:
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 1 ngõ 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0965 973 553
Website: https://lienviet.edu.vn/
6 Câu hỏi thường gặp về chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT
Câu 1: Giáo viên THPT hạng 3 là viên chức loại gì? Có mức lương bao nhiêu?
Giáo viên THPT hạng III (mã số V.07.05.15):
- Là viên chức loại A1, theo Thông tư 04/2021/TT‑BGDĐT (Áp dụng bảng lương theo Nghị định 204/2004/NĐ‑CP)
- Hệ số lương áp dụng: 2,34 – 4,98
- Mức lương cơ sở hiện tại: 1.800.000 đ/tháng (áp dụng từ 01/7/2023 theo Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023)
- Vì vậy, mức lương thực tế của giáo viên THPT hạng III hiện vào khoảng 4.212.000 đ đến 8.964.000 đ/tháng
Câu 2: Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng 2 cần đáp ứng tiêu chuẩn điều kiện gì để xét thăng hạng?
Giáo viên THPT muốn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II (mã V.07.05.14) cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau (theo Điều 9, Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ 15/12/2024):
- Phải đã được bổ nhiệm vào chức danh giáo viên THPT hạng III (mã V.07.05.15).
- Có 03 năm công tác liên tục giữ hạng III (hoặc tương đương) trước năm xét thăng.
- Trong 03 năm này phải có đánh giá chất lượng từ “hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
- Có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt.
- Không đang trong thời gian xử lý kỷ luật hoặc liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng/pháp luật.
- Đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên ngành và chứng chỉ bồi dưỡng hạng II theo Thông tư 04/2021 TT‑BGDĐT và Thông tư 08/2023 TT‑BGDĐT
- Phù hợp tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ hạng II (các điểm a, b, c, d, đ, e, h khoản 4, Điều 4 Thông tư 04/2021 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 08/2023)
Câu 3: Giáo viên trung học phổ thông hạng 1 có nhiệm vụ gì?
Giáo viên trung học phổ thông hạng I (mã V.07.05.13) ngoài việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của hạng II, còn đảm nhận các nhiệm vụ nâng cao, chuyên môn sâu từ cấp tỉnh trở lên, bao gồm:
- Tham gia biên soạn, thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy và bồi dưỡng giáo viên;
- Làm báo cáo viên, giảng dạy minh họa tại các lớp tập huấn chuyên môn, hoặc tham gia dạy học trên truyền hình;
- Chủ trì các buổi bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề hoặc triển khai chủ trương – đổi mới giáo dục;
- Tham gia đánh giá ngoài hoặc kiểm tra chuyên môn – nghiệp vụ giáo viên;
- Tham gia vào ban tổ chức, ban giám khảo, ban ra đề trong các hội thi giáo viên;
- Hướng dẫn hoặc đánh giá hội thi và sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh THPT;
- Ra đề và chấm thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên.
- Giáo viên có cần chứng chỉ tiếng Anh không?
- Giảng viên cao cấp là gì?
Mình đăng ký trễ mà trung tâm vẫn hỗ trợ cho học bù buổi đầu, rất chu đáo. Học phí hợp lý, chứng chỉ cấp đúng thời gian. Đặc biệt có nhóm Zalo hỗ trợ suốt quá trình học nên rất yên tâm.