Theo Wikipedia: “Điều dưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và sang thương; xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị“. Trước tiên, để làm được nghề này thì người làm phải có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng.
Vậy điều kiện để được cấp chứng chỉ điều dưỡng là gì? Nên đăng ký học chứng chỉ ở đâu tốt và chuẩn nhất? Liên Việt Education sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi nhé.

1 Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là gì?
Điều dưỡng là một trong những ngành trong hệ thống y tế nhằm nâng cao, bảo vệ, cải thiện sức khỏe con người, xoa dịu nỗi đau qua các chẩn đoán. Điều dưỡng còn tư vấn về các vấn đề liên quan đến y học để tạo nên những dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, cộng đồng xã hội.
Điều dưỡng viên là người cùng với bác sĩ chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho bệnh nhân. Một điều dưỡng chuyên nghiệp không chỉ cần vững chuyên môn mà còn đòi hỏi những phẩm chất tốt.
Điều dưỡng là ngành nghề đòi hỏi người làm phải có kiến thức chuyên môn ngành y và kỹ năng công việc linh hoạt. Và chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là yếu tố không thể thiếu khi làm việc.

>>> Tham khảo: Chứng chỉ CME là gì? Chiêu sinh các lớp đào tạo CME uy tín
Khái niệm
Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng chính là một loại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Và chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Tầm quan trọng
Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng và bắt buộc đối với những người làm nghề này. Điều kiện tuyển dụng của các cơ sở khám chữa bệnh là điều dưỡng viên phải có chứng chỉ hành nghề.
Bởi vì công việc liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người, do đó nhân lực trong ngành cần có trình độ chuyên môn cao. Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng chính là văn bằng giấy tờ chứng minh năng lực bản thân đã được đào tạo về chuyên môn và các kỹ năng làm việc.
Ai có thẩm quyền cấp chứng chỉ này
Tại Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
2 Quy định của bộ Y tế về chứng chỉ hành nghề điều dưỡng
Bộ Y tế có quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng như sau:
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng theo quy định hiện nay
Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng với người Việt Nam được quy định tại Điều 18, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, cụ thể như sau:
Thứ nhất : Bạn phải có một trong các bằng cấp, giấy chứng nhận thích hợp với hình thức khám chữa bệnh như bằng chuyên môn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp điều dưỡng.
Thứ hai: Bạn cần phải có giấy chứng nhận, chứng minh thời gian thực hành của mình.
Thứ ba: Bạn cần có giấy chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để làm việc và hành nghề khám chữa bệnh.
Thứ tư: Bạn đảm bảo không được thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị cấm hành nghề, cấm làm việc trong lĩnh vực ngành y, dược theo quyết định của tòa án.
- Là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
- Là người đang chấp hành án hình sự, quyết định của tòa án hoặc các quyết định áp các biện pháp khác như đưa vào cơ sở giáo dục và chữa bệnh.
- Là người đang bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo trở lên liên quan đến ngành y.
- Là người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi.
>>> Tham khảo ngay: Top 10 phần mềm quản lý bệnh viện miễn phí tốt nhất 2023
Quy định về xác nhận thực hành
Việc xác nhận quá trình thực hành của điều dưỡng được quy định tại Khoản 1, Điều 24, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Cụ thể như sau:
- Đối với bác sĩ phải có 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh.
- Đối với y sĩ phải có 12 tháng thực hành tại bệnh viện.
- Đối với hộ sinh viên phải có 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa sản hoặc tại nhà hộ sinh.
- Đối với các điều dưỡng viên, kỹ thuật viên phải có 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Vì thế, nếu bạn đang là sinh viên điều dưỡng, khi ra trường phải có 09 tháng thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đáp ứng các điều kiện khác để được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng.
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ điều dưỡng gồm những gì?
Để xin được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Cụ thể là các giấy tờ như sau:
- Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn.
- Văn bản xác nhận quá trình thực hành.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp.
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc các nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.
- 2 ảnh 4cm x 6cm
Bạn nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của mình thật đầy đủ để tránh làm mất nhiều thời gian. Và bạn cũng nên chuẩn bị lệ phí theo quy định của Bộ tài chính.
Quy định về thủ tục cấp lại chứng chỉ điều dưỡng
Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng được quy định tại Điều 28, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Người xin cấp lại chứng chỉ hành nghề sẽ nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp lại cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Sở Y tế.
Người xin cấp lại chứng chỉ sẽ nhận được chứng chỉ hành nghề điều dưỡng trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ. Nếu bạn không được cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề trong thời gian quy định thì bạn sẽ nhận được câu trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
>>> Xem thêm: Quản lý chất lượng bệnh viện là gì? Trường nào đào tạo ngành này?
Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng ở đâu?
Nơi nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng sẽ được quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Trường hợp người hành nghề không làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ thì nộp hồ sơ về Sở Y tế, nơi đăng ký thường trú để đề nghị cấp.
- Trường hợp người hành nghề tại cơ sở khám chữa, chữa bệnh thì nộp hồ sơ tại chính nơi đang làm việc.
Lệ phí xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng bao nhiêu?
Về việc lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng được quy định tại Điều 30, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Cụ thể như sau:
- Lệ phí khi xin cấp mới hoặc xin cấp lại chứng chỉ đã bị thu hồi là 360.000 đồng.
- Lệ phí khi xin cấp lại chứng chỉ khi bị mất hoặc bị hỏng là 150.000 đồng.
3 Hỗ trợ làm hồ sơ, đăng ký lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng
Họ viên muốn lấy chứng chỉ hành nghề điều dưỡng nên chọn nơi đào tạo chất lượng nhất. Một trong số những nơi uy tín nhất chính là Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt.

