Có nên làm môi giới BĐS hay không? Môi giới bất động sản nên bắt đầu từ đâu khi vào ngành BĐS? Đây vẫn luôn là câu hỏi được đặt ra. Bài viết này chúng ta cùng phân tích những khó khăn, thuận lợi của nghề BĐS để từ đó các bạn cân nhắc xem có nên làm nhân viên kinh doanh bất động sản không nhé.
1 Hai mặt của nghề môi giới BĐS
Có thể bạn chưa biết, nghề môi giới bất động sản là một nghề thú vị và nhiều thử thách, mang đến cho những ai theo đuổi nó những kinh nghiệm sống và làm việc quý báu, đặc biệt là với những bạn trẻ mới chập chững vào đời.
Trong quá trình làm nghề môi giới, chắc hẳn ai cũng từng ít nhất một lần đấu tranh tư tưởng không biết nên tiếp tục hay từ bỏ nghề này. Hầu hết môi giới đều không thể bám trụ lâu với nghề vì những nguyên nhân quen thuộc dưới đây:
- Dễ tổn thương khi tâm lý không vững vàng: Đối với các bạn nữ, việc nghe những lời nói nặng nề từ phía khách hàng. Đôi lúc bạn còn nghe khách hàng chửi giữa chốn đông người thậm chí khi phát tờ rơi bị khách quấy rối… Điều này khiến cho rất nhiều bạn nữ tổn thương về mặt tâm lý và muốn từ bỏ công việc. Do đó việc có nên làm môi giới BĐS hay không các bạn cần hiểu rõ mình là người có tâm lý vững hay không trước khi đưa ra quyết định.
- Cạm bẫy rình rập: Thường thì yêu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh bất động sản yêu cầu các bạn phải có ngoại hình. Tuy nhiên đối với các bạn nữ đây là nghề phát sinh nhiều cạm bẫy khó tránh khỏi. Các vấn đề “quấy rối” hoặc bị trêu ghẹo có thể xảy ra đòi hỏi nữ giới cần có một bản lĩnh vững vàng. Do đó các bạn cần cân nhắc thật kỹ có nên làm môi giới nhà đất không nhé.
- Không có nhiều thời gian dành cho bản thân và gia đình: Ngoài việc tâm lý vững vàng bạn còn có sức khỏe tốt để trụ vững với nghề và vừa chăm lo cho gia đình. Đặc biệt là phái nữ làm môi giới bất động sản, đặc thù của nghề này là bạn sẽ phải di chuyển liên tục, làm việc không có giờ giấc hay ngày nghỉ, đi sớm về khuya, chỉ cần khách hàng gọi điện là sẽ có mặt.
Khi đã lập gia đình, có con nhỏ thì các bạn nữ rất khó khăn để duy trì công việc này. Do đó, đòi hỏi các bạn cần có nhiều năng lượng tích cực để có thể cân bằng giữa công việc với chăm lo gia đình.
- Áp lực cao hơn làm nhân viên văn phòng: Với mức lương 3 đến 5 triệu/ tháng, nếu không có giao dịch nào thành công, bạn sẽ rất áp lực liên quan đến các chi phí sinh hoạt hằng tháng. Áp lực cũng đến từ công ty, sếp thúc giục bạn phải có giao dịch. Nhiều công ty cũng sẵn sàng sa thải nhân viên nếu không có giao dịch trong 2-3 tháng. Nhiều người cũng không bám trụ được lâu chỉ sau 2-3 tháng tự ý xin nghỉ việc vì áp lực cơm áo gạo tiền.
Tuy nhiên, nếu vượt qua được những rào cản này và trụ vững với nghề, bạn sẽ nhận được những ưu thế sau đây:
- Cơ hội tăng cao thu nhập: Thu nhập trong nghề môi giới bất động sản như một điểm hút cho không ít bạn trẻ. Từ những khoản lương cứng không cao nhưng bạn được hưởng hoa hồng rất lớn từ những sản phẩm bán thành công. Từ một giao dịch thành công ít nhất bạn được hưởng vài chục triệu thậm chí là vài trăm triệu.
