Quản lý nhà nước chuyên viên chính là gì? Chuyên viên chính là công chức loại gì? Quyền lợi và hệ số lương ngạch chuyên viên chính bậc 1, 2, 3…được quy định ra sao? Chuyển ngạch lương từ chuyên viên lên chuyên viên chính được tính thế nào? Tất cả những thông tin xoay quanh quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính sẽ được tổng hợp qua bài viết dưới đây!
1 Chuyên viên chính là gì?
Chuyên viên chính là cán bộ công chức hành chính trong cơ quan, tổ chức nhà nước; có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng xử lý công việc trong thực thi công vụ của công chức. Quản lý sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (Vụ, Cục) lãnh đạo cấp tỉnh (Sở, UBND) chỉ đạo quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ.
Mã số ngạch chuyên viên chính là 01.002. Chuyên viên chính bao gồm công chức hành chính có chuyên môn nghiệp vụ cao trong các đơn vị, cơ quan tham mưu, tổng hợp như Thanh tra viên chính, Kiểm toán viên chính, Kế toán viên chính…
Trong tiếng Anh thì chuyên viên chính là: main experts

Xem thêm: Cập nhật điều kiện thi chuyên viên chính 2022
Quyền lợi của chuyên viên chính gồm những gì?
Ngoài những tiêu chuẩn được quy định trong chương trình bồi dưỡng chuyên viên chính, cán bộ công chức giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương sẽ được hưởng những quyền lợi sau đây:
- Chủ trì hoặc tham gia vào nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc cơ chế quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao quản lý.
- Chủ trì hoặc tham gia vào nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương; nghiên cứu, xây dựng đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức.
- Chủ trì hoặc tham gia vào vấn đề tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng báo cáo tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý;
- Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra tình trạng thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn nghiệp vụ.
- Tham gia đề xuất các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.
Mã ngạch chuyên viên chính và tương đương
Ngạch chuyên viên chính và tương đương là gì? Ngạch tương đương được hiểu là những ngạch có chuyên ngành khác nhau nhưng được xếp vị trí tương đương với chuyên viên chính. Đơn giản, có thể hiểu là những vị trí này cùng được xếp vào công chức loại A2 như ngạch chuyên viên chính.
Cụ thể trong Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 đã quy định cụ thể mã ngạch tương đương chuyên viên chính như sau:
Ngạch | Chuyên ngành | Mã ngạch |
Chuyên viên chính | Chuyên ngành hành chính (trong cơ quan, tổ chức hành chính) | 1.002 |
Thanh tra viên chính | Thanh tra | 4.024 |
Kế toán viên chính | Kế toán tại cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN | 6.030 |
Kiểm tra viên chính thuế | Ngành Thuế | 6.037 |
Kiểm tra viên chính hải quan | Ngành Hải Quan | 8.050 |
Kỹ thuật viên bảo quản chính | Ngành dự trữ quốc gia | 19.220 |
Kiểm soát viên chính ngân hàng | Ngành Ngân hàng | 7.045 |
Kiểm toán viên chính | Ngành Kiểm toán Nhà nước | 6.042 |
Chấp hành viên trung cấp | Ngành Thi hành án dân sự | 3.300 |
Thẩm tra viên chính | 3.231 | |
Kiểm soát viên chính thị trường | Ngành Quản lý thị trường | 21.188 |
Kiểm dịch viên chính động vật | Ngành Nông nghiệp
(Công chức A2.1) |
9.315 |
Kiểm dịch viên chính thực vật | 9.318 | |
Kiểm soát viên chính đê điều | 11.081 | |
Kiểm lâm viên chính | Ngành Nông nghiệp
(Công chức A2.1) |
10.225 |
Kiểm ngư viên chính | 25.309 | |
Thuyền viên kiểm ngư chính | 25.312 | |
Văn thư viên chính | 2.006 |