Học viên sẽ được hướng dẫn hồ sơ, đăng ký khóa học một cách đơn giản và nhanh nhất. Và các khóa học lấy chứng chỉ hành nghề điều dưỡng tại Liên Việt Education được mở thường xuyên để học viên đăng ký tham gia.
Mục tiêu của khóa học
- Học viên sẽ nắm được kiến thức chuyên môn
- Học sinh được thực hành trên mô hình
- Thực tập làm quen công việc thực tế tại các bệnh viện lớn
- Cấp chứng chỉ học nghề điều dưỡng sau khóa học
Đội ngũ giảng viên
Tham gia khóa học tại Liên Việt, các học viên sẽ được giảng dạy từ các giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế. Các bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết các kiến thức và nghiệp vụ của một điều dưỡng chuyên nghiệp.
Phương pháp học tập
Phương pháp đào tạo lý thuyết song song với thực hành để giúp học viên nắm bắt kiến thức nhanh và nhanh chóng nâng cao tay nghề. Điều này giúp các bạn sau khi tốt nghiệp sẽ bắt nhịp nhanh và làm tốt công việc điều dưỡng của mình.

Đối tượng tham gia
- Học sinh tốt nghiệp THCS trở lên muốn học nghề điều dưỡng
- Sinh viên ngành y muốn học thêm để nâng cao tay nghề
- Dược sĩ muốn học để làm tiêm truyền
- Kỹ thuật viên spa học để tiêm làm đẹp cho khách hàng
- Người mong muốn học để biết tiêm truyền chăm sóc người bệnh
>>> Xem ngay: Hệ thống quản lý bệnh viện gồm những gì? Dựa theo nguyên tắc nào?
Nội dung khóa học
Phần 1: Lý thuyết
- Tổng quan về ngành điều dưỡng và các kỹ năng cần thiết khi tiêm truyền
- Nguyên tắc dùng thuốc trong tiêm, truyền
- Phác đồ điều trị chống sốc phản vệ – Theo Bộ Y tế
Phần 2: Lý thuyết + Thực hành trên mô hình + Thực hành 2 bạn bắt cặp
- Đo dấu hiệu sinh tồn như huyết áp, tim, mạch…
- Các kỹ thuật tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp
- Kỹ thuật truyền tĩnh mạch
- Kỹ thuật thay băng, rửa vết thương thông thường
- Kỹ thuật thay băng, rửa vết thương nhiễm khuẩn
- Kỹ thuật thở oxy
Thực tập thời gian 1 tháng trong bệnh viện, học viên rảnh ngày nào đi ngày ấy.
Hồ sơ đăng ký nhập học
- Phiếu xét tuyển
- Bản cam kết
- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hoặc trung cấp hoặc học bạ cấp 2, cấp 3 và bảng điểm tương đương công chứng
- Bản sao giấy khai sinh
- Chứng minh nhân dân công chứng
- Hồ sơ có xác nhận dấu của địa phương hoặc cơ quan đang công tác
- 4 ảnh 4*6
Thời gian đào tạo
- Thời gian đào tạo: 3 – 6 tháng
- Thời gian học: Học cuối tuần hoặc học các ngày trong tuần
Thời gian nhận hồ sơ
Nhận hồ sơ vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật
Địa điểm nhận hồ sơ và đào tạo
Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt
1. Văn phòng tại Hà Nội
- Địa chỉ 1: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Địa chỉ 2: Số 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
2. Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
Thông tin liên hệ đăng ký học
Anh chị học viên muốn tìm hiểu và đăng ký khóa học lấy chứng chỉ hành nghề điều dưỡng ngoài đăng ký trực tiếp tại trung tâm, có thể đăng ký qua các hình thức dưới đây:
- Hotline: 1800.6581
- Email: lienhe@lienviet.edu.vn
- Website: https://lienviet.edu.vn/
Liên Việt Education – Nơi đào tạo cấp điều dưỡng chất lượng hàng đầu Việt Nam !