Quy định chức danh nghề nghiệp giáo viên gồm những thông tư, văn bản nào? Bài viết này hãy cùng Liên Việt tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc này nhé.
1 Quy định về hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức
Theo quy định cụ thể tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP về nghị định quy định về tuyển dụng sử dụng và quản lý viên chức cũng có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung sau:
- Tên của chức danh nghề nghiệp của viên chức.
- Nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp của bản thân.
- Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
- Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
So với luật viên chức năm 2010 thì Nghị định 115 quy định chức danh nghề nghiệp viên chức bổ sung thêm hạng chức danh nghề nghiệp hạng V. Do đó, bao gồm các hạng chức danh nghề nghiệp sau đây:
- Chức danh nghề nghiệp hạng I
- Chức danh nghề nghiệp hạng II
- Chức danh nghề nghiệp hạng III
- Chức danh nghề nghiệp hạng IV
- Chức danh nghề nghiệp hạng V
Xem thêm: Có nên mua chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không?
2 Các quy định chức danh nghề nghiệp viên chức
Quy định về chức danh nghề nghiệp giáo viên được thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Mỗi cấp bậc tiểu học, mầm non, hay THCS/ THPT đều được quy định từng văn bản quy định chức danh nghề nghiệp. Sau đây là một số văn bản chi tiết:
Thông tư 20 quy định chức danh nghề nghiệp
Thông tư 20 là thông tư quy định về CDNN Giáo viên mầm non có hiệu lực từ 14/09/2015. Đây là thông tư cung cấp rất nhiều thông tin về tiêu chuẩn bổ nhiệm CDNN giáo viên mầm non.
Trong Thông tư 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định rõ mã số, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của CDNN giáo viên mầm non. Với một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Tại Điều 2 Thông tư phân hạng Chức danh nghề nghiệp Giáo viên mầm non thành 3 hạng lần lượt là II, III và IV.
- Các quy định về mã số, phân hạng CDNN giáo viên mầm non.
- Các tiêu chuẩn cụ thể cho từng hạng chức danh.
- Hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Xem thêm: Quyết định bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên gồm những gì?
Thông tư 21 chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học
Thông tư 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV là thông tư quy định về chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong môi trường công lập. Tức là thông tư áp dụng cho giáo viên cấp tiểu học nhà nước. Các trường tiểu học tư thục có thể căn cứ vào đó để áp dụng các tiêu chuẩn sao cho phù hợp.
- Trong thông tư 21 quy định chức danh nghề nghiệp có phân rõ mã số và phân hạng CDNN giáo viên tiểu học (Tại Điều 2. Chương I) lần lượt là hạng 2, hạng 3 và hạng 4.
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp từng hạng giáo viên.
- Các nguyên tắc bổ nhiệm, xếp lương theo từng hạng chức danh nghề nghiệp.
Thông tư 22 chức danh nghề nghiệp
Thông tư 22 chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên cấp Trung học cơ sở tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Là căn cứ để các trường THCS tuyển dụng và sử dụng giáo viên theo quy định chung. Trong thông tư này có những nội dung chính sau:
- Tại điều 2. Chương 1 phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS kèm mã số từng hạng lần lượt là Giáo viên trung học cơ sở hạng I (Mã V.07.04.10), hạng II (Mã V.07.04.11) và hạng III (Mã V.07.04.12)
- Nêu rõ nhiệm vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của từng hạng giáo viên.
- Hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương cho từng hạng chức danh giáo viên THCS
Thông tư 23 chức danh nghề nghiệp
Thông tư 23/ BNV – BGDĐT là thông tư quy định chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên THPT tại các hệ thống trung học công lập, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có cấp THPT. Thông tư có hiệu lực từ ngày 16/9/2015 và có những nội dung sau:
- Quy định chung về mã số, phân hạng CDNN GV THPT bao gồm hạng I (Mã V.07.05.13), hạng 2 (Mã V.07.05.14) và hạng III (V.07.05.15)
- Cung cấp thông tin về tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn riêng về trình độ đào tạo bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của từng hạng giáo viên THPT.
- Cách bổ nhiệm, xếp lương theo chuẩn chức danh nghề nghiệp từng hạng giáo viên.
Thông tư 34 – quy định thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Thông tư 34/2021 là thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện dự thi và xét thăng hạng. Bao gồm nội dung thi, hình thức thi và việc xác định người trúng tuyển trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non và trung học phổ thông nhà nước.
Thông tư này áp dụng đối với viên chức làm quản lý, giảng dạy chương trình giáo dục mầm non, phổ thông trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập. Đồng thời đã được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp hạng I là gì?
Thông tư 10 chức danh nghề nghiệp
Thông tư 10/2015 BYT – BNV quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ, bác sỹ y học dự phòng, y sĩ. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với viên chức là bác sĩ, bác sỹ y học dự phòng, y sĩ làm việc trong các cơ sở y tế công lập. Nội dung cơ bản của thông tư bao gồm:
- Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp cho bác sĩ, BS y học dự phòng và y sĩ
- Các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho từng hạng.
- Hướng dẫn xếp lương, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho từng hạng.
Thông tư 12 về chuyển chức danh nghề nghiệp
Thông tư 12/2012 BNV là thông tư quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp áp dụng cho viên chức trong bộ máy hành chính Việt Nam.
Đây là Thông tư quy định về trình tự, thủ tục xây dựng chức danh nghề nghiệp, thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong đó thông tư cũng quy định rõ trình tự và thủ tục xây dựng chức danh nghề nghiệp:
Bộ quản lý viên chức căn cứ yêu cầu, đặc điểm và tính chất của hoạt động nghề nghiệp, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, ban hành Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành và lĩnh vực sự nghiệp được giao quản lý theo từng bước như sau:
- Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về số lượng, cơ cấu cũng như chất lượng đội ngũ viên chức của ngành, lĩnh vực; thực trạng hệ thống đào tạo theo yêu cầu của CDNN; hệ thống và tiêu chuẩn các ngạch viên chức hiện đang sử dụng.
- Trên cơ sở kết quả định hướng chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quản lý, xác định sự cần thiết xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn, đề xuất danh mục, tiêu chuẩn CDNN của viên chức chuyên ngành và hạng của các chức danh này.
- Dự thảo Bộ nội vụ các tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành.
3 Những thay đổi mới trong quy định về chức danh nghề nghiệp
Trong năm 2021, có rất nhiều thay đổi về các quy định trong phân hạng chức danh nghề nghiệp. Chủ yếu là các thay đổi đến từ CDNN ngành giáo dục, những nội dung được thay đổi chủ yếu là về phân hạng và chương trình đào tạo chứng danh nghề nghiệp cho các cấp học. Mời quý học viên tham khảo những nội dung dưới đây để nắm rõ thông tin.
Thay đổi về CDNN Giáo viên mầm non: Thông tư 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV đã được thay thế bằng Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT với những nội dung chủ chốt là:
- Chia lại hạng CDNN giáo viên mầm non, thay vì ba hạng 2, 3, 4 thì thay đổi thành các hạng 1, 2, 3.
- Quy chế về xét thăng hạng cũng vì thế mà thay đổi theo: GV mầm non hạng III là thấp nhất, khi xét thăng hạng sẽ được lên hạng II và cần chứng chỉ CDNN mầm non hạng II. Đối với hạng II muốn thăng hạng lên hạng I cần có chứng chỉ CDNN mầm non hạn I
- Việc tuyển dụng giáo viên mới từ ngày 20/3/2021 sẽ không xếp vào hạng IV. Với giáo viên mầm non hạng IV đang công tác, làm việc trước ngày TT01/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực sẽ được bổ nhiệm vào hạng III.
Thay đổi CDNN Giáo viên viên tiểu học: Thông tư 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được thay thế bằng Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 20/3/2021).
- Thông tư quy định tiêu chuẩn giáo viên tiểu học các hạng III, II, I mới, thay thế cho các hạng cũ trong thông tư 21.
- Quy chế về tuyển dụng và xét thăng hạng cũng có sự thay đổi theo, học viên nên đọc lại thông tư 02 mới để nắm rõ thông tin.
Thay đổi CDNN giáo viên trung học cơ sở: Thông tư 22 được thay thế bằng Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định hạng chức danh nghề nghiệp tiêu chuẩn giáo viên THCS các hạng III, II, I.
Hy vọng với những thông tin chi tiết về các quy định chức danh nghề nghiệp quý học viên có những kiến thức, cách nhìn tổng quan hơn về các chức danh nghề giáo viên. Để được tư vấn lựa chọn các khóa học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt:
Địa chỉ:
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 1 ngõ 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0965 973 553
Website: www.lienviet.edu.vn