2 Cách tính bậc lương, hệ số lương chuyên viên chính
Các bậc chuyên viên chính là số lượng các mức thăng tiến về lương theo đó mỗi bậc lương sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định. Từ đó thấy được rằng bậc lương của chuyên viên chính dùng để phân cấp và cũng chính là căn cứ để tính lương cho các đối tượng theo quy định của luật.
Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP, chuyên viên chính thuộc nhóm 1 loại A2 (A2.1), do đó bậc lương chuyên viên chính sẽ được xác định theo quy định như sau:
- Hệ số lương bậc 1 là 4.40.
- Hệ số lương bậc 2 là 4.74.
- Hệ số lương bậc 3 là 5.08.
- Hệ số lương bậc 4 là 5.42.
- Hệ số lương bậc 5 là 5.76.
- Hệ số lương bậc 6 là 6.10.
- Hệ số lương bậc 7 là 6.44.
- Hệ số lương bậc 8 là 6.78.
Như vậy , với câu hỏi chuyên viên chính có mấy bậc, có thể trả lời ngạch chuyên viên chính có 8 bậc lương. Bậc 1 chuyên viên chính có hệ số lương là 4,40, bậc 2 chuyên viên chính 4.74, bậc 3 chuyên viên chính có hệ số lương là 5.08…sau đó sẽ nâng lương theo thâm niên công tác.
Thông thường sẽ được nâng lương theo 2-3 năm một lần. Tùy năng lực và yêu cầu của các đơn vị mà chuyên viên chính thức có thể được đề xuất thi thăng hạng lên chuyên viên cao cấp.

Hệ số lương chuyên viên chính
Hệ số chuyên viên chính là cơ sở và căn cứ quan trọng để tính lương cơ bản. Hệ số bậc lương của chuyên viên chính cũng vậy, đây là nền tảng để lên thang lương chuyên viên chính. Việc tìm hiểu các quy định cũng như thông tin chính xác, cụ thể về hệ số lương cho từng cấp bậc là rất cần thiết. Do hệ số lương có thể biến đổi theo từng giai đoạn khác nhau, để tránh thông tin sai lệch bạn nên cập nhật những thông tin mới nhất theo quy định hiện hành.
Theo Nghị định 204 năm 2004 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, chuyên viên chính thuộc nhóm 1 (A2.1) công chức loại A2. Bậc lương của chuyên viên chính sẽ được xác định như sau:
Lương = Hệ số x mức lương cơ sở
Trong đó, năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid nên lương cơ sở không được điều chỉnh tăng theo quy định tại Nghị quyết 122/2020/QH14 Quốc hội chính thức thông qua chưa điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức.
Bảng lương ngạch chuyên viên chính áp dụng lương công chức loại A2, nhóm A2.1 từ hệ số lương 4,4 – 6,78, mức lương cơ sở năm 2022 hiện nay vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng. Cụ thể thang bảng lương chuyên viên chính như sau:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 4.4 | 7 |
Bậc 2 | 4.74 | 8 |
Bậc 3 | 05.08 | 8 |
Bậc 4 | 5.42 | 9 |
Bậc 5 | 5.76 | 9 |
Bậc 6 | 6.1 | 10 |
Bậc 7 | 6.44 | 10 |
Bậc 8 | 6.78 | 11 |
Ví dụ: Ông A giữ ngạch công chức chuyên viên chính bậc 1. Thì mức lương bao nhiêu?
Trả lời: Theo quy định, thì hệ số lương của Ông A là 4.4.
Áp dụng công thức tính lương: Mức lương = Hệ số x lương cơ bản. Mức lương của ông A ( hiện tại) = 4.4 x 1.490 = 6.556.000
Cách xếp lương khi chuyển ngạch chuyên viên chính
Nguyên tắc xếp lương được quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BNV, cụ thể về cách xếp lương khi chuyển ngạch chuyên viên chính với 3 trường hợp sau:
- Trường hợp được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới.
- Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1), thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch chuyên viên chính hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.
- Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này.
Thời gian nâng bậc lương chuyên viên chính
Thời gian nâng bậc lương chuyên viên chính được căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ và thời gian giữ bậc trong ngạch. Nếu chưa được xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì sau 36 tháng giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc. Trường hợp vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm, hoặc bị kỷ luật, khiển trách, cảnh cáo, thì cứ mỗi năm như thế lại bị kéo dài thêm thời gian tính nâng lương so với định kỳ:
- Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định.
- Trường hợp bị kỷ luật hình thức giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.
Quy định thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn có trong Nghị định 204/NĐ-CP năm 2014 của Chính Phủ và sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 như sau:
- Người có thành tích xuất sắc trong công việc mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc được xét nâng một bậc lương trước thời hạn (Tối đa 12 tháng) Cũng theo quy định này thì tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị (trừ các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này).
- Công chức có thông báo nghỉ hưu theo quy định, hoàn thành các nhiệm vụ mà chưa được xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch và chưa đủ điều kiện thời gian để giữ bậc để có thể nâng lương thường xuyên tại thời điểm có thông báo nghỉ hưu, thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng theo luật định.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã cung cấp, quý học viên đã hiểu rõ chuyên viên chính là gì. Mọi chi tiết về khóa học các bạn vui lòng để lại thông tin để được chuyên viên tư vấn.