Chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại Học/ Cao đẳng để xác thực kỹ năng, kiến thức của giảng viên trong các cơ sở đại học công lập. Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học là gì? Có thời hạn bao lâu? Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin này nhé.
1 Chức danh nghề nghiệp giảng viên là gì?
Chức danh nghề nghiệp giảng viên là chứng chỉ được cấp cho đối tượng giảng viên đã tham gia khóa bồi dưỡng CDNN giảng viên. Đây là chứng chỉ thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn giúp giảng viên nâng hạng, giữ hạng trong các cơ sở giáo dục.
Tùy thuộc vào bản chất của từng đơn vị giáo dục, chức danh nghề nghiệp giảng viên cũng được phân loại như sau:
- Chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học: Dành cho giảng viên công tác, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập.
- Chức danh nghề nghiệp giảng viên Cao đẳng: Dành cho giảng viên đang làm việc, công tác tại các cơ sở Giáo dục
- Chức danh nghề nghiệp giảng viên Giáo dục nghề nghiệp
Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?
Hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên
Mỗi một chức danh nghề nghiệp giảng viên đều được Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTBXH quy định trong từng Thông tư. Cơ bản các hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên sẽ được chia hạng như sau:
Hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học:
- Giảng viên cao cấp hạng 1 (Mã: V.07.01.01), thuộc viên chức nhóm A3.1 và hưởng hệ số lương từ 6,20 đến 8,00.
- Giảng viên chính hạng 2 (Mã: V.07.01.02), là viên chức nhóm A2.1, hạng này sẽ hưởng hệ số lương từ 4,40 – 6,78.
- Giảng viên hạng 3 (Mã: V.07.01.03) là viên chức xếp hạng A1 với hệ số lương được hưởng là từ 2,34 – 4,98.
Hạng chức danh nghề nghiệp của giảng viên Cao đẳng:
- Giảng viên CĐSP cao cấp hạng 1 (Mã: V.07.08.20) là viên chức nhóm A3.1, hưởng hệ số lương từ 6,20 – 8,00.
- Giảng viên CĐSP chính hạng 2 (Mã: V.07.08.21) được xếp vào viên chức nhóm A2.1 hạng này sẽ hưởng hệ số lương từ 4,40 đến 6,78.
- Giảng viên CĐSP hạng 3 (Mã: V.07.08.22), là viên chức hạng A1, hưởng hệ số lương được hưởng là từ 2,34 đến 4,98.
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ
Hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên Giáo dục nghề nghiệp:
- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp hạng 1 (Mã: V.09.02.01), xếp loại viên chức A3.1 với hệ số lương được hưởng từ 6,20 đến 8,00.
- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng 2 (Mã: V.09.02.02) được áp dụng hệ số lương viên chức A2,1 từ 4,40 đến 6,78.
- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng 3 (Mã: V.09.02.03) được xếp viên chức loại A1 với hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng 3 (Mã: V.09.02.04) được xếp loại viên chức A1 và hưởng lương từ 2,10 đến 4,89.
Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS là gì?
Tiêu chuẩn giảng viên đại học hiện nay
Mỗi hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên sẽ có những quy định riêng về mã số, tiêu chuẩn nhiệm vụ và chuyên môn khác nhau. Điều này được quy định tại từng thông tư, văn bản của mỗi loại chức danh nghề nghiệp giảng viên. Để tìm hiểu chi tiết về từng hạng chức danh nghề nghiệp, học viên có thể xem trực tiếp tại thông tư, cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học: Được quy định xếp hạng chức danh nghề nghiệp tại Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng Cao đẳng: Được quy định tại Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT.
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng Giáo dục nghề nghiệp: Được quy định tại Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH.
Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là gì?
Thông tin mới về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn giảng viên Đại Học/Cao đẳng
Chứng chỉ CDNN giảng viên Đại học/ Cao đẳng: Theo cập nhật mới nhất từ Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT sửa đổi TT40/2020/TT-BGDĐT và TT35/2020/TT-BGDĐT. Từ ngày 19/04/2022, giảng viên Đại học/ Cao đẳng chỉ cần 01 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Tức là tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên Đại học/ Cao đẳng không còn yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học/ Cao đẳng riêng biệt cho từng hạng nữa. Mà các hạng sẽ dùng chung một điều kiện có chứng chỉ bồi dưỡng CDNN Đại học/ Cao đẳng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT, giảng viên đã có chứng chỉ bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Đại học/ Cao đẳng theo quy định trước 30/06/2022 thì được xác nhận là đã đáp ứng yêu cầu về bồi dưỡng CDNN theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học/ Cao đẳng quy định tại Thông tư này.
>>> Xem thêm: Mã số, tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên
Chứng chỉ CDNN giảng viên Giáo dục nghề nghiệp: Tiêu chuẩn thăng hạng và bồi dưỡng chứng chỉ CDNN giảng viên Giáo dục nghề nghiệp vẫn được thực hiện theo quy định tại Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH. Ngoài những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ… Giảng viên muốn giữ hạng, thăng hạng vẫn cần có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp tương ứng.
2 Chương trình đào tạo chức danh nghề nghiệp giảng viên
Từ những thông tin trên, có thể hiểu rằng đối với chức danh nghề nghiệp Giảng viên Đại học và Giảng viên Cao đẳng sẽ dùng chung một chương trình đào tạo cho cả 3 hạng. Còn với CDNN Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp thì vẫn sử dụng các chương trình đào tạo tương ứng với từng hạng giảng viên.
