Ngạch chuyên viên thuế là gì? Chuyên viên và kiểm tra viên thuế được tính lương rachứ sao? Tiêu chuẩn ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế gồm những gì? Mời quý học viên theo dõi bài viết của Liên Việt để cập nhật thông tin về ngạch công chức này.
1 Ngạch chuyên viên thuế là gì? Kiểm tra viên thuế là gì?
Ngạch chuyên viên thuế hay kiểm tra viên thuế là công chức thuộc hệ thống công chức chuyên ngành thuế được quy định tại Thông tư số 29/2022/TT-BTC, bao gồm:
- Kiểm tra viên cao cấp thuế – Mã 06.036
- Kiểm tra viên chính thuế – Mã 06.037
- Kiểm tra viên thuế – Mã 06.038
- Kiểm tra viên trung cấp thuế – Mã 06.039
- Nhân viên thuế – Mã 06.040
Từ thông tin trong Thông tư 29/2022, có thể xác định ngạch chuyên viên thuế hay còn gọi là kiểm tra viên thuế là công chức ngạch chuyên viên và tương đương. Theo quy định của luật cán bộ công chức, ngạch chuyên viên và và tương đương, cụ thể là ngạch chuyên viên thuế được xếp cho những người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.
Khi phân loại theo trình độ đào tạo, những người có trình độ đại học trở lên được xếp vào công chức loại A, từ trung cấp/ cao đẳng được xếp loại B, sơ cấp được xếp loại C và dưới sơ cấp là loại D. Theo những thông tin vừa phân tích, chuyên viên và kiểm tra viên thuế là công chức loại A1.
2 Nhiệm vụ của ngạch chuyên viên kiểm tra viên thuế
Nhiệm vụ của công chức ngạch chuyên viên thuế là tham gia xây dựng kế hoạch thu thuế và thu khác, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và kế hoạch công tác tháng, quý, năm liên quan đến công việc thuộc lĩnh vực quản lý; Các công tác tổ chức thực hiện bao gồm:
- Hướng dẫn, tiếp nhận thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, truy thu, phạt, hoàn thuế và các thủ tục khác;
- Giám sát, đôn đốc người nộp thuế nộp thuế và các khoản thu nhập khác vào kho bạc đúng hạn, đầy đủ;
- Tham gia quản lý thông tin người nộp thuế theo nhiệm vụ được phân công;
- Nắm chắc tình hình, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ý thức chấp hành thuế của người nộp thuế trong phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý hiệu quả;
- Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của người nộp thuế, tình hình lãi, lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của người nộp thuế, đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý nợ thuế kịp thời;
- Tham gia đề xuất, cụ thể hóa các chính sách, pháp luật thuế cho phù hợp với tình hình điều tiết của ngành và địa phương;
- Phối hợp với các bộ phận liên quan trong và ngoài đơn vị để thực hiện công tác quản lý thuế trong phạm vi quản lý;
- Kiểm tra công việc đã quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ thuế, thanh tra thuế và chấp hành sự hướng dẫn nghiệp vụ của công chức chuyên môn cấp trên;
- Quản lý tài liệu theo đúng quy định của nhà nước.
Để nâng cao kiến thức và chuẩn bị tốt cho việc thi hoặc nâng ngạch chuyên viên, bạn có thể tìm hiểu thêm về các tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên. Bộ tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết cho quá trình bồi dưỡng và thi cử
3 Tiêu chuẩn ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế
Các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm tra viên thuế được quy định tại Thông tư 29/2022/TT-BTC. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế như sau:
- Nắm vững nguyên tắc, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Tổ quốc, bảo vệ lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
- Thực hiện các nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; tận tâm chấp hành nhiệm vụ cấp trên giao; chấp hành pháp luật, kỷ luật, kỷ cương và trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan hành pháp.
- Chuyên nghiệp, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, vô tư; có thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực, chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân khi thi hành nhiệm vụ, công vụ;
- Có lối sống, sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; không sử dụng công vụ để tư lợi; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững các quy định của pháp luật, hệ thống, chính sách liên quan đến lĩnh vực thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý liên quan đến công việc được giao;
- Hiểu những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển, chương trình cải cách hành chính của chính phủ và cơ quan thuế, và các chính sách kinh tế, tài chính liên quan;
- Am hiểu quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, quyết định cụ thể, am hiểu lĩnh vực được chỉ định; có kỹ năng soạn thảo văn bản, trình bày về các vấn đề nghiên cứu, tư vấn được chỉ định; sử dụng thành thạo máy vi tính, phần mềm quản lý thuế và các công cụ khác;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của người nộp thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế;
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý thuế; kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; kỹ năng soạn thảo văn bản nghiệp vụ về thuế; kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, kiểm tra công việc được giao và kỹ năng đọc và kỹ năng phân tích báo cáo tài chính công ty;
- Có kỹ năng sử dụng CNTT và sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số dựa theo yêu cầu của vị trí công việc.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt nghiệp cử nhân đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
- Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.
- Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên thuế, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11. TT 29/2022/TT-BTC phải đang giữ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế và có thời gian giữ ngạch từ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thi nâng ngạch.
Trong khi tìm hiểu về tiêu chuẩn ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế, bạn cũng có thể muốn biết thêm về mã ngạch nhân viên kỹ thuật. Bài viết này cung cấp các tiêu chuẩn và quy định về xếp lương cho mã ngạch nhân viên, giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống lương trong các lĩnh vực khác nhau
Xếp lương ngạch chuyên viên thuế – kiểm tra viên thuế
Việc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên thuế phải căn cứ vào vị trí việc làm, chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận, đồng thời đáp ứng đầy đủ các tiêu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng quy định tại TT 29/2022/TT-BTC.
Công chức chuyên ngành thuế được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo NĐ 204/2004 của Chính phủ. Cụ thể, ngạch kiểm tra viên thuế (mã số 06.038) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, hưởng hệ số lương 2,34 đến 4,98;
Bậc | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 2.34 | 3.487 |
Bậc 2 | 2.67 | 3.978 |
Bậc 3 | 3 | 4.470 |
Bậc 4 | 3.33 | 4.962 |
Bậc 5 | 3.66 | 5.453 |
Bậc 6 | 3.99 | 5.945 |
Bậc 7 | 4.32 | 6.437 |
Bậc 8 | 4.65 | 6.929 |
Bậc 9 | 4.98 | 7.420 |
Khi nói đến việc xếp lương cho ngạch chuyên viên thuế và kiểm tra viên thuế, việc hiểu rõ về cách xếp lương khi chuyển ngạch chuyên viên chính là rất quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt cách tính lương chính xác khi có sự thay đổi về ngạch.
Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã hiểu rõ hơn về ngạch chuyên viên thuế là gì, kiểm tra viên thuế là gì? Để có những thông tin tiêu chuẩn về chuyên viên và kiểm tra viên thuế quý học viên hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!