Cán bộ địa chính là gì? Cán bộ địa chính xã có vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn ra sao? Để trở thành cán bộ địa chính cấp xã người cán bộ cần phải đáp ứng được các yêu cầu như thế nào? Cùng Liên Việt Education tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết ngắn dưới đây để có được lời giải bạn nhé.
1 Cán bộ địa chính là gì?
Cán bộ địa chính xã là gì?
Cán bộ địa chính xã là những người làm việc trong lĩnh vực địa chính tại cấp xã. Họ chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học tại địa phương cụ thể là các xã.
Công chức địa chính xã có thể là công chức, viên chức, người lao động được tuyển dụng theo quy định của pháp luật. Công chức địa chính xã là một vị trí công tác quan trọng. Họ có vai trò trong việc quản lý đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường tại địa phương.
2 Quyền và nghĩa vụ của cán bộ địa chính
Theo Khoản 4 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV cán bộ địa chính có quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyền hạn của cán bộ địa chính
Các cán bộ địa chính có các quyền hạn như:
“4. Công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã)
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn;
Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.”
Theo đó, công chức địa chính có quyền hạn và chức năng tham mưu cho UBND, thu thập, tổng hợp số liệu thông tin, lập sổ sách…báo cáo về đất đai, địa giới hành chính. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật chuyên ngành và chủ tịch UBND giao cho.
Nghĩa vụ trách nhiệm của cán bộ địa chính
Nghĩa vụ của công chức địa chính được quy định tại Luật Đất đai năm 2013, Luật Xây dựng năm 2014. Cụ thể như sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, kỷ luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và đạo đức nghề nghiệp.
- Tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác và bảo vệ môi trường.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tự học, tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Phát huy tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, phục vụ nhân dân tận tình, chu đáo.
- Giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, gương mẫu chấp hành pháp luật.
- Tiếp nhận, xử lý hồ sơ, giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai theo quy định của pháp luật, đúng thời hạn, đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng.
- Tuân thủ các quy định về sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất.
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất.
- Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai theo thẩm quyền.
- Cung cấp thông tin, tư vấn về đất đai cho người sử dụng đất.
3 Điều kiện để trở thành cán bộ địa chính
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP, Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV (sửa đổi bởi Thông tư 04/2022/TT-BNV) quy định về điều kiện và tiêu chuẩn của công chức địa chính cấp xã như sau:
“* Tiêu chuẩn chung
– Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
– Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
– Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
– Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
Tiêu chuẩn cụ thể
– Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
– Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.”
Như vậy, để trở thành cán bộ địa chính giỏi bạn cần phải có sự nỗ lực học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm.
>>> Xem ngay: Cán bộ là gì? Biệt phái, luân chuyển, điều động cán bộ là gì?
4 Kết luận
Trên đây là những thông tin về cán bộ địa chính. Hy vọng bài viết của Liên Việt đã giúp bạn hiểu hơn về chức danh nghề nghiệp này. Đừng quên ghé thăm vào Liên Việt thường xuyên để có được những thông tin hữu ích về các chức danh nghề nghiệp khác bạn nhé.