Vì thế phần này chúng tôi sẽ tập trung đề cập tới Chương trình đào tạo chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học và Cao đẳng theo thông tư mới
Nội dung học chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên
Chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ giảng viên Đại học
Được quy định tại Thông tư 1079/QĐ-BGDĐT. Chương trình gồm 11 chuyên đề với thời gian bồi dưỡng 240 tiết. Cụ thể như sau:
TT | Nội dung | Số tiết |
I | Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước | 48 |
1 | Đường lối, chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và GDĐH Việt Nam trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo | 12 |
2 | Quản lý nhà nước về viên chức và viên chức giảng dạy đại học | 12 |
3 | Quản lý nhà nước về GDĐH và quản trị cơ sở GDĐH | 16 |
Ôn tập và kiểm tra phần I | 8 | |
II | Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên đại học | 164 |
4 | Phát triển đội ngũ giảng viên và phát triển một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên đại học | 24 |
5 | Đào tạo đại học và phát triển chương trình đào tạo đại học | 20 |
6 | Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả dạy học trong cơ sở GDĐH | 32 |
7 | Chuyển đổi số trong GDĐH và phát triển mô hình giáo dục đại học mở | 12 |
8 | Kiểm định chất lượng GDĐH | 12 |
9 | Giảng viên đại học với nhiệm vụ NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo | 20 |
10 | Tư vấn, hỗ trợ người học trong hoạt động học tập và phát triển nghề nghiệp | 20 |
11 | Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở GDĐH | 16 |
Ôn tập và kiểm tra phần II | 8 | |
III | Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch | 24 |
1 | Tìm hiểu thực tế | 12 |
2 | Hướng dẫn viết thu hoạch | 4 |
3 | Viết thu hoạch | 8 |
Khai giảng, bế giảng | 4 | |
Tổng cộng: | 240 |
Chương trình chức danh nghề nghiệp giảng viên Cao đẳng
Được quy định tại Thông tư 1078/QĐ-BGDĐT. Chương trình có 11 chuyên đề, thời gian bồi dưỡng là 240 tiết. Cụ thể như sau:
TT | Nội dung | Số tiết |
I | Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước | 48 |
1 | Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo và định hướng phát triển trường CĐSP trong giai đoạn hiện nay | 16 |
2 | Quản lý nhà nước về viên chức và viên chức giảng dạy CĐSP | 12 |
3 | Quản lý nhà nước về GDNN và quản trị trường CĐSP | 12 |
Ôn tập và kiểm tra phần I | 8 | |
II | Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên CĐSP | 164 |
4 | Phát triển đội ngũ giảng viên và phát triển một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên CĐSP | 24 |
5 | Đào tạo cao đẳng và phát triển chương trình đào tạo giáo viên ở trường CĐSP | 20 |
6 | Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả dạy học trong trường CĐSP | 28 |
7 | Chuyển đổi số trong GDNN và phát triển của hệ thống giáo dục mở | 16 |
8 | Kiểm định chất lượng trường CĐSP | 12 |
9 | Giảng viên CĐSP với nhiệm vụ NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo | 20 |
10 | Tư vấn, hỗ trợ người học trong hoạt động học tập và phát triển nghề nghiệp | 20 |
11 | Xây dựng môi trường văn hóa trong trường CĐSP | 16 |
Ôn tập và kiểm tra phần II | 8 | |
III | Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch | 24 |
1 | Tìm hiểu thực tế | 12 |
2 | Hướng dẫn viết thu hoạch | 4 |
3 | Viết thu hoạch | 8 |
Khai giảng, bế giảng | 4 | |
Tổng cộng: | 240 |
Tuyển sinh lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giảng viên
Trung tâm liên Việt là đơn vị liên kết với các trường đủ điều kiện cấp phép theo quy định của Bộ. Trung tâm liên tiếp tuyển sinh các khóa học Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đại học, giảng viên chính… Cụ thể như sau
1.Đối tượng học chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học/ Cao đẳng: Tất cả các đối tượng là giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp tại các trường Đại học/ Cao đẳng công lập có mong muốn theo học.
2.Thời gian học:
- Lịch học linh động vào các ngày cuối tuần
- Thời gian đào tạo ngắn hạn, tối thiểu 2,5 tháng/ khóa
3.Hình thức học: Học online thông qua phần mềm Zoom, Google Meet.
4.Lệ phí thi: Chỉ từ 2.5 triệu/ khóa ( Đã bao gồm lệ phí thi và tài liệu, không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào)
5.Hồ sơ đăng ký:
- 01 phiếu đăng ký dự thi theo mẫu của trường.
- 01 bằng đại học và phiếu điểm photo công chứng.
- 01 chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân photo công chứng.
- 04 ảnh 3×4 chụp không quá 6 tháng
- 01 quyết định trúng tuyển công chức
- 01 quyết định thăng hạng, nâng bậc.
Với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích cho các bạn. Để lựa chọn và tham gia các khóa học ngắn hạn chức danh nghề nghiệp giảng viên uy tín quý thầy cô vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
Công ty cổ phần giáo dục Liên Việt:
Địa chỉ:
- Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 1 ngõ 87 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Q10, TPHCM
Hotline: 0965 973 553
Website: https://lienviet.edu.vn/