Quản lý trường mầm non là gì? Vai trò của người quản lý trường mầm non ra sao? Quản lý chuyên môn trong trường mầm non gồm những gì? Có những phương pháp quản lý mầm non nào? Mời quý học viên cùng theo dõi qua bài viết sau đây.
Quản lý mầm non là gì?
Quản lý giáo dục là một hệ thống trong đó chủ thể quản lý các cấp hành động trên từng khâu của hệ thống một cách có kế hoạch, mục đích nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của các bộ phận trong hệ thống, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.
Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Việc phân cấp quản lý giáo dục mầm non nhằm tạo điều kiện tốt nhất để cơ sở giáo dục mầm non thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Xem thêm: Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
Quản lý giáo dục mầm non thực hiện những công việc gì?
Từ những quan niệm trên có thể thấy, thực chất của quản lý trường mầm non là quản lý quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm đảm bảo cho quá trình đó được tiến hành thuận lợi, hiệu quả. Các công việc quản lý trường mầm non bao gồm:
- Quản lý các hoạt động chung của nhà trường, phối hợp với chuyên môn và giám sát việc thực hiện của giáo viên trong công việc hàng ngày.
- Trao đổi với phụ huynh về chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Báo cáo với Ban lãnh đạo về kết quả hoạt động của nhà trường hàng ngày.
- Nghiên cứu và thực hiện triển khai giáo án với giáo viên để việc giảng dạy hiệu quả hơn.
- Tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch phát triển trường học và tiếp cận cộng đồng
- Các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo giao.
- Quản lý mục tiêu giáo dục, nuôi dưỡng; phương pháp giáo dục; nội dung giáo dục, chăm sóc.
- Quản lý học sinh về nhận thức, kiến thức và kỹ năng.
- Quản lý nhân sự trong trường mầm non nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
- Quản lý cơ sở vật chất; Tài chính; Quy trình vận hành nội bộ
- Quản lý về chương trình ngày hội, ngày lễ; thi đua khen thưởng.
- Quản lý phát triển sĩ số học sinh; kiểm định chất lượng học sinh.
Xem thêm: Chiêu sinh khóa học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học
Vai trò của cán bộ quản lý trong trường mầm non
Căn cứ Điều 18 Luật Giáo dục 2019, vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục được quy định như sau:
- Cán bộ quản lý giáo dục mầm non có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
- Cán bộ quản lý giáo dục mầm non có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và thực hiện các tiêu chuẩn, quy định của pháp luật.
- Nhà nước xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý trường mầm non theo kế hoạch.
Qua những quy định cụ thể trên có thể thấy, cán bộ quản lý giáo dục có vai trò là người vận hành một hệ thống rộng lớn, phức tạp, đồng thời phải thực hiện linh hoạt, thực thi các chính sách giáo dục đa dạng và mềm dẻo để giải quyết chủ động, sáng tạo các vấn đề mới phát sinh.
Yêu cầu đối với cán bộ quản lý trường mầm non
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nước ta cần cấp thiết đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo các cơ sở giáo dục để các nhà quản lý giáo dục có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn Trong giai đoạn hiện nay, các cán bộ quản lý giáo dục mầm non phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn như sau:
- Về phẩm chất: Cán bộ quản lý mầm non cần phải phải có bản lĩnh chính trị, kiên định với đường lối, chính sách của đảng và nhà nước. Cán bộ quản lý giáo dục mầm non phải có tư duy sáng tạo, biết tiếp thu cái mới, biết giữ gìn và kế thừa truyền thống giáo dục tốt đẹp của dân tộc.
- Về năng lực: Về quản lý, cán bộ quản lý giáo dục trường mầm non cần phải là người sẵn sàng đổi mới, có tầm nhìn chiến lược; có năng lực đổi mới, thích ứng và hội nhập, tiếp thu nhanh các lĩnh vực quản lý hiện đại, có năng lực kiểm tra, đánh giá.
Ngoài ra, cán bộ quản lý giáo dục trường mầm non cần bổ sung và trau dồi các kỹ năng quản lý như kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng xây dựng dự án, kỹ năng thuyết trình và giao tiếp, lãnh đạo, nghiên cứu, kỹ năng cộng tác và thuyết phục.
Xem thêm: Điều kiện để làm giảng viên Đại học là gì?
1 Hướng dẫn tổ chức và quản lý nhà trường mầm non
Để có thể mang lại chất lượng giáo dục cao thì việc nắm được những kỹ năng, phương pháp quản lý trường mầm non là điều không thể thiếu. Không chỉ những người lãnh đạo, quản lý, mà cả giáo viên cũng cần “nằm lòng” những phương pháp này.