- Nâng cao khả năng giao tiếp: Khi lựa chọn nghề môi giới bất động sản thì chúng ta có cơ hội học hỏi được rất nhiều kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau không chỉ liên quan đến mỗi thị trường động sản. Khi có đủ kinh nghiệm thì khả năng giao tiếp, trò chuyện sẽ lưu loát. Thông qua đó bạn sẽ trau dồi được cách ứng biến, xử lý nhanh chóng trong tất cả các tình huống.
- Học thêm đức tính kiên nhẫn và bình tĩnh: Khi làm nghề môi giới chúng ta sẽ học được tính kiên nhẫn và luôn giữ được bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Với việc tiếp xúc nhiều kiểu khách hàng sẽ giúp các bạn tăng khả năng phán đoán, đánh giá khách hàng tiềm năng, giúp công việc cũng nhờ đó mà thuận lợi hơn.
- Cơ hội phát triển nghề nghiệp: Hầu hết các khách hàng có nhu cầu đầu tư bất động sản thường sẽ đặt nhiều niềm tin vào các môi giới bất động sản. Khi được gặp gỡ khách hàng nhiều các bạn sẽ mở ra cho mình nhiều mối quan hệ, hợp tác trong kinh doanh.
Xem thêm: Cách môi giới nhà đất cho người mới bắt đầu
2 Có nên làm môi giới BĐS không?
Từ những thông tin trên, chúng ta có thể đánh giá có nên làm nghề BĐS hay không là tùy thuộc vào năng lực của mỗi người.Cần xem xét kỹ các thuộc tính và yêu cầu, yêu cầu của vị trí này có thực sự phù hợp với bạn hay không? Nếu bạn sở hữu những tiêu chí dưới đây, bạn thực sự rất phù hợp và có tiềm năng phát triển mạnh khi theo nghề BĐS:
- Kiên trì và nhẫn nại: Không có nhiều khách hàng chủ động tìm đến thì bạn phải tìm kiếm khách hàng. Nếu bạn có thể chịu được việc gọi điện cho nhiều người lạ mỗi ngày để nói chuyện với họ hoặc hẹn gặp họ, thì bạn có thể làm được.
- Không tự ái: Nếu bạn hay tự ái khi gặp chuyện không vui, hoặc vì bị người khác từ chối, thậm chí là chê trách, mắng mỏ thì bạn không thể làm được nghề này.
- Hiểu và yêu nghề: Chỉ khi bạn hiểu được tầm quan trọng của nghề thì bạn mới có tình yêu và niềm tin để theo đuổi nó. Vì bước đầu bước chân vào ngành này rất khó khăn, nhất là khi chưa có kỹ năng, bạn sẽ dễ nản và muốn bỏ cuộc. Hãy cố gắng hết sức vì xung quanh vẫn còn những nhà môi giới thành công. Chừng nào thị trường còn sôi động, bạn vẫn còn nhiều cơ hội.
- Kiến thức và kỹ năng: Nếu bạn nghĩ môi giới bất động sản chỉ cần ngoại hình nổi bật, tài ăn nói khéo léo là khiến khách hàng gật đầu, ký hợp đồng ngay và hưởng hoa hồng cao thì bạn đã nhầm to rồi đấy.
Để trở thành một nhân viên kinh doanh bất động sản, bạn phải có kiến thức về bất động sản, am hiểu pháp luật và cập nhật thông tin mới nhất về thị trường bất động sản. Ngoài ra, còn bên bổ sung hiểu biết chút ít về phong thủy, kiến trúc, trang trí nội thất.
- Kỹ năng mềm: Tính chất công việc của bạn là giao dịch trực tiếp với khách hàng nên bạn cần phải có những kỹ năng mềm. Cũng giống như kiến thức về nghề, bạn hoàn toàn có thể học.
- Chứng chỉ hành nghề: Theo thông tư 11/2015/TT-BXD. từ năm 2016, nhân viên kinh doanh bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề.
Trước đây, do hình thành tự phát, tuyển dụng đơn giản cho việc gia nhập nghề đơn giản, dẫn đến chưa đủ chuyên nghiệp và chưa hiểu rõ về nghề. Vì vậy, việc học và thi lấy chứng chỉ sẽ giúp môi giới BĐS được đào tạo bài bản hơn, có hình ảnh chuyên nghiệp hơn, không còn bị xã hội coi là danh xưng xa xỉ “cò đất”.
Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm làm nghề môi giới nhà đất
3 Làm môi giới bất động sản nên bắt đầu từ đâu?
Làm thế nào để trở thành môi giới bất động sản chuyên nghiệp? Để trở thành một nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp cần đáp ứng 4 điều kiện sau:
Làm việc chăm chỉ: Bạn sẽ không tìm thấy một người thành công lười biếng nào trên thế giới. Vì vậy, làm việc chăm chỉ, làm việc chăm chỉ, làm việc chăm chỉ.
Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức là điều mà mọi người làm nghề cần ưu tiên hàng đầu để đạt được sự chuyên nghiệp và bền vững trong ngành môi giới bất động sản. Các chuyên gia cần tuân thủ và thực thi các tiêu chuẩn đạo đức không chỉ với khách hàng mà còn với đồng nghiệp của họ.
Bất động sản là sản phẩm có giá trị cao và khách hàng của bạn phải bỏ ra số tiền rất lớn để sở hữu nó, đó có thể là tiền họ tích cóp được. Vì vậy, hãy có trách nhiệm với khách hàng của bạn.
- Bổn phận với khách hàng: Khi bạn đại diện cho người mua, người bán, người cho thuê, chủ nhà… thì bạn phải cố gắng mang lại những điều tốt nhất cho khách hàng của mình.
- Công tâm: Đối mặt với những cám dỗ về lợi ích cá nhân, một nhà môi giới thiếu công tâm có thể làm hại khách hàng hoặc đồng nghiệp của mình. Điều này không chỉ gây tổn hại đến lợi ích của khách hàng/đồng nghiệp mà còn làm tổn hại đến hình ảnh của ngành. Công tâm cũng là một cách sống có trách nhiệm với chính mình, tôn trọng chính mình bằng sự trung thực.
- Sự chuyên nghiệp: Người môi giới cần phải có tính chuyên nghiệp để làm việc với khách hàng và đồng nghiệp. Sự chuyên nghiệp đến từ việc đúng giờ, nghiên cứu kỹ thông tin để tư vấn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng các vấn đề về giấy tờ, không ganh đua lợi ích với đồng nghiệp.
- Tôn trọng: Chỉ khi bạn tôn trọng khách hàng/đồng nghiệp của mình thì bạn mới nhận được sự tôn trọng của họ. Sự tôn trọng giữa mọi người làm cho mối quan hệ của bạn tốt hơn và công việc của bạn dễ dàng hơn.
Tham gia khóa đào tạo chuyên nghiệp: Nghề nào cũng cần có sự đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thì mới làm tốt được. Tham gia một khóa đào tạo chuyên nghiệp và tiếp thu kiến thức cần thiết cũng như các kỹ thuật hữu ích để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, làm việc với khách hàng.Ngoài kiến thức và kỹ năng, bạn cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ những người thành công trong ngành.
Trang bị kiến thức về nhiều lĩnh vực: Bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều khách hàng với thế giới quan khác nhau. Làm sao để những cuộc trò chuyện về thông tin bất động sản không bị nhàm chán, điều quan trọng là phải để lại ấn tượng với khách hàng và giúp họ nhớ đến bạn mà không phải vô số môi giới khác. Cuộc sống muôn màu mang đến cho bạn rất nhiều điều để nói, vì vậy hãy trang bị cho mình kiến thức ở nhiều lĩnh vực.
Tóm lại người không chọn nghề mà nghề chọn người. Câu nói này quả thực rất đúng, bởi làm bất cứ việc gì thì các yếu tố như tình yêu với nghề, sự quyết tâm, cầu tiến và biết nắm bắt cơ hội đúng lúc sẽ quyết định tới sự thành công. Thông qua đây các bạn cũng đã tự có câu trả lời cho câu hỏi có nên làm môi giới BĐS không nhé. Chúc các bạn thành công với lựa chọn của mình.
Xem thêm: Những khó khăn của nghề môi giới BĐS thường gặp