Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục đặc biệt dùng để làm gì? Những ai nên học nghiệp vụ sư phạm giáo dục đặc biệt? Chương trình nghiệp vụ sư phạm giáo dục đặc biệt gồm những gì? Mời quý học viên theo dõi nội dung bài viết.
1 Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục đặc biệt là gì?
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục đặc biệt là văn bằng được cấp cho học viên sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập của Bộ GD&ĐT.
Thấu hiểu nguyện vọng giảng dạy trẻ đặc biệt của những giáo viên, tâm lý mong muốn con em hòa nhập cộng đồng của phụ huynh. Chương trình được ban hành nhằm giúp các phụ huynh có con nhỏ khuyết tật, tự kỷ hiểu được suy nghĩ và hành vi của trẻ, đồng thời trau dồi kỹ năng và kiến thức để có thể tự chăm sóc trẻ đặc biệt.
Vì thế, đối tượng nên tham gia lớp học giáo dục đặc biệt là:
- Giảng viên tại các trường hoặc khoa sư phạm;
- Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học sư phạm có mong muốn bồi dưỡng để trở thành giảng viên giảng dạy học phần giáo dục hòa nhập;
- Những cán bộ đang công tác, làm việc ở các cơ quan nghiên cứu tốt nghiệp các trường đại học sư phạm có mong muốn làm giảng viên thỉnh giảng các học phần giáo dục hòa nhập tại các trường đại học, cao đẳng.
Tương tự như các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khác, bằng nghiệp vụ sư phạm giáo dục đặc biệt không ghi thời hạn sử dụng. Nên có thể hiểu rằng chứng chỉ này có thời hạn vĩnh viễn cho tới khi Bộ GD&ĐT có quy định mới về thời hạn chứng chỉ.
Xem thêm: Chiêu sinh lớp nghiệp vụ sư phạm tiếng Trung
2 Có nên học chứng chỉ giáo dục đặc biệt không?
Việc quyết định học chứng chỉ giáo dục đặc biệt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu nghề nghiệp, sở thích cá nhân và khả năng tài chính. Ngoài ra còn dựa vào tình yêu thương, niềm mong ước giúp đỡ các em nhỏ hoà nhập cộng đồng của bạn.
Nếu bạn lòng trắc ẩn muốn giáo dục các em nhỏ đặc biệt thì nên tham gia khoá học giáo dục đặc biệt này.
3 Chương trình học nghiệp vụ sư phạm giáo dục đặc biệt
Khung chương trình khoá học giáo dục đặc biệt được quy định cụ thể tại Thông tư 33/2010/TT-BGDĐT. Với mục tiêu giúp người học có đủ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và năng lực thực hành về giáo dục hòa nhập. Đảm bảo chất lượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng về giáo dục hòa nhập cơ bản cho sinh viên, giảng viên tại các cơ sở giáo dục.
Mục tiêu cụ thể của chương trình bao gồm:
- Về kiến thức – Người học sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về: Trẻ có nhu cầu đặc biệt, giáo dục hòa nhập, dạy học hòa nhập.
- Về kỹ năng – Người học có thể phát hiện, xác định khả năng và nhu cầu đa dạng của trẻ có nhu cầu đặc biệt; Xây dựng môi trường phù hợp với từng nhóm trẻ khác nhau; Thiết kế, thực hiện các hoạt động giáo dục, dạy học trẻ trong môi trường hoà nhập; Thiết kế, tổ chức hoạt động đào tạo/bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, sinh viên ở trình độ cơ bản; Giảng dạy được học phần về giáo dục hòa nhập theo phương pháp dạy học tích cực.
- Về thái độ – Người học có thái độ tích cực đối với trẻ: Yêu thương, tôn trọng, tin tưởng vào khả năng hòa nhập và quyền được giáo dục của trẻ có nhu cầu đặc biệt; Có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, gia đình trẻ và cộng đồng cam kết thực hiện quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước; Có ý thức vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng, không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
Nội dung chương trình bồi dưỡng được quy định cụ thể như sau:
1/ Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian bồi dưỡng theo thiết kế: Khối lượng kiến thức tối thiểu của chương trình bồi dưỡng: 345 tiết
Khối kiến thức bắt buộc 240 tiết gồm:
TT | Nội dung | Số tiết |
Mô đun 1 | Trẻ có nhu cầu đặc biệt | 60 |
Bài 1 | Khái niệm trẻ có nhu cầu đặc biệt | 10 |
Bài 2 | Đặc điểm của trẻ có nhu cầu đặc biệt | 25 |
Bài 3 | Khả năng và nhu cầu đa dạng của trẻ. | 25 |
Mô đun 2 | Giáo dục hòa nhập | 90 |
Bài 1 | Trường học cho mọi người | 15 |
Bài 2 | Các phương thức giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt | 15 |
Bài 3 | Quy trình giáo dục hòa nhập | 15 |
Bài 4 | Kế hoạch giáo dục cá nhân | 15 |
Bài 5 | Hỗ trợ giáo dục hòa nhập | 15 |
Bài 6 | Giáo dục hòa nhập trên thế giới và Việt Nam | 15 |
Mô đun 3 | Dạy học hòa nhập | 90 |
Bài 1 | Xác định khả năng, nhu cầu và sở thích của trẻ có nhu cầu đặc biệt. | 15 |
Bài 2 | Các kỹ năng đặc thù trong dạy học hòa nhập. | 35 |
Bài 3 | Thiết kế các hoạt động dạy học hòa nhập. | 20 |
Bài 4 | Tiến hành dạy học hòa nhập. | 20 |
Tổng cộng: | 240 |
2/ Khối lượng kiến thức tự chọn 105 tiết (Do các trường tự xây dựng) – Có thể được thiết kế thành 2 mô đun như sau:
- Mô đun 4: Phương pháp giảng dạy học phần giáo dục hòa nhập trong chương trình đào tạo khối ngành sư phạm gồm 4 bài (60 tiết).
- Mô đun 5: Giáo dục hoà nhập cho trẻ từng nhóm khuyết tật (45 tiết)
Để tham khảo nội dung chi tiết phần kiến thức tự chọn, học viên tham khảo tại Phụ lục 1. Thông tư 33/2010.
Xem thêm: Tổng hợp các tình huống nghiệp vụ sư phạm và hướng dẫn cách giải quyết
Trên đây là những thông tin cơ bản mà học viên cần nắm về chương trình nghiệp vụ sư phạm giáo dục đặc biệt. Để cập nhật thông tin mới nhất về các chương trình nghiệp vụ sư phạm, quý học viên vui lòng theo dõi các bài viết của chúng tôi.
Xem thêm: Chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục còn được sử dụng không?