Chức danh nghề nghiệp chuyên viên là gì? Hạng chức danh nghề nghiệp chuyên viên được bố trí ra sao? Vậy tiêu chuẩn mã số và quy định về chức danh nghề nghiệp chuyên viên như thế nào? Mời quý học viên cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
1 Quy định về mã số chức danh nghề nghiệp chuyên viên
Chức danh nghề nghiệp chuyên viên là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên viên trong nền hành chính quốc gia. Các quy định về mã số chuyên viên được Bộ Nội vụ quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BNV. Theo đó, mã số ngạch công chức chuyên ngành hành chính đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội – chính trị sẽ bao gồm:
- Chuyên viên cao cấp – Mã: 01.001
- Chuyên viên chính – Mã: 01.002
- Chuyên viên – Mã: 01.003
- Cán sự – Mã: 01.004
- Nhân viên – Mã: 01.005
Từ thông tin trên, có thể thấy, chức danh nghề nghiệp chuyên viên có mã số 01.003. Mã số này sẽ có tiêu chuẩn, yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ khác với các chức danh nghề nghiệp khác.
Xem thêm: Quy định mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng là gì?
2 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên viên
Chuyên viên là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở mức cơ bản trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên. Chuyên viên chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất của các ngạch công chức bao gồm chức danh nghề nghiệp chuyên viên được quy định tại Điều 7. Chương II. TT 02/2021 và sửa đổi từ TT 06/2022/TT-BNV. Bao gồm
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững, hiểu sâu đường lối, chính sách của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc và người dân;
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một công chức theo quy định của pháp luật; tận tâm chấp hành nhiệm vụ cấp trên giao; chấp hành pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ quan hành pháp;
- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, vô tư, gương mẫu trong thi hành công vụ; lịch sự, văn hóa, chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không sử dụng công vụ để tư lợi; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững các nguyên tắc, chính sách của đảng, bộ phận công tác và pháp luật lĩnh vực, mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ;
- Có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện các hệ thống quản lý quốc gia, các chính sách, quy định của sở, ngành và địa phương; có khả năng tham gia nghiên cứu quản lý và xử lý thông tin quản lý;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và đặt câu hỏi đối với các đề xuất, kiến nghị;
- Có kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp đại học với ngành/ chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
Xem thêm: Tiêu chuẩn chức danh dinh dưỡng hạng III là gì?
3 Quy định bổ nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp chuyên viên
Điều 14 Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định việc xếp lương đối với ngành hành chính sẽ áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Ngạch Chuyên viên áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Bên cạnh đó theo Nghị định 204 năm 2004 cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung, lương của chuyên viên Nhà nước được tính theo công thức:
Lương = Hệ số x mức lương cơ sở
Năm 2021 không điều chỉnh tăng lương cơ sở (theo quy định tại Nghị quyết 128/2020/QH14) và lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 01/7/2022.Do đó, mức lương cơ sở năm 2021 của các đối tượng này vẫn áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng (căn cứ Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Bậc | Hệ số lương | Mức lương đến hết năm 2022 | Mức lương nếu tăng 1,6 triệu/tháng |
Bậc 1 | 2,34 | 3,486.6 | 3,744.0 |
Bậc 2 | 2,67 | 3,978.3 | 4,272.0 |
Bậc 3 | 3.00 | 4,470.0 | 4,800.0 |
Bậc 4 | 3,33 | 4,961.7 | 5,328.0 |
Bậc 5 | 3,66 | 5,453.4 | 5,856.0 |
Bậc 6 | 3,99 | 5,945.1 | 6,384.0 |
Bậc 7 | 4,32 | 6,436.8 | 6,912.0 |
Bậc 8 | 4,65 | 6,928.5 | 7,440.0 |
Bậc 9 | 4,98 | 7,420.2 | 7,968.0 |
Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp dược sĩ là gì?
Như vậy, với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn, xếp lương chức danh nghề nghiệp chuyên viên. Học viên còn thắc mắc về những thông tin xoay quanh tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.. vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ,