Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội là gì? Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội được quy định tại văn bản, thông tư nào? Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp từng hạng ra sao? Mời quý học viên theo dõi nội dung bài viết.
1 Phân hạng chức danh nghề nghiệp công tác xã hội
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội là tên gọi thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn đào tạo của các chức danh nghề nghiệp viên chức công tác trong lĩnh vực công tác xã hội. Mỗi hạng chức danh sẽ có những tiêu chuẩn đáp ứng vị trí công việc đảm nhận.
Mã chức danh nghề nghiệp công tác xã hội được quy định tại Thông tư 30/2015/TTLT-BLĐTBXH- BNV ngày 19/8/2015 của Bộ Nội vụ. Thông tư liên tịch quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, xếp lương dành cho viên chức chuyên ngành công tác xã hội. Đồng thời thông tư này cũng được áp dụng cho viên chức ngành công tác xã hội tại các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội.
Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp công tác xã hội bao gồm:
- Công tác xã hội viên chính (hạng II) – Mã: V.09.04.01
- Công tác xã hội viên (hạng III) – Mã: V.09.04.02
- Nhân viên công tác xã hội (hạng IV) – Mã: V.09.04.03
Có thể thấy chức danh nghề nghiệp công tác xã hội được chia làm 3 hạng. Hạng cao nhất là công tác xã hội viên chính hạng II, thấp nhất là nhân viên công tác xã hội hạng IV.
Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng là gì?
2 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội
Viên chức chuyên ngành công tác xã hội làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực an sinh xã hội phải đáp ứng điều kiện về phẩm chất như sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; chấp hành chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
- Lấy lợi ích của đối tượng làm mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu dài và liên tục của đối tượng; tôn trọng quyền riêng tư, tự chủ và quyền riêng tư của đối tượng; khuyến khích, hỗ trợ đối tượng đạt được các mục tiêu phù hợp.
- Không sử dụng các mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân gây ảnh hưởng đến công tác trợ giúp đối tượng.
- Tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với đồng nghiệp tại các hoạt động nghề nghiệp.
- Luôn thực hiện đúng và đủ các nhiệm vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
- Thường xuyên học tập nâng cao nghiệp vụ công tác xã hội.
Xem thêm: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4 là gì?
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội hạng II
Trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
- Nếu tốt nghiệp các chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp công tác xã hội theo quy định của Bộ.
- Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực 6 bậc tại Việt Nam.
- Có chứng chỉ tin học theo chuẩn thông tư 03/2014.
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
- Phải là người có năng lực chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi nhiệm vụ của mình.
- Có năng lực tổ chức; phối hợp với các cơ quan, đơn vị; cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội một cách hiệu quả.
- Yêu cầu phải Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn, đưa ra được những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các hoạt động công tác xã hội;
- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ công tác xã hội phù hợp với chuyên ngành công tác xã hội.
Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng là gì?
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội hạng III
Trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành KHXH phù hợp. Trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành KHXH khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội theo chương trình do Bộ.
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 KNLNN 6 Bậc dùng cho Việt Nam.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo quy định tại TT03/2014/TT-BTTTT.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên (hạng III).
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
- Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo các kỹ năng và nghiệp vụ công tác xã hội.
- Nắm bắt các lý thuyết và phương pháp thực hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội một cách tốt nhất.
- Nắm vững và đủ khả năng chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các công tác xã hội; chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, phổ biến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công tác được giao.
- Hỗ trợ giúp của đối tượng và xác định các biện pháp giải quyết.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội hạng III
Trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội khác phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội. Đối với các trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khoa học xã hội khác phải có chứng chỉ bồi CDNN tác xã hội theo chương trình do Bộ LĐTBXH ban hành
- Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo khung năng lực 6 bậc áp dụng tại Việt Nam.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014 của Bộ Thông tin & Truyền thông
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN công tác xã hội hạng IV.
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
- Có khả năng độc lập, có khả năng thực hiện thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi công việc được giao của công tác xã hội.
- Có năng lực làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội.
- Kỹ năng giao tiếp để làm việc với các đối tượng một cách hiệu quả.
- Có khả năng phát hiện nhu cầu trợ giúp của đối tượng một cách hiệu quả.
3 Cách xếp lương tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội
Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ tại Bảng 3 – ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định về, như sau:
- Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên chính (hạng II) hưởng hệ số lương nhóm 1 (A2.1) của viên chức loại A2, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
- Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên (hạng III) hưởng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến 4,98;
- Chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội (hạng IV) hưởng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 – 4,06.
Như vậy, với những thông tin chia sẻ ở trên giúp các bạn hiểu rõ hơn về chức danh nghề nghiệp công tác xã hội hạng II, III, IV. Chúc các bạn sớm đạt được những chứng chỉ và đạt được các tiêu chuẩn trên để thăng hạng, tăng lương theo như mình muốn.