Kỹ năng quản lý trường mầm non
Kỹ năng quản lý là kỹ năng nghiệp vụ quản lý trường mầm non mà bất kỳ người quản lý trường mầm non nào cũng phải nắm vững. Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp quản lý trường mầm non là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục. Dưới đây là một số bí quyết giúp người lãnh đạo làm tốt công tác quản lý trường mầm non:
- Đảm bảo duy trì môi trường mầm non sạch đẹp, sáng sủa: Người quản lý trường mầm non phải có trách nhiệm duy trì một môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ và an toàn cho con trẻ.
Ngoài ra, người quản lý phải thường xuyên giám sát, quan sát quá trình học tập, vui chơi của trẻ, thậm chí lên danh sách những vấn đề có thể gây ra những mối nguy hại tiềm ẩn, không an toàn và loại bỏ chúng, giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Đừng mang những vấn đề cá nhân của bạn đến trường: Hãy học cách gạt những vấn đề cá nhân sang một bên và bắt đầu ngày mới với trẻ bằng một lời chào ấm áp và thân thiện. Niềm vui của bạn sẽ khiến phụ huynh yên tâm và tin tưởng rằng bạn sẽ chăm sóc con của họ từ khi trẻ đến trường cho đến khi được bố mẹ đón về.
- Tôn trọng cá tính của trẻ: Cũng giống như bất kỳ giáo viên nào khác, bạn cần nhận ra rằng mỗi đứa trẻ có những khả năng và cách tiếp thu bài học và kỹ năng sống khác nhau. Người quản lý phải luôn linh hoạt, thấu hiểu tâm lý trẻ, giáo dục trẻ theo cách trẻ dễ tiếp nhận thì mới đạt hiệu quả cao. Đây cũng là nhiệm vụ và thách thức của những người đảm nhận công việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Không ngừng học hỏi: Hãy luôn ghi nhớ rằng việc học tập không bao giờ ngừng lại. Người quản lý cầu trau dồi kỹ năng quản lý của mình bằng cách kết nối và học hỏi các kỹ năng của các nhà quản lý giáo dục mầm non nổi tiếng. Thấu hiểu tính cách, sở thích của trẻ mầm non, biết dạy dỗ và yêu thương trẻ. Tham gia các khóa bồi dưỡng quản lý giáo dục mầm non để nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý.
- Xây dựng mối quan hệ tin cậy với những người xung quanh: Một trường mầm non với chương trình giáo dục tốt, môi trường giáo dục an toàn là điều mà các bậc cha mẹ luôn mong muốn khi lựa chọn trường mầm non cho con mình. Vì vậy, hãy chú ý đến những phản hồi từ các cộng đồng địa phương về chương trình học, chất lượng giáo viên… Từ đó đưa ra những tiêu chuẩn quản lý trường mầm non và tìm giải pháp thực hiện
>>> Xem thêm: Mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên
Phương pháp quản lý giáo dục mầm non
Quản lý giáo dục phổ thông, đặc biệt là quản lý giáo dục mầm non có chức năng, nhiệm vụ và phương thức hành động khác nhau. Các phương pháp quản lý giáo dục mầm non bao gồm:
- Phương pháp tổ chức – hành chính
- Phương pháp tâm lý xã hội
- Phương pháp kinh tế
Người quản lý có thể sử dụng đồng thời một hoặc nhiều phương pháp quản lý trường mầm non để đạt hiệu quả tốt nhất. Dấu hiệu của việc vận dụng tốt các phương pháp quản lý thể hiện ở năng suất, chất lượng, hiệu quả trong công tác chăm sóc, giáo dục và bầu không khí xã hội lành mạnh.
Quá trình quản lý giáo dục mầm non phải vận dụng kiến thức, quy tắc từ nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau và các tình huống trong quản lý giáo dục mầm non thực tế. Vì vậy, việc áp dụng các phương thức quản lý khác nhau là điều tất yếu. Việc lựa chọn đúng đắn, tối ưu phương pháp quản lý phù hợp với nguyên tắc quản lý để đạt được kết quả tốt chính là tài năng nghệ thuật quản lý.
Hy vọng bài viết đã giúp quý học viên hiểu được khái niệm quản lý giáo dục mầm non là gì, qua đó có thêm thông tin về các kỹ năng, phương pháp quản lý giáo dục mầm non hiệu quả. Mọi thắc mắc về lớp học chứng chỉ chức danh nghề nghiệpl
Lớp học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, quý học viên vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.