Dinh dưỡng là nghề không thể thiếu trong hệ thống nghề nghiệp các nước phát triển và hiện nay đang được mở rộng ở các nước đang phát triển. Chức danh này dành cho những người có chuyên môn về dinh dưỡng thực hiện các công tác liên quan ở các cơ sở y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh thực phẩm…. Cùng Liên Việt tìm hiểu tất tần tật về chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng trong bài viết này nhé.
1 Phân hạng chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng
Theo mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, chức danh nghề nghiệp Dinh dưỡng được phân thành 3 hạng:
- Hạng IV: Được áp dụng cho những người có trình độ trung cấp nghề nghiệp, cao đẳng nghề nghiệp về chuyên ngành Dinh dưỡng. Ngoài ra, hạng IV còn phải có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản.
- Hạng III: Được áp dụng cho những người có trình độ cử nhân trở lên chuyên ngành Dinh Dưỡng. Ngoài ra, Dinh dưỡng bậc III còn phải có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Hạng II: Được áp dụng cho những người tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ trở lên chuyên ngành Dinh Dưỡng. Ngoài ra, Dinh dưỡng bậc II yêu cầu trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng hạng II.
Chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng được phân thành 3 cấp bậc
2 Nhiệm vụ
Chức danh nghề nghiệp Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong các ngành liên quan. Nhiệm vụ của vai trò này bao gồm:
- Thực hiện xây dựng và tổ chức các công tác quản lý dinh dưỡng tại các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Đưa ra và tổ chức các kế hoạch về chế độ dinh dưỡng cho các đối tượng khác nhau cần được chăm sóc như trẻ em, người bệnh, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, vận động viên,…
- Thực hiện tư vấn dinh dưỡng cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng về các chế độ hợp lý trong dinh dưỡng, an toàn và đảm bảo khoa học.
- Thực hiện những nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn một cách hợp lý.
- Tham gia đào tạo và giảng dạy các lớp về chuyên ngành Dinh dưỡng
- Thực hiện những công tác khác liên quan đến dinh dưỡng theo sự phân công của các cấp trên.
3 Quyền lợi
Với những nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Dinh dưỡng phải thực hiện theo quy định, những người này sẽ có những quyền lợi:
Được hưởng mức lương, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ theo quy định pháp luật
Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với những cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp Nhà nước ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:
- Chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng hạng 2 (mã số V.08.09.24):Hưởng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1) và Hệ số lương từ 4,40 đến 6,78.
- Chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng hạng III (mã số V.08.09.25): Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1. Hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
- Chức danh dinh dưỡng hạng IV (mã số V.08.09.26): Áp dụng hệ số lương bậc A0. Hệ số lương từ 2,10 đến 4,89.
Từ hệ số lương mà các cán bộ, nhân viên thực hiện chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng sẽ có mức lương trung bình dao động từ 3 triệu đồng đến 10 triệu đồng phụ thuộc vào cấp bậc và hệ số lương phù hợp.
Chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng được hưởng những lợi ích và quyền lợi trong quá trình làm việc
Hoạt động bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn
Nhân viên dinh dưỡng thường được đề nghị và được khuyến khích tham gia các khóa đào tạo, hội thảo, lớp học, hay các chương trình đào tạo chuyên sâu liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe.
Được đề nghị khen thưởng, tôn vinh khi có thành tích xuất sắc
Khen thưởng và tôn vinh thành tích xuất sắc: Nhân viên dinh dưỡng có thể được đề nghị khen thưởng và tôn vinh khi có thành tích xuất sắc trong công tác.sắc trong công tác.
4 Điều kiện thăng hạng
Các điều kiện để thăng hạng chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng tuỳ thuộc theo quy định cơ quan và yếu tố được xem xét để thăng hạng như:
Về trình độ chuyên môn
Thăng hạng từ Hạng III lên Hạng II: Cán bộ, nhân viên cần có trình độ cử nhân ngành Dinh dưỡng hoặc trình độ cao đẳng nghề nghiệp về ngành Dinh dưỡng kết hợp với chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ cấp độ 2 về ngành Dinh dưỡng.
Về năng lực thực hành nghề nghiệp
Những yếu tố về năng lực thực hành nghề nghiệp yêu cầu để thăng hạng bao gồm:
- Cán bộ, nhân viên thực hiện thành thạo các công tác chuyên môn về dinh dưỡng theo các phân hạng chức danh.
- Sở hữu kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực Dinh dưỡng ít nhất 01 năm đối với hạng III và 02 năm đối với hạng II.
- Kết quả đánh giá năng lực thực hành nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên về trình độ lĩnh vực Dinh dưỡng đạt mức yêu cầu trở lên.
Các điều kiện thăng hạng trong chức danh nghề nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố
Về đạo đức nghề nghiệp và phẩm chất
Yêu cầu thăng hạng cán bộ, nhân viên chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng về đạo đức nghề nghiệp và phẩm chất như sau:
- Nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt, phẩm chất tốt, ý thức trách nhiệm cao trong công việc.
- Yêu cầu về giữ gìn phẩm giá trong nghề nghiệp, thực hiện đúng những quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực chuyên môn.
- Nhân viên dinh dưỡng nên tuân thủ các quy định về kỷ luật lao động và quy tắc pháp luật trong thời gian giữ chức danh.
Lưu ý:
- Quá trình xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Dinh dưỡng sẽ được thực hiện định kỳ mỗi 02 năm một lần.
- Yêu cầu về hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Dinh dưỡng sẽ được lập theo quy định và trình cấp xem xét quyết định.
- Quyết định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Dinh dưỡng được công bố công khai tại cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ quan, tổ chức khác nơi cán bộ, viên chức đang công tác.
Bài viết trên Liên Việt đã giúp bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc về chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để hiểu rõ và biết thêm những kiến thức về các hạng chức danh nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